• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Thảo luận về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Tham khảo: Kỹ thuật nuôi tôm

Thanhhoa: Hỏi về Một số chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng (27/9/2011)

Cho tôi hỏi một số chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng và xử lý ngoài phạm vi?

Vietlinh:

Một số chỉ tiêu lý hoá chính đối với nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng:

1- Ôxy hoà tan từ 4 mg/l trở lên.

- Nếu dưới 3mg/l cần tăng cường chạy quạt và sục khí nhất là vào ban đêm và lúc gần sáng.

- Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi và syphone đáy ao vào tháng cuối.

- Với ao nuôi mật độ cao, vào những tháng cuối có thể chạy quạt 24/24h - Khi cho ăn giảm tốc độ hoặc giảm bớt số quạt.

2- pH 7,8 - 8,2; trong ngày cố gắng thay đổi không quá 0,5 - 0,8 độ.

- Nếu pH cao kéo dài trên 8,8-9,0 (thường do tảo bùng phát): nên thay nước đã qua xử lý từ 10-20% mỗi ngày hoặc thuốc giảm tảo.

- pH thấp dưới 7,3 (thường do xì phèn, mưa nhiều hay tảo tàn): Tạt vôi mỗi ngày (CaCO3, Dolomite 10 - 20kg/1000m3).

3- Khi nhiệt độ xuống thấp 18-20oC tôm giảm ăn.

- Nên tăng mực nước.

- Chạy quạt.

- Cho ăn lúc trời hửng nắng.

- Cũng cần chú ý khi nhiệt độ trong ngày chệnh lệch hơn 10oC, khả năng tôm giảm ăn cũng tăng lên.

4- Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 200 mg/l.

- Nếu độ kiềm nhỏ hơn 70: tạt vôi CaCO3 kết hợp Dolomite vào ban đêm.

- Độ kiềm cao hơn 230: nên thay bớt nước.

5- Ngưỡng NH3<0,1ppm, H2S<0,003ppm

- Thường tăng cao vào các tháng cuối, khi mùn bã hữu cơ dư thừa, dễ làm cho tôm bị vàng mang, đen mang;

- Cần tăng cường chạy quạt kết hợp sử dụng vi sinh khi nuôi mật độ cao.

6- Ðộ trong: trong khoảng 35cm.

- Màu nước thường là màu xanh hoặc màu mận.

- Cần chú ý khi trời mưa nhiều hay sau những ngày nắng to dễ làm màu nước biến động.

7- Ðộ mặn: trong khoảng 10 - 25ppt.

- Độ mặn ổn định sẽ tốt cho khả năng tăng trưởng của tôm.

 


LÊ HỒNG MINH - chuyên dùng 9, p Phú Mỹ, q7: Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng (25/5/2011)

Được biết khi độ pH lên đến ngưỡng 9, thì độc tố NH3 tăng lên gấp nhiều lần rất nguy hiểm cho môi trường ao nuôi tôm (khó lột vỏ chậm lớn... thậm chí có thể tôm chêt).

Nhưng qua cuộc khảo sát tìm hiểu đến những người nuôi tôm thành công tại Cần Giờ (lợi nhuận rất nhiều) hầu hết những hộ này quản lý độ pH của nước đều ở ngưỡng 9, có 1/2 trong số người thành công họ vẫn nuôi tôm đạt size 50-60 con/kg trong khoảng 100 đến 115 ngày, số còn lại họ nuôi đạt 70-90 con/kg trong khoảng thời gian 80 đến 90 ngày. Tôi có hỏi 1 người em trong gia đình đang nuôi tôm thẻ chân trắng cũng rất thành công: việc quản lý độ pH nước như thế nào, em tôi trả lời vẫn là pH ngưỡng 9, có thể môi trường nước bị độc hại NH3 tăng cao thì sử dụng men vi sinh liều tăng gấp đôi, lúc cần thiết có thể gấp 3 lần (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất), nhưng nếu pH ở ngưỡng 8 thì những nguy cơ khác khó kiểm soát dẫn đến thất bại trong vụ nuôi rất cao như: khi có mưa lớn, triều cường tăng cao bị “xì” phèn từ đáy ao làm cho tảo trong ao bị chết pH giảm đột ngột, lúc này nước trong ao đổi màu phèn sắt thì coi như vụ nuôi bị thất bại (những hộ nuôi quảng canh hay thất bại vì trường hợp như trên)

Kinh nghiệm của những người nuôi tôm thành công tại huyện Cần Giờ tôi thấy vấn đề quản lý pH nước họ đi ngược lại quy trình quản lý pH nước. Vậy xin Vietlinh trả lời giải đáp thắc mắc của tôi và cho những lời khuyên phù hợp trong suốt vụ nuôi tôm.

Trân trọng kính chào. (tôi theo dõi diễn đàn rất lâu nhưng mới gửi bài thắc mắc mong được trả lời và đăng tin).

Vietlinh:

1/ pH 7.8-8.2 là khoảng pH nước ao tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Tuy nhiên do mức độ phát triển của tảo trong ao nuôi, vào những ngày trời nắng có thể làm pH biến động lớn trong ngày, chẳng hạn thời điểm 2-3g chiều pH có thể lên tới 9.0-9.2.

