Trần Ngọc Minh - Thái Bình: Hỏi tại sao giai đoạn 49-50 ngày tôm phát bệnh mạnh (15/3/2012)
Tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tôi, thông thường khi tôm được khoảng 1,5 - 2 tháng nuôi thì xảy ra dịch bệnh đốm trắng. Người dân gọi nôm na là "49 - 50 ngày". Tôi muốn hỏi là: tại sao đến giai đoạn đó tôm mới phát bệnh mạnh và phương pháp phòng tránh hiện tượng này.
Các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này.
Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Giai đoạn 40-50 ngày, thường môi trường ao nuôi bắt đầu xấu đi do nhiều nguyên nhân như: mùn bã đáy ao, thức ăn dư thừa tích tụ; việc thay nước, sử dụng thuốc...Khi mầm mống nhiễm virus có sẵn trong ao nuôi gặp sự biến động môi trường làm khả năng đề kháng của tôm yếu đi, sẽ dễ dẫn đến khả năng bùng phát bệnh, nhất là vào thời điểm tôm lột vỏ...
Để phòng bệnh, phải xử lý ao kỹ; ngăn chặn và loại bỏ tất cả các loài giáp xác trong ao nuôi; chọn tôm giống bảo đảm; nước thay phải qua xử lý; nên sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường...
truong ngoc tien - ba tri, ben tre: Hỏi về Benh dom trang o tom (5/11/2011)
Hỏi: hien nay benh dom trang chua co thuoc dac tri. Nghe nói tỏi hoặc những chiết xuất từ tỏi có thể phòng ngừa được bệnh, chuyện đó có hay ko?
Muon phong benh tot nguoi nuoi phai lam nhung bien phap ki thuat nao cho hieu qua?
Trộn tỏi hay chiết xuất từ tỏi vào thức ăn nuôi tôm cho tôm ăn thường xuyên có tác dụng để diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm trắng.
Trong quá trình nuôi tôm, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế biến động môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng.
Nguyễn Hùng - Cà Mau: Tôm nuôi quảng canh, sau một tháng chết dần (3/8/2011)
Chào các anh, nhờ các anh tư vấn giúp!
Tôi nuôi tôm quảng canh diện tích 15.000m2, cho xáng vào đắp bờ bao. Tôi bơm nước ngâm và xả nhiều lần, sau đó xử lý nước tốt mới thả tôm. Thời gian đầu tôm lớn rất nhanh và rất đạt đầu con, nhưng khoảng 1 tháng sau là tôm chết dần. Chết những con lớn trội trong bầy, những con nhỏ vẩn phát triển đến khi bằng những con trội lại tiếp tục chết. Tôi đã tháo cạn nước ra thuốc bỏ số tôm còn lại và tiến hành cải tạo, phơi đáy, tạt vôi và vi sinh để thả lại lần hai. Nhưng vẩn như củ, tôm khoảng 1 tháng tuổi lại chết dần như vậy. Tôi thật hết cách không biết làm sao, nhờ các anh tư vấn cách xử lý để tôm có thể phát triển được ở lần thả sau, tôi vô cùng biết ơn.
Cảm ơn các anh đã đọc và chúc các anh được nhiều sức khỏe.
Mong sớm nhận được trả lời của các anh.
Thân mến.
1/ Có thể tôm của anh bị bệnh đốm trắng hoặc đầu vàng do virus gây ra hiện chưa có thuốc trị.
- Tôm bị bệnh đốm trắng thường xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên vỏ tôm, đặc biệt trên vỏ đầu và vỏ đốt đốt cuối cùng. Bệnh thường xảy ra tập trung trong vòng từ 30-60 ngày sau khi thả.
- Tôm bị bệnh đầu vàng khó nhận biết hơn, bệnh thường xảy ra tập trung trong khoảng từ 20-60 ngày sau khi thả.
- Tôm bị các bệnh này có thể chết rất nhanh và chết hết trong vòng 3-7 ngày sau khi thấy tôm tấp mé.
2/ Để phòng tránh:
+ Phải sử dụng hóa chất, vôi nóng xử lý kỹ lại toàn bộ ao nuôi (bờ ao, đáy ao).
+ Kiểm tra chất lượng con giống bảo đảm không nhiễm mầm bệnh.
+ Trong quá trình nuôi cần chú ý việc lấy nước vô đầm - trước khi lấy vô phải xem các ao đầm xung quanh và trong khu vựa kênh lấy nước vô có tôm bệnh hay không, nếu có thì ngưng lấy nước vô.
