Thảo luận về nuôi tôm hùm, tôm càng xanh, tôm chân đỏ...
Tham khảo: Kỹ thuật nuôi tôm
Tôm càng xanh toàn đực được 2 tháng đã lên càng xào sớm? (14/5/2013)
Nguyễn Văn Tài - Huyện Châu Phú, An Giang: Tôi nuôi tôm càng xanh toàn đực được 2 tháng đã lên càng xào sớm. Xin cho tôi biết nguyên nhân xin thành thật cám ơn! (lúc thả post 15)
Nguyễn Văn Sang-An Giang: Nhiều hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực nuôi được 2 tháng thì thấy hiện tượng lên càng sào sớm so với mô hình nuôi tôm hỗn hợp đực cái? Nguyên Nhân vì sao? tôm tôi thả post 15, mật độ 6con/m2, độ sâu vuông tôm 1.4m - 2m. thức ăn TOMBOY có xen lẫn thức ăn tươi. tôi sang ao và bè càng sào được không?
Nguyên nhân một phần có thể do nguồn con giống, chất lượng tôm giống chưa tốt kết hợp do việc nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ban ngày tăng cao, ảnh hưởng lên nguồn nước cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của TCX. Khả năng sẽ làm thời gian nuôi kéo dài, hiệu quả không cao...
Nên tăng cường nguồn nước sạch, thay nước thường xuyên. Nếu có ao, bè với nguồn nước tốt thì có thể sang qua.
Thảo luận của: nguyen nhut (1/7/2013)
Thân gửi các bạn,
Tôm càng đực bị càng sào sau 2 tháng nuôi là chủ yếu do nguồn giống. Hãy thận trọng với nguồn giống này. bạn có thể bẻ càng để tôm tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên không thể nào làm hết ao được vì nhân công và giá trị tôm giảm. Giai pháp bẻ càng là giải pháp tạm thời thôi chứ không mang ý nghĩa thay đổi hoàn toàn tôm lớn như mong muốn được
Hỏi về việc nuôi chung ốc hương và tôm hùm (24/11/2010)
Người gửi tin: Đoàn Thị Ngọc Phẻ - Địa chỉ: Nhơn Hải _ TP Quy Nhơn_ Tỉnh Bình Định Xin cho em được biêt nuôi chung ốc hương và tôm hùm có gây ra dịch bệnh gì không? vì gia đình em đang định triển khai mô hình nuôi chung tôm và ốc hương, nhưng cán bộ ở địa phương gây khó dễ và nói với người dân rằng nuôi chung ốc và tôm thì sẽ gây dịch bệnh. Em đã tìm được một vài tài liệu nhưng nó không thật sự thuyết phục lắm,em mong anh chị hãy cho em vài dẫn chứng cụ thể, hoặc anh chị có địa chỉ email của tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu ở viện nghiên cứu thủy sản Tỉnh Khánh Hòa, mong nhận được tin sớm từ anh chị, em xin chân thành cảm ơn
Chúng tôi trích một dẫn chứng nguy hại về việc ốc hương nuôi chung với tôm hùm để tham khảo:
Năm 2002, người dân ở Vạn Ninh, Khánh Hòa không khỏi bàng hoàng khi ốc hương nuôi chung với tôm hùm lồng tại khu vực thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng chết hàng loạt, cơn ''đại dịch'' ốc hương không thể cứu chữa được, người nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện Vạn Ninh thiệt hại nặng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốc hương chết hàng loạt?