2/ Đối với một số khu vực nuôi tôm Cần Giờ: độ mặn thấp, chất đất có lượng phèn tiềm tàng nhiều làm cho pH dễ biến động (khi trời mưa, triều cường...) làm giảm pH ao nuôi. Do vậy, vào mùa mưa, có người nuôi để pH lên 9. Nhưng nếu giữ được môi trường ổn định và ít biến động (duy trì pH 8-9 trong ngày) thì tôm nuôi vẫn phát triển như bình thường.


huynh van dong - hai lang, quang tri: ao nuoi tom the chan trang nuoc ao hien mau do (7/4/2011)

Toi xin hoi? trong ao nuoi tom the chan trang nuoc ao hien mau do, do tao do? thi co cach nao lam nuoc chuyen lai mau xanh ma khong gay anh huong den tom nuoi. Neu dung BKC cat tao thi tom se khong tang trong trong 7 - 10 ngay. Xin giai dap gium bien phap huu hieu.

Vietlinh:

- Nếu nước ao nuôi có màu nâu đỏ là do sự hiện diện của nhóm tảo silic; đây là màu nước rất tốt cho tôm nuôi. Nhiều người nuôi thường thay bớt nước để chuyển sang màu xanh là không nên.

- BKC tuy có giảm tảo nhưng không làm ảnh hưởng nhiều khả năng tăng trọng của tôm, trừ trường hợp sử dụng liều lượng lớn làm tảo tàn biến động môi trường.

 


nguyễn tấn thành - ninh hai-ninh thuan: sau tết 2010 giá tôm thẻ có xu hướng tăng hay giảm? (17/2/2010)

So với giá tôm thẻ chân trắng hiện nay, sau tết giá tôm thẻ có xu hướng tăng hay giảm?

Vietlinh:

Qua khảo sát tình hình nuôi và nhận định thị trường thì khả năng từ nay đến hết tháng 3/2010 giá tôm thẻ chân trắng vẫn ở mức cao, sau đó sẽ giảm dần.

 


tra hoang long - my xuyen, soc trang: Hoi dap ve ky thuat nuoi tom the chan trang (26/12/2009)

Xin hoi toc do lon cua tom the giua ao day bun va ao day cat?

Nuoi the o do man 2 phan ngan co dat hieu qua khong?

Vietlinh:

1/ Thường tôm thẻ phát triển thích hợp nhất trong ao đất thịt hoặc đất pha cát, do vậy đối với ao đáy cát hay ao đáy bùn có tốc độ lớn nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng chăm sóc.

2/ Tôm thẻ có thể nuôi ở nước có độ mặn thấp, tuy nhiên độ mặn 2 phần ngàn là thấp quá, nên bổ sung thêm nước muốt ót. Thường nếu muốn nuôi hiệu quả thì phải thuần dưỡng hạ độ mặn từ bể giống.

Nguyen Thanh Quang Thuan: Thảo luận về ky thuat nuoi tom the chan trang (17/2/2010)

Tôi có vài trao đổi với bạn như sau:

1. Cho đến hiện nay, không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng tôm chân trắng nuôi trong ao đáy bùn hay đáy cát có khác biệt về tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên, qua thực tiễn nuôi tôm (sú và chân trắng) tại Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi tại miền trung thường tốt hơn so với khu vực miền tây (cùng điều kiện mật độ thả, cho ăn, chăm sóc...).

Tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc nhiều vào: mật độ thả, chất lượng thức ăn, cách cho ăn, chất lượng con giống va độ mặn.

Nếu bạn đang nuôi tôm tại khu vực miền tây, bạn chỉ nên thả mật độ 80-100 con/m2. Mặc dù kỹ thuật nuôi tôm chân trắng không phải là khó lắm nhưng vẫn có nhiều khác biệt so với nuôi tôm sú mà bạn cần phải chú ý:

- Màu nước (mật độ tảo) cực kỳ quan trọng. Cần phải duy trì suốt vụ nuôi. Tôm sú đôi khi không cần thiết lắm.

- Luôn cung cấp đầy đủ hàm lượng oxy trong nước, vì bạn luôn nuôi tôm chân trắng với mật độ cao hơn khi nuôi tôm sú nhiều.

- Bổ sung khoáng vào môi trường nước và trong khẩu phần thức ăn thường xuyên. Khoáng chất tối cần thiết khi nuôi tôm chân trắng. 2

. Với độ mặn 2 phần ngàn, bạn hoàn toàn có thể nuôi được tôm chân trắng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chúng không tốt lắm.

Chúc bạn thành công!


hai hai thanh hp: Ao dang nuoi tom the chan trang duoc 45 ngay tuoi nuoc ao chuyen mau (21/10/2009)

Ao dang nuoi tom the chan trang duoc 45 ngay tuoi nuoc ao chuyen mau sang mau trang nhu voi sau do chuyen sang mau xanh luc, do pH len den 10 thi tom bo an. cho hoi tai sao? cam on?

Vietlinh:

1/ Màu nước trắng như vôi (thường gọi là màu nước vo gạo): Do để ao thiếu oxy quá mức và kéo dài kết hợp mưa bão; trong ao nuôi chứa nhiều động vật nổi phát triển mạnh, nhiều vật lơ lửng trong nước. Với màu nước này kéo dài rất dễ làm tôm nổi đầu, kém ăn, tỷ lệ sống thấp, tôm dễ bị bệnh.

2/ Sau thời gian dài cho ăn, tôm ăn dư thừa, ao chứa nhiều mùn bã và thức ăn dư thừa có thể là nguyên nhân làm cho tảo lam và tảo lục phát triển khiến cho pH tăng cao.

Cách xử lý: Kiểm tra lượng thức ăn, chài tôm kiểm tra tôm nuôi. Siphon đáy ao rút mùn bã đáy ao. Căn cứ mật độ thực tế của tôm nuôi để quyết định các bứoc tiếp theo.