+ Trong quá trình nuôi không nên lấy nước ồ ạt dễ gây sốc cho tôm.
nguyen van linh - xa hiep phuoc huyen nha be tphcm: Hỏi: ao bi dom trang sau khi rua ao thi ta nen phoi ao may ngay (6/3/2011)
ao bi dom trang sau khi rua ao thi ta nen phoi ao may ngay thi thich hop de tha lai va de ngan cach ao bi voi ao khong ta xu dung caco3 danh quanh bo va khang sinh nhu vay co ngan duoc benh khong hay xu dung thuoc gi de ngan de ao khong bi anh huong
1/ Ao nuôi đã bị bệnh đốm trắng, để nuôi tiếp, không nên nóng vội. Rất nhiều trường hợp xử lý gấp để nuôi thường dẫn đến thất bại.
2/ Trước mắt để tránh lây lan sang các ao bên cạnh, nếu đã khang ao nên rải vôi nóng khắp ao, kể cả bờ ao và đường đi; làm lưới ngăn cua còng giữa các ao; làm hình nộm hay căng dây để chống chim.
3/ Sau khi thu hoạch hết các ao, có thể xử lý ao bị đốm trắng như:
a- Nếu ao có lót bạt nilong bờ ao: phải gỡ bạt nilong ra để ngâm sát trùng nilong và phun thuốc sát trùng bờ ao.
b- Sau đó, đáy ao phải hút đáy bùn cho kỹ, nếu có thể thì cày cuốc đáy ao, sau đó rải vôi nông nghiệp: 500kg/1000m2. (nếu cày, cuốc rồi thì sau khi rải vôi xong phải bừa, ban đất, lăn lại đáy ao cho phẳng). Chú ý rải vôi cả vào bờ ao (đã gỡ nilong). Phơi nắng đáy ao trong 5-7 ngày, sau đó lấy khoảng 5cm nước vào ngâm đáy ao, ngâm trong 3 ngày, rồi xả bỏ nước ngâm này, phơi tiếp 3-5 ngày.
c- Lấy tiếp 5-10cm nước, ngâm formol (3-5 lit formol/1000m2 mực nước 5-10cm), hoặc thuốc tím 3-5kg/1000m2 vào buổi chiều tối, cũng có thể dùng 5 kg clorin/1000m2), lấy nước đã pha thuốc phun tạt lên bờ ao... Sau 1-2 ngày xả bỏ nước ngâm này.
d- Chính thức lấy nước vào ao qua túi lọc (nếu lấy vào ao lắng cũng làm tương tự). Lấy nước vào đáy ao, sử dụng clorin 25kg/1000m2 - mực nước 1m). Khi tạt clorin nên bật quạt, sục khí để hòa đều clorin khắp ao.
DAO VAN LIEM - dong hai bac lieu: Thảo luận về ao bị bệnh đốm trắng - ngăn lây nhiễm (1/11/2009)
Hien nay ao tom toi dang nuoi bi chet vi benh dom trang phai tien hanh nhu the nao de khong bi lay nhiem?
Để phòng tránh lây nhiễm các ao và khu vực xung quanh, nhanh chóng thực hiện 1 số biện pháp như:
- Tốt nhất là giữ nguyên nước ao, thu tôm còn sót.
- Vớt các tôm chết nổi lên đi tiêu huỷ.
- Đánh thuốc diệt khuẩn liều cao xuống ao nuôi.
- Rải vôi nóng khắp bờ ao và mặt ao nuôi.
- Căng dây băng video và hình nộm để chống chim cò vô ao.
Lưu ý mực nước ao tôm xử lý nên để thấp hơn các ao xung quanh để ngăn ngừa ép nước sang các ao khác.
Tốt nhất là sau khi thu hoạch hết các ao xung quanh mới tiến hành xổ xả và xử lý triệt để.
hoang trung - huyen kien luong-kien giang: Benh tom khi duoc 3,5 thang (8/11/2007)
Tom cua toi duoc 3,5 thang, dinh ky 10 ngày su dung vi sinh viên clear 24, vi sinh 1090, zeo hat tron abac, zeo bot, nuoc tot. Nhung dot nhiên tôm dat vao bo và chet tu tu 4 ngay tom dat nhiêu, tôm khong noi dom trang. Nho cac chuyen gia cho biet tom toi bị benh gi?
Khả năng tôm bị bệnh virus (có thể đốm trắng kết hợp đầu vàng). Do mới bị, chưa thấy biểu hiện rõ trên tôm. Chủ yếu thấy các con lớn bị dạt bờ và chết trước. Đặc biệt mùa này thời tiết biến động khả năng này là rất lớn. Theo ý kiến chuyên môn là cô lập ao nuôi nên thu họach sớm.
Nguyen Thai Hai Anh - Phu Yen: Thảo luận về bệnh tôm (3/7/2007)
Do ban khong noi ve cac dieu kien moi truong va tinh hinh ao nuoi nen kho biet tom nuoi dang nhiem benh gi. Tuy nhien, mot trong nhung nguyen nhan chinh tom rat cham lon, do la da nhiem MBV cuong do cao. Ban co the lay mau tom de xet nghiem moi biet duoc nguyen nhan.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.