Nguyên nhân
Ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng loạt đã làm xôn xao dư luận một thời. Sau đó tại một cuộc hội thảo tại Vạn Ninh giữa Sở Thủy sản Khánh Hòa và Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III, sự việc này đã được làm sáng tỏ. Tại hội thảo Thạc sĩ Võ Văn Nha, cán bộ bộ môn Môi trường và Bệnh học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III đã thông báo về kết quả bước đầu nghiên cứu ký sinh trùng gây bệnh ở ốc hương tại Khánh Hòa''. Qua các mẫu nghiên cứu, anh Nha cho biết, ốc hương tại khu vực Xuân Tự trong thời gian qua có dấu hiệu bệnh lý: ốc kém ăn dần, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Ban đầu, Trung tâm đã phát hiện một số loại trùng lông, với tên khoa học là Ciliophora, có trên các mẫu ốc gây bệnh với cường độ cảm nhiễm cao và gặp hầu hết ở các mẫu phân tích. Theo kết quả nghiên cứu, trùng lông đã tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết. Vi khuẩn, nấm và trùng lông là những tác nhân gây bệnh, làm cho ốc hương chết hàng loạt ở Vạn Ninh trong thời gian này. Anh Nha cũng cho biết thêm, vật chất hữu cơ trong vùng NTTS giàu lên chính là điều kiện cho trùng lông phát triển mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu, vật chất hữu cơ tại vùng nuôi ốc hương và tôm hùm ở thôn Xuân Tự trong thời gian đó giàu lên do các nguyên nhân: Thức ăn dư thừa trong nuôi trồng; vào thời điểm mùa mưa nên vật chất hữu cơ từ đất liền chảy xuống; lượng ốc hương chết không được vớt lên. Và, đây chính là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho trùng lông phát triển mạnh vì ốc hương là sinh vật giàu dinh dưỡng, khi ốc chết được các vi khuẩn phân hủy nhanh.
Ngô thị bích thuỷ - ha huy tap ha tinh: tôm chân đỏ - giống tôm mới (23/4/2009)
Hiện nay trên địa bàn hà tĩnh một số người dân đưa giống tôm chân đỏ về nuôi, tôi muốn hỏi nguồn gốc của giống tôm này được xuất xứ từ đâu? có cơ sở nào sản xuất giống tôm này? giống tôm chân đỏ khác giống tôm chân trắng ở điểm nào? một số đặc điểm sinh học cơ bản của tôm chân đỏ?
Dư Ngọc Tuân - TTKN Ninh Thuận: Thao luan - Hoi dap ve: giống tôm chân đỏ (24/4/2009)
Giống tôm chân đỏ: Đây là vấn đề quan trọng. Bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương về giống tôm mới này (nếu thật sự là giống mới), cụ thể là Chi cục Quản lý chuyên ngành Thuỷ sản, Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư...thông báo về giống tôm mới xuất hiện tại địa phương. Các cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra xem có phải thật sự là một giống loài mới hay không? Được sản xuất tại địa phương hay di nhập giống từ đâu về nuôi? Kết quả kiểm tra của các cơ quan quản lý chuyên ngành mới là chính xác và đáng tin cậy nhất.
Nguyễn Phan: Thao luan ve: Tôm chân đỏ (20/5/2009)
Tôi là người nuôi tôm chân trắng từ năm 2003 đến nay và cũng đã có nghe qua tôm thẻ chân đỏ, do đó cũng đã tìm hiểu nhiều, kết qủa là không hề có cơ quan hay cá nhân nào nhập tôm mẹ chân đỏ, điều này cho ta thấy không thể có post chân đỏ tại VN. Trước đây tại một số nơi do không tìm hiểu kĩ nên cũng đã bị mua nhầm post thẻ, vậy mong bạn hãy thận trọng!
taits: Thảo luận về Tôm thẻ chân đỏ (24/5/2009)
Tôm thẻ chân đỏ thật ra là tôm thẻ đuôi đỏ ở miền nam, có tên khoa học là Penaeus indicus. Trước đây tôi có thấy một số trại giống ở Khánh Hòa có sản xuất nhưng số lượng không nhiều. Theo tôi thì nguồn bố mẹ có thể thu từ tự nhiên. Nếu bạn muốn nuôi thì nên chú ý là loài thẻ này có tốc độ lớn tương đối nhanh nhưng rất nhạy cảm với biến đổi của môi trường.