 


Nguyen thi thanh tam - Ninh Thuan: Hoi dap ve quy trinh nuoi tom the khep kin (2/9/2009)

Nuoi tom the chan trang khep kin khong thay nuoc dung vi sinh gi hieu qua ma van giai quyet duoc van de moi truong trong ao.

Liemtran308 - Dia chi: SEattle USA: Thao luan ve quy trinh nuoi tom the khep kin (3/9/2009)

Quy trình nuôi tôm thẻ khép kín.

Qui trình nuôi khép kín là ao hoàn toàn 100% lót bạt cao su HDPE, nước trong ao không thể thẩm thấu ra ngoài và ngược lại nuớc ở ngoài không thể thẩm thấu vào trong ao, không bao giờ thay nước, chỉ châm thêm nước khi nước trong ao bị bốc hơi.

Nước trong ao sẽ tái xử dụng 5-7 năm liên tiếp mà không cần thay nước mới, khi thu hoạch, bơm nước từ ao nuôi qua ao trữ, thu hoạch xong, xử lý ao nuôi sạch sẻ rồi bơm nước từ ao trữ trở lại ao nuôi, nếu thiếu thì châm thêm.

Các loại men vi sinh bán trên thị trường có dòng vi khuẩn Bacillus là được, điển hình chỉ ghi 5 loại ra đây:

Bacillus subtillis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis, Bacillus amyloliquefaceans, Bacillus brevis

Cái điểm quan trọng là làm sao "Duy Trì Sự Tồn Tại Của Con Men Vi Sinh Trong Ao Tôm", con men vi sinh là loài sinh vật có dòng đời tuổi thọ từ 3-14 ngày, để duy trì sự tồn tại nghĩa là sanh con đẻ cháu, nó cần có thức ăn để duy trì sự sống trong ao tôm nên ta cần phải cho nó ăn carbon (đường cát trắng, đường mía, bột đậu nành), công thức tính lượng thức ăn cho con men vi sinh.

Bạn nên nhớ qui trình khép kín còn gọi là Bio-floc, không chỉ riêng nuôi cho con tôm thẻ chân trắng mà còn áp dụng cho con tôm sú và con cá nữa.

Dư Ngọc Tuân - Phan Rang, Ninh Thuận: Nuôi tôm thẻ khép kín (3/9/2009)

Thật ra nuôi tôm thẻ mà không thay nước là một bất lợi rất lớn vì tôm thẻ được nuôi với mật độ khá cao (100 - 200 con/m2) , do vậy lượng vật chất hữu cơ (từ thức ăn phân rã, từ chất thải của tôm, xác chết của phiêu sinh vật...) trong ao nuôi là rất lớn. Thực tế cho thấy không có loại chế phẩm sinh học nào có đủ khả năng để giải quyết tất cả những vấn đề trong một ao nuôi có lượng chất hữu cơ lớn như vậy, chế phẩm sinh học chỉ có thể giải quyết một phần nhỏ nào đó thôi, khi lượng chất hữu cơ ở mức độ vừa phải.

Tốt nhất là nếu có điều kiện, có nơi chứa bùn thải thì bạn nên tiến hành siphon đáy ao để loại bỏ bớt chất hữu cơ từ sau 45-50 ngày nuôi, kết hợp với dùng CPSH. Còn sử dụng loại chế phẩm sinh học nào, sử dụng như thế nào thì trước đây trên Việt Linh tôi đã có post bài viết khá chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tìm lại để tham khảo

Có thể nói ngắn gọn là nên chọn CPSH mà trong thành phần có chứa:

- Các nhóm VK như: Nitrosomonas, Nitrobacter, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Pseudomonas denitrificans, Sacharomyces cerevisiae, Lactobacillus acidophilus, ...

- Các enzyme: Protease, Lipase, Cellulose, Chitinase...

LAM SON - BRVT: THẢO LUẬN VỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (27/9/2009)

Ban Liêm nói rất đúng về kỹ thuật nuôi tôm trắng,nhưng theo ý kiến của tôi thì:

Tôm thẻ thường bơi lơ lửng nên vấn đè c cấp ooxxy có phần dễ dàng hơn tôm sú. Cho nên ta không cần phải có ooxxy đấy mà chỉ cần quạt thôi cũng đủ rồi. Vấn đề là bao nhiêu dàn quạt thì đủ? Theo kinh nghiệm của tôi thì cứ 12 cánh chạy với tốc độ 140- 150 vòng/phút có thể đủ cho 1 tấn tôm thương phẩm. Vậy bài toán đật ra là cần tính toán với kê hoạch và năng suất bao nhiêu thì cần bao nhiêu cánh quạt, ta sẽ tính ra thôi.

Xin chào

Liemtran308 - Seattle USA: Thao luan ve Nuôi tôm thẻ khép kín (27/9/2009)

Trước nhất cám ơn bạn Dư Ngọc Tuân có bài viết về chế phẩm sinh rất là đầy đủ cho mọi ngưòi tham khảo.

Nhưng tôi không đồng tình với bạn Tuân là chất hửu cơ cặn không giải quyết phân huỹ bởi chế phẩm sinh học (con men vi sinh).

Định nghĩa của "Qui Trình Khép Kín" là gì:

Qui trình khép kín là lót bạt toàn ao không thay nước suốt mùa vụ, chỉ châm thêm nước khi nước bốc hơi và chỉ đánh men vi sinh chỉ có 1 lần suốt vụ nuôi, phải cho con men vi sinh ăn chất carbon (Đường cát, đường mía và bột đậu nành) để cho con men vi sinh sống và sanh sản.

Đây là trọng điểm mà đại đa số người nghiên cứu chưa tham khảo và đọc được những thông tin từ cơ quan Thông Tin Thế Giới Về Con Tôm (Shrimp News International), trong đoạn có câu (It’s free of sediment = không có cặn bả), nuôi khép kín coi như là không còn cặn trong ao được trích dưới đây:

"All of our ponds are lined because of our sandy soil, but liners also have many other benefits. Soils become a nonfactor with liners, eliminating all the soil science and the restrictions that soils place on site selection. After a harvest, there’s not a lot of sludge or detritus left; we wash what’s left into a settling basin, and within six days the pond can be filled and restocked. That pond will be in production 355 days a year.

We don’t have to dry out the bottom, we don’t have to plough it, we don’t have to lime it. We sun sterilize the bottom and then refill the pond with the same water that came out of it. It’s free of sediment, but full of nutrients, so no fertilizer is necessary."

Lý do tại sao không còn cặn bả bởi vì con men vi sinh sẽ ăn cặn bả ammonia chuyển thành thức ăn (Protein) cho con, vấn đề quan trọng là PHẢI LÀM SAO TẠO THÀNH SINH KHỐI (Bìoloc) có màu giống như nước xay sinh tố rau má (màu nước trong ao cũng như bọt nổi trong ao. Bọt nổi có dạng thể giống như bọt cá bẩy trầu dầy chừng 2cm, đường kính có thể lên đến 2 mét), cái bọt nầy là protein là thức ăn cho con tôm thẻ chân trắng (năm 2007, chính bản thân tôi đã cố vấn cho người bạn tạo thành sinh khối trong ao lót bạt cá koi).

Thông thường 4000m2 ao đất nuôi công nghiệp phải dùng máy thổi (Air Blower) 3 mã lực thì qui trình khép kín phải cần gấp 4 lần, tức là 12 mã lực mới cung ứng đầy đủ oxy cho con tôm và đặc biệt với một khối lượng con men vi sinh rất là to lớn trong ao, chúng nó có nhu cầu rất nhiều oxy để thở trong lúc làm việc hoán chuyển cặn bả ammonia thành thức ăn protein cho con tôm, các bạn nên nhớ cái điều nầy: "Tôm thả mật độ dầy + khối lượng lớn con men vi sinh = Nhu cầu số lượng lớn khí oxy".

Khi trong ao đã hình thành bọt sinh khối rồi thì không có chuyện đánh men vi sinh định kỳ nữa, qui trình khép kín chỉ đánh men vi sinh vỏn vẹn chỉ có 1 lần, cái chuyện quan trọng ở đây chúng ta phải làm sao duy trì con men vi sinh luôn luôn sống trong ao, tức là chúng ta phải cho chúng ăn như tôi đã đề cập ở đoạn trên.

Nếu trong ao không có những dự kiện xảy ra nêu trên thì không thể gọi là qui trình nuôi khép kín mà là qui trình nuôi nửa vời thì việc nuôi trồng không có hiệu quả đâu.

Nguyễn Ánh Nhân - Bình Thuận: Thao luan ve Nuôi tôm thẻ khép kín - 27/9 (30/9/2009)

Tôi không đồng ý với bạn là cho con men vi sinh ăn để nâng cao sinh khối của nó. Nó cũng không sai nhưng thực chất men vi sinh bón xuống ao là các vi khuẩn có lợi, nó có chu kỳ phát triển nhất định, sau một thời gian nó sẽ chết đi. Vì vậy, để tăng sinh khối vi khuẩn trong ao nuôi ta phải định kỳ bón men vi sinh xuống ao để trong ao lúc nào vi khuẩn cũng ở pha sinh trưởng.

 


Liemtran308 - Seattle USA; Thao luan ve: Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng (27/8/2009)

Trên trang Vietlinh trong chuyên mục nuôi tôm thẻ chân trắng có 2 bài:

Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng và Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng

Sau khi tôi đọc qua 2 bài viết nầy, tôi ghi nhận và thấy một vài thiếu sót, mà sự thiếu sót đó rất là tối ư quan trọng đối với những người mới vào nghề nuôi tôm mà họ đọc phải bài viết nầy và học cách nuôi là điều không hay cho người chưa từng có kinh nghiệm nuôi.

Trích:

1) Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khoẻ, giống chóng lớn.

2) Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khoẻ nên phải baỏ đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.

3) Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác chóng lớn rút ngắn thời gian nuôi.

Theo tôi:

1) Nguồn cá tươi hào sống, không biết nguồn đánh bắt từ đâu có thể mang những mầm bệnh, để hạn chế việc mầm bệnh lây lan và sự cố thì chúng ta không nên cho tôm ăn các loại nêu trên, chúng ta nên cho thức ăn công nghiệp.

2) Hiện nay ngành thuỷ sản nước ta đã cấm dùng các loại thuốc kháng sinh cũng như những nước nhập cảng tôm họ rất là nhạy cảm với vấn đề nầy.

3) Nuôi tôm phải đánh men vi sinh định kỳ, ở đây tôi chỉ thấy nói đến "chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác", đánh men vi sinh định kỳ là khâu rất là tối ư quan trọng trong việc nuôi trồng thuỷ sản nhất là con tôm. Nuôi với mật độ dầy, thức ăn dư thừa, ammonia, phân thải của con tôm cũng như cặn bả, chỉ có con men vi sinh mới xử lý được và làm cho môi trường nước sinh thái hơn.

Đề nghị Vietlinh xem lại và bổ xung những kỹ thuật khoa học tiến bộ nuôi trồng hiện đại để phù hợp với cách nuôi vì môi trường đã thay đổi, môi trường không còn là 10-20 năm về trước, sông ngòi, kinh lạch đâu đâu cũng bị ô nhiểm.