nguyễn văn mí: Hỏi về bệnh ấu trùng tôm càng xanh (9/9/2007)
Ấu trùng tôm càng xanh ở giai đoạn VI thì xuất hiện bệnh. Triệu chứng bỏ ăn, nỗi lên mặt nước, bơi hình xoắn óc, hai mát bị đục, 2-3 ngày không chuyễn giai đoạn rồi bát đầu chết. Xin cho biết bệnh đó là bệnh gì? điều trị như thế nào? xin chân thành cảm ơn!
Tran Thanh Phuc -Chi Lang, Vung Tau: Tra loi au trung tom CX bi benh chet noi (19/9/2007)
Au trung TCX giai doan VI-IX thuong co hien tuong chet noi tren mat nuoc la do tom bi nhiem nam. Theo mo ta cua ban, do khi tom da den ky tot xac (vo com) khong bung ra duoc de tao thanh lop vo moi. Lop vo nay da den ky suy thoai nen co mau duc, tom khong the bat moi va tao thanh lop rong keo tom noi tren mat nuoc.
Ban co the dieu tri bang Iod nong do 1ppm lien tuc trong 3 ngay. tuy nhien can phai bo sung them Vitamine, tang cuong dinh duong va co bien phap chong tai nhiem va mot so tac nhan co hoi gay benh khac khi tom bi yeu, thieu suc de khang.
Chuc ban thanh cong.
Trương Thân, Bình Ba - Cam Bình - Cam Ranh - Khánh Hoà: Thêm thông tin về tôm hùm chết (14/6/2007)
Trước khi viết vài thông tin tôi chân thành cảm ơn trang web vì đã cho chúng tôi những thông tin rất bổ ích về nuôi trồng thuỷ sản cũng như những thông tin khác. Tôi muốn viết những thông tin này muốn nhắn gửi đến các cơ quan hữu quan hãy quan tâm hơn nữa tới nghề nuôi tôm hùm của chúng ta.
Theo những thông tin mà vietlinh đã đưa cũng như các thông tin mà tôi đã thấy được như vậy nguyên nhân chính mà gây tôm chết hàng loạt chính là các bè nuôi cá, vì theo những thông tin tôi đã đưa trước thì khi bè cá tới đâu thì tôm hùm nơi đó chết hàng loạt ở đó, chúng ta chắc không còn nghi ngờ gì nữa là hãy tập trung vào những bè nuôi cá vì khi các bè còn ở Bình Ba thì tôm chết hàng loạt nhưng bây giờ tuy cũng còn hiện tượng chết nhưng so với trước thì không đáng kể. Nhà nước cần có biện pháp khoanh vùng vùng nuôi cá và nuôi tôm riêng.
Như chúng ta cũng biết tôm hùm không dễ chết như tôm sú, khi nhiễm bệnh có thể là một hoặc vài tháng sau mới chết nên khi tôm phát bệnh chết rồi thì chúng ta khó có biện pháp mà chữa trị,....
Rất mong cơ quan ban ngành quan tâm hơn về nuôi trồng thuỷ sản, và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cảm ơn
Trương Thân, Bình Ba - Cam Bình - Cam Ranh - Khánh Hòa: Thông tin thêm về tôm hùm chết hàng loạt (8/3/2007)
Vừa rồi tôi có đọc về tôm hùm chết hàng loạt ở Phú Yên. Thật ra cách đây mấy tháng tôi cũng đã thông tin cho Vietlinh về "Tôm hùm chết hàng loạt ở Bình Ba- Cam Bình". Khi đó viện nghiên cứu thủy sản III cử người đến xét nghiệm nhưng không có kết quả và người dân Bình Ba đã bán hết tôm thịt như Sông Cầu hiện nay.