Liemtran308 (Trần Thanh Liêm)

 


Thien: Hoi ve Nuoi tom the chan trang tren cat (20/8/2009)

Tom nuoi dc tren 80 ngay, quan sat thay ruot khong co thuc an va chet nhieu.

Vietlinh:

Anh/chị có thể cho biết thêm thông tin về môi trường, pH, độ kiềm, các biểu hiện của tôm trong vài ngày vừa qua...

 


trongyen - ba ria vung tau: Hoi ve chuan bi nuoi tom the chan trang (12/8/2009)

Toi hien dang chuan bi nuoi tom the chan trang. Dien tich ao 4500m2 con dang do du mot so van de sau:

- Mat do tha bao nhieu con phu hop

- Trang bi quat bao nhieu phu hop

- Co nen su dung oxy day khong

- Nen dung loai thuc an gi

- Su dung voi the nao phu hop vi khu vuc ao canh ben do kiem thuong thap 68. Neu khong su dung voi thi dung loai nao de tang do kiem

- Co tai lieu hay trang web nao huong dan ky thuat nuoi tom ty mi khong?

Vietlinh:

Nếu anh/chị đã nuôi tôm sú rồi thì việc chuyển qua nuôi tôm thẻ cũng đã có những kinh nghiệm nhất định. Hiện đang có rất nhiều bài thảo luận về nuôi tôm thẻ chân trắng rất quý cho những người nuôi tham khảo. Về các ý kiến nêu ra, có thể trao đổi vắn tắt như sau:

1/ Mat do tha bao nhieu con phu hop?

Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố điều kiện thổ nhưỡng, khả năng kỹ thuật, đầu tư... của người nuôi. Người nuôi có thể nuôi trong khoảng từ 50 - 100 con/m2.

2/ Trang bi quat bao nhieu phu hop? Tuỳ thuộc tốc độ quạt, thường giai đoạn đầu khoảng 100m2/1 cánh quạt

3/ Co nen su dung oxy day khong?

Nếu nuôi mật độ cao nên sử dụng oxy đáy

4/ Nen dung loai thuc an gi?

Nên sử dụng thức ăn công nghiệp.

3/ Su dung voi the nao phu hop vi khu vuc ao canh ben do kiem thuong thap 68. Neu khong su dung voi thi dung loai nao de tang do kiem?

Cải tạo ao kỹ, sử dụng vôi CaCO3 để nâng độ kiềm

4/ Co tai lieu hay trang web nao huong dan ky thuat nuoi tom ty mi khong?

Hiện các Nhà sách đang có bán sách về nuôi tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra có thể tham khảo tài liệu cơ bản trong phần kỹ thuật nuôi tôm tren trang vietlinh. Tuy nhiên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật nuôi thì chưa có tài liệu.

ks LE NGOC CHO - THANH PHU-BEN TRE: Ý kiến thao luan ve NUOI TOM THE CHAN TRANG (16/8/2009)

Nuoi the chan trang doi hoi nhieu ky thuat cao hon so voi tom su. Toi tom tat 1 so y sau:

1. cai tao ao

2. mat do tha hop li

3. quan li va cham soc

4. benh tom.

Cụ thể:

1. cai tao ao (cung giong nhu tom su)can luu y la muc nuoc ao nuoi phai tu 1.2-1.8, nen lot bat tu bo ao.

2. tuy dieu kien ma tha mat do:lap quat nuoc nen co quat long nhip de tang cuong oxy

- pH:7.5_8.5 tot nhat 8.0_8.5

- do man:15_25

- kiem:80_120ppt

- NH3:<0.1ppt

- Oxy:4ppm tro len

3. quan li moi truong rat quan trong ,lua chon thuc an tot ,cho an phu hop giam toi thieu he so thuc an

4. benh tom the( cung nhu tom su).nhung phai theo doi benh vang mang do moi truong xau.

 


QUANG THUẬN: Thảo luận về NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (12/8/2009)

Tôi có vài trao đổi với bạn về việc nuôi tôm chân trắng (Lipopenaeus vannamei) như sau:

1. Điều kiện môi trường và một số điểm cần chú ý khi nuôi tôm chân trắng

Theo các nghiên cứu và khảo sát của Brock&Main (1994), Chanratchakool và cộng sự (1998), Wickins&Lee (2002) thì NGƯỠNG TỐI ƯU của một số yếu tố môi trường cho nuôi tôm chân trắng cụ thể như sau: pH: 7.0-9.0; Độ mặn: 5-35 phần ngàn; Oxy hòa tan (D.O): lớn hơn 3mg/L; Độ kiềm: 50-150ppm; Độ đục: 20-50 cm.

Nhìn chung khả năng chịu đựng điều kiện môi trường bất lợi của tôm chân trắng thì tốt hơn tôm sú nhiều. Chẳng hạn như ngưỡng oxy tốt nhất của tôm sú là 5-6ppm trog khi tôm thẻ chỉ là 3ppm. Tôm chân trắng có thể chịu đựng được ngưỡng nhiệt độ thấp (khoảng 24 độ C) vì vậy mà có thể nuôi tốt trong mùa lạnh. Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa lớn trong môi trường ao nuôi. Vì chúng ta thường nuôi tôm chân trắng với mật độ cao do đó oxy hòa tan là một vấn đề cần chú trọng một cách nghiêm túc. Cũng như vậy đối với nhiệt độ, mặc dù tôm chân trắng có thể sống và phát triển tốt trong mùa lạnh nhưng mùa lạnh tôm lại thường dễ mắc bệnh nguy hiểm như đốm trắng.

Một số điểm khác mà bạn cần phải biết khi bắt đầu nuôi tôm chân trắng là:

- Tỷ lệ sống của tôm chân trắng khá cao (thường là trên 90%) vì vậy nếu tỷ lệ sống ao nuôi của bạn thấp thì nguyên nhân thông thường là bạn không có một đàn giống tốt (giống trôi nổi không có chứng nhận kiểm dịch hoặc giống nhâp lậu từ Trung Quốc). Thống kê riêng của cá nhân tôi hầu hết các ao nuôi thất bại (chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, dễ phát sinh bệnh, dịch) đều do nguồn giống có chất lượng thấp từ Trung Quốc.

- Tôm chân trắng có thể ăn được một ít mùn bã hữu cơ, thức ăn tự nhiên (tảo) và thức ăn viên đã phân rã. Chính vì lẽ đó hệ số thức ăn của tôm chân trắng thường thấp (0,9 - 1.1). Khác với tôm sú khi thức ăn viên bị phân rã thì tôm sú không thể ăn được, tôm chân trắng có khả năng bắt được các mảnh thức ăn đã phân rã và thức ăn lơ lửng trong nước. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng khi vừa chạy quạt vừa cho ăn, tất nhiên là việc cho ăn như vậy không tốt lắm.

- Tôm thẻ cũng có thể ăn được liên tục vào các thời điểm trong ngày. Đặc tính này khá quan trọng vì bạn có thể ngừng cho ăn vào cữ chính vì lý do xử lý ao nuôi, xử lý hóa chất hoặc đơn giản là chạy quạt mạnh để cung cấp oxy và sau đó cho ăn lại vào thời điểm nào mà bạn thấy thích hợp nhất.

- Tôm chân trắng có thể ăn thức ăn tự nhiên trong ao suốt giai đoạn nuôi vì vậy bạn cần chú trọng gây màu nước tốt suốt vụ. Thực tiễn nuôi cho thấy các ao nuôi không được gây màu nước tốt hoặc tảo tàn đột ngột thì tôm không phát triển tốt.

- Một khảo sát đáng chú ý khác là mặc dù các tài liệu đều cho rằng tôm thẻ có nhu cầu đạm thấp (khoảng 34-38) nhưng thực tế với thức ăn có độ đạm cao (38-42 đạm dành cho nuôi tôm sú) thì tôm chân trắng thường có tốc độ phát triển tốt hơn rất nhiều.

2. Bệnh tôm chân trắng

- Để đi vào cụ thể từng loại bệnh với các triệu chứng, nguyên nhân cụ thể, biện pháp phòng ngừa, chữa trị tôi sẽ trao đổi với bạn trong bài khác, tuy nhiên có 2 điều bạn cần chú ý:

+ Tôm chân trắng có tất cả các loại bệnh mà tôm sú có, bênh cạnh đó nó còn có một loại bệnh nguy hiểm khác là Hội chứng TAURA.

+ Các nguyên tắc về phòng ngừa bệnh trên tôm chân trắng về cơ bản là giống hoàn toàn các nguyên tắc phòng bệnh cho tôm sú.

3. Sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm chân trắng.

- Phần lớn người nuôi hiện nay rất hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này trong nuôi với ý nghĩ rằng tôm chân trắng giá rẻ và vì thế cần phải tiết giảm tối đa chi phí sử dụng thuốc. Thay vào đó là sử dụng các loại vôi rất nhiều để duy trì độ kiềm và cung cấp thêm oxy. Điều này không hoàn toàn đúng. Bón vôi nhiều (có nhiều tạp chất) đôi khi lợi bất cập hại.

- Bạn nên xử lý nước hoàn chỉnh trước khi thả nuôi bằng các loại hóa chất có uy tín trên thị trường (và cũng nên làm như vậy đối với ao lắng).

- Chú trọng việc duy trì màu nước suốt vụ nuôi.

- Bổ sung khoáng chất và vitamine đầy đủ (thay vì sử dụng nhiều vôi).

- Men tiêu hóa không thể thiếu trong toàn vụ nuôi. Bạn cần chú trọng việc cho ăn các loại men tiêu hóa có chứa thêm enzyme Phytase vì với Phytase nó có thể giúp việc tiêu thụ thức ăn được tốt hơn, ít ô nhiễm môi trường hơn và giúp bạn có thể giảm được chi phí.

- Chú trọng cải thiện môi trường với Zeolite chất lượng cao và Yucca.

- Đừng quên cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi. Nếu bạn thấy tôm nuôi có các dấu hiệu thiếu oxy thì đừng bỏ qua việc lắp thêm quạt hoặc tăng số giờ quạt lên. Tuy vậy hãy ngăn ngừa việc này ngay từ đầu bằng cách là đừng thả mật độ quá dày (đối với khu vực miền Tây mật độ tốt nhất là 80 con/m2).

- Cuối cùng, bạn cần biết sử dụng hóa chất, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học đúng cách, đúng lúc. Nếu bạn có thuốc chất lượng tốt mà sử dụng không đúng cách thì chẳng giúp ích gì cho mục đích của bạn.

QUANG THUẬN

Liemtran308 - Seattle USA, Thao luan ve: NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (bài thảo luận 12/8/2009) (25/8/2009)

Đây là bài viết rất hay của Tác giả Quang Thuận, nhưng tôi Liemtran308 cũng cần bổ sung một vài điểm quan trọng mà người nuôi trồng ở VN mắc phải, cho nên việc nuôi trồng của người nuôi trồng thường dẫn đến thất bại.

1) Kỹ thuật nuôi con tôm thẻ chân trắng cũng như con tôm sú cũng đều giống như nhau. Nuôi con tôm thẻ chân trắng thả với "MẬT ĐỘ DẦY", mà hiện tại ở Mỹ đã nuôi thử nghiệm trên 800con/m2, mật độ dầy đó là sự khác biệt giữa con tôm thẻ chân trắng với con tôm sú, từ đó mực nước phải sâu và việc cung cấp khí ôxy phải đầy đủ, người nuôi muốn thành công thì hai chỉ tiêu đó phải đi hàng đầu mà người nuôi trồng cần phải tranh thủ nắm bắt, còn bằng không thì không nên nuôi làm chi.

2) Bệnh trạng của con tôm thẻ chân trắng cũng như con tôm sú đều giống nhau, nhưng bệnh của con tôm thẻ chân trắng lại có thêm Hội Chứng Taura.

3) Cung cấp khí ôxy rất là quan trọng, nuôi với mật độ dầy thì nên kết hợp quạt nước và ôxy đáy (Thà nghĩ rằng thiếu chứ đừng bao giờ nghĩ rằng là dư thừa).

4) Đánh men vi sinh định kỳ, theo các bài viết cũng như thông tin trên mạng đánh men vi sinh định kỳ là 15 ngày 1 lần, theo tôi nên đánh men vi sinh 5-7 ngày 1 lần, bởi vì dòng đời của con men vi sinh từ 3-14 ngày, mà môi trường sinh thái cho con men vi sinh (xin đừng lẫn lộn với môi trường sinh thái của con tôm) không phù hợp, cho nên con men vi sinh có thể chết trước 14 ngày (bởi vì sự vẩn đục do con tôm bới móc sình bùn dưới đáy ao cũng như kim loại nặng), nếu như con men vi sinh chết trước 14 ngày thì sẽ có 1 thời gian là khoảng trống, không có con men vi sinh, không có ai dọn sạch ammonia và đáy ao, từ đó sẽ tạo ra môi trường để con vi sinh xấu (virus) sanh sôi nảy nở tấn công ao tôm.

a) Trong 4 tháng đánh men vi sinh định kỳ 15ngày/lần, tiền men vi sinh 1 lần là 500 ngàn đồng, mà 8 lần sẽ là 4 triệu.

b) Trong 4 tháng đánh men vi sinh định kỳ 7 ngày/lần, tiền men vi sinh 1 lần là 500 ngàn đồng, mà 4 tháng là 16 tuần, mà 16 lần sẽ là 8 triệu.

c) Trong 4 tháng đánh men vi sinh định kỳ 5 ngày/lần, tiền men vi sinh 1 lần là 500 ngàn đồng, mà 4 tháng là 120 ngày là 24 lần sẽ là 12 triệu. Vốn nuôi 1 ao lên cả trăm triệu mà thu hoạch từ 200-400 triệu hay cao hơn nữa thì tại sao ta phải tiếc tiền từ 8-12 triệu cho đánh men vi sinh định kỳ 5-7 ngày/lần, thử hỏi nếu có sự cố là trắng tay thì người nuôi phải trả một giá rất đắt. Chỉ có 8-12 triệu thì người nuôi có "ĐÁNG" nên tiết kiệm hay không?

5) Đối với vật nuôi cây trồng, theo tôi câu hỏi đầu tiên, việc đầu tiên trước nhất người nuôi trồng cần phải làm trước khi triển khai các khâu kế tiếp mà sự sống còn và thành quả là ở cái điểm đó, ở cái câu hỏi đầu tiên nầy:

a) Nếu trồng cây đu đủ thì phải đặt câu hỏi: Vùng đất có ngập úng hay không? Lỡ là vùng ngập úng thì việc cải tạo đã muộn rồi.

b) Nếu nuôi tôm thì phải đặt câu hỏi: Nước VN ta có phải ở vùng nhiệt đới gần đường Xích đạo nắng nóng hay không? Mà đại đa số người nuôi trồng ở VN đã quên câu hỏi nầy, mực nước thấp, nắng nóng làm cho thức ăn dư thừa dể bị hư thối biến thành ammonia, tạo môi trường cho con virus phát triển dẫn đến con tôm bị bệnh hoạn.

Nắng nóng làm cho nhiệt độ trong ao tăng làm cho thiếu ôxy, thiếu ôxy tôm nổi đầu thì mọi người dư biết hậu quả như thế nào rồi.

c) Nói về mực nước cạn và mực nước sâu, tôi đưa ra đây chỉ là thí dụ thôi:

Nồng độ ammonia dưới 6% thì con tôm sống được mà đúng 6% thì con tôm chết, thí dụ bạn và tôi có 2 cái bồn bằng nhau, bạn đổ vào 10 lít ammonia và 100 lít nước, thì lượng ammonia trong bồn của bạn là 10%, ammonia đã quá ngưỡng 6%, vậy bạn thả con tôm vào thì con tôm có chết không?

Còn tôi cũng đổ vào 10 lit ammonia, nhưng tôi đổ vào bồn 200 lít nước thì lượng ammonia trong bồn của tôi chỉ có 5%, mà lượng ammonia trong bồn của tôi không vượt quá ngưỡng 6%, vậy tôi thả con tôm vào thì con tôm có chết không? Lẽ đương nhiên là không.

Từ đó mực nước sâu rất là quan trọng, là công việc đầu tiên hàng đầu phải đảm bảo trước tiên trước khi triển khai các khâu khác, mực nước sâu tức là khối nước to, khối nước to có nhiều lượng ôxy để cho con tôm nó thở đó là cái lợi cộng hưởng.

Nếu mực nước sâu quá thì mọi người sợ sự phân tầng, thiếu ôxy tầng đáy thì việc cung cấp ôxy đáy là lẽ đương nhiên, đó là cái thế chẳng đặng đừng, mà đa số người nuôi ở VN vướng ở khâu nầy, bởi vì họ sợ sự phân tầng nên thay đổi mực nước cạn hơn, mà mực nước cạn sẽ dẫn đến các hậu quả mà tôi đã nêu trên.

6) Số lần cho ăn cũng rất là quan trọng, cùng số lượng tôm, cùng số lượng thức ăn trong 1 ngày, một người cho ăn 3 lần ngày, 1 người cho ăn 6 lần ngày.

a) Người cho ăn 3 lần ngày, mỗi lần cho ăn có thể lượng thức ăn dư thừa, mà thức ăn dư thừa sẽ bị thối rữa và sanh ra đủ thứ biến chứng xấu trong ao tôm.

b) Người cho ăn 6 lần ngày thì con tôm ăn vừa đủ no hoặc thiếu, cho nên ở đây không có chuyện thức ăn dư thừa cũng như bộ tiêu hoá của con tôm làm việc đều đều không ngừng, đó là lý do lượng thức ăn hoán chuyển FCR với hệ số thấp.

Từ đó cho ta thấy cho ăn 6 lần trong ngày sẽ loại trừ thức ăn dư thừa, giảm thiểu hàm lượng ammonia, giảm thiểu mầm bệnh cũng như giúp cho con tôm tiêu hoá thức ăn đều đặn giúp cho cơ thể của con tôm tăng trọng một cách nhanh chóng.

Liemtran308 (Trần Thanh Liêm)

thanh122vn: Thảo luận về Nuôi tôm chân trắng (30/8/2009)

Toi rat dong tinh ve quan diem su dung men vi sinh cua anh Liem, neu nuoi tom voi mat do cao thi phai su dung men 5-7 ngay/1lan. Nhung van khong dong tinh ve muc nuoc sau la co loi cho tom. Muc nuoc sau thi phai la bao nhieu la hop ly, de co the ket hop giua quat va suc khi day cung cap day du oxy cho tom...

Con ve thuc an cho an ngay 6 lan voi tom mat do day co hop ly khong? theo toi nhung 1 thang den 1,5 thang thi co the thuc hien nhu the duoc; tom ve sau cang lon thi nen cho an tu 3 - 4 bua/ngay. Vi luc do tom an voi luong thuc an nhieu, thai phan nhieu can phai cung cap oxy nhieu vả lại thoi gian ban dem tom can nhieu oxy do do ta phai tang cuong quat ban dem nhieu len từ 8-10 tieng va giam cho an lai.

 


Nhựt Cầu - Bình Đại, Bến Tre: Hoi ve Nuôi tôm thẻ chân trắng (8/8/2009)

- Để nuôi tốt con thẻ chân trắng cần những điều kiện nào? (VD: ngưỡng pH, Oxy, độ mặn, kiềm, NH3,...bao nhiêu là hợp lí)

- Nuôi thẻ chân trắng thì hệ số thức ăn bao nhiêu là hợp lí?Cách thức để điều chỉnh thức ăn hợp lí?

- Khi kiềm thấp có ảnh hưởng tới con thẻ chân trắng không? Nâng độ kiềm bằng cách nào?

- Khi nuôi thẻ chân trắng thì cần bổ sung thêm những loại thuốc nào?

Cám ơn.

ThS. Nguyễn Hữu Đức: Thao luan ve Nuôi tôm thẻ chân trắng (11/8/2009)

Chào bạn Nhựt Cầu!

Tôi có thể cung cấp cho bạn 1 số thông tin sau:

1. Các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ

* pH: 7.5 - 8.5

* DO (oxy hòa tan): >= 4ppm.

* S%o (độ mặn): 10 - 20%o là tốt nhất

* Alkalinity (kiềm): 80 - 120 là phù hợp nhất

* NH3: <0,1ppm

2. FCR: 0.8 - 1.2 ( thời gian nuôi =<3,5 tháng), trung bình 1.05)

3. Kiềm thấp sẽ làm cho tôm khó lột xác và nếu tôm lột xác được sẽ dễ mắc chứng mềm võ, ngoài ra kiềm thấp còn ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường như: màu nước, độ biến động pH qua đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Khắc phục bằng cách bón vôi CaCO3 hoặc vôi Dolomite vào ban đêm.

4. Khi nuôi thẻ chân trắng, do thời gian nuôi ngắn, tôm lột xác thường xuyên do đó cần bổ sung thêm các loại khoáng đa lượng và vi lượng.

Ngoài ra, bạn chú ý do ở ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nước thường bị đục do phù sa nhiều, phù sa bám vào mang tôm cũng gây khó cho việc hô hấp của tôm nuôi, có thể khắc phục bằng cách: Sử dụng ao lắng trước khi bơm nước vào ao nuôi, không nuôi quá mật độ 80 con/m2.

Vài thông tin cho bạn. Chúc bạn thành công!

ThS. Nguyễn Hữu Đức

huuhoang - Quang ngai: Thao luan ve: Nuôi tôm thẻ chân trắng - Trao đổi cùng bạn Nhựt Cầu ở Bình Đại, Bến Tre (11/8/2009)

Trao đổi cùng bạn Nhựt Cầu ở Bình Đại, Bến Tre.

Chắc bạn đã nuôi tôm nên trao đổi cùng bạn một số vấn