Có một điều xin cung cấp cho Vietlinh và nhờ các cơ quan cùng nhau giải quyết cho bà con ngư dân ở Sông Cầu cũng như ở Bình Ba. Việc người dân ở đây nghi là bè nuôi cá của công ty Đài Loan là đúng sự thật tôi xin đưa ra những bằng chứng như sau:
- Khi bè Đài Loan ở tại Bình Hưng, Cam Bình thì tôm ở đây chết hàng loạt nhưng ở đây lúc này tôm còn nhỏ nên rất khó phát hiện tôm có bị bệnh đục thân hay không?
Song bè Đài Loan chuyển lên Bình Ba, cộng với tại Bình Ba có một hộ nuôi cá bóp (xin giấu tên) thì tôm hùm của bè này phát bệnh đầu tiên song lây sang những bè lân cận. Như hiện nay thi toàn bộ vịnh Bình Ba đã bị nhiễm, không biết môi trường nuôi trồng này ở tất cả mọi nơi có được bền vững hay không?
Chúng tôi đang nghi là trong khi nuôi các thì người ta tắm cho cá bằng các hóa chất, hóa chất này lâu ngày trong biển chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tới môi trường nuôi trồng. Mong nhờ Vietlinh đề nghị các cấp xem xét cử người xuống các cơ sở nuôi cá nghiên cứu phân tích các mẫu thuốc tắm cho cá. Rất mong sự giúp đỡ của Vietlinh, cảm ơn nhiều.
Quoc Phong: Hỏi về bệnh long đầu ở tôm hùm (22/11/2006)
Xin quý công ty vui lòng cho tôi biết về nguyên nhân gây ra bệnh long đầu ở tôm hùm và chỉ cho tôi cách chữa trị bệnh này ở tôm hùm. Xin cảm ơn sự hồi đáp.
Bệnh long đầu:
Hiện tượng: Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra. Trong lớp biểu bì tiết dịch nhầy hôi thối. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.
Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibro sp, Aeromonas.
Hậu quả: Tôm chết rải rác.
Cách phòng trị:
- Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracylin với nồng độ 0,5 - 2gr/m3. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
- Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin và dầu ăn với lượng từ 40 - 50mgr/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Trích bài: Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm
Tác giả: VŨ TRUNG HÙNG - Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa
Truong Than - Bình Ba, Cam Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa: Tôm hùm chết ở Bình Ba (16/11/2006)
Trong gần 2 tháng lại đây tôm hùm nuôi bè ở Bình Ba, Cam Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa chết rất nhiều, nguyên nhân chưa tìm ra được. Trong 2 tháng 10 và 11 năm nay các chuyên gia Khuyến ngư và Viện nghiên cứu thủy sản qua khảo sát nguyên nhân và cách thức nuôi trồng, nhưng cũng chưa tìm ra hướng giải quyết. Hiện nay có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân thiết yếu nhất theo tôi là do nguồn nước qúa ô nhiễm. Năm nay Bình Ba nuôi rất nhiều thủy sản theo nhận định của tôi phải gấp 3 lần so với năm ngoái, vì vậy lượng mồi cho tôm hùm cũng rất nhiều; mặt khác do nguồn nước năm nay ít chảy nên tích tụ tại khu vực nuôi, cũng vì năm nay nuôi cá giò hơn các năm trước, hải sâm bị khai thác qúa mức, nhum nhiều người bắt làm thức ăn cho tôm nên những sinh vật làm sạch môi trường rất ít. Như vậy theo tôi tôm chết là do nguyên nhân duy nhất là ô nhiễm môi trường nuôi quá nặng. Vì vậy kính mong các chuyên gia và các nhà nghiên cứu tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Day cung la van de duoc rat nhieu nguoi quan tam, truoc day cung da co nhung van de o nhiem moi truong tai khu vuc nuoi, nguoi nuoi phai dua ra bien phap la: keo long, be nuoi ra khu vuc khac it o nhiem hon - hay noi cach khac la he thong long, be di chuyen.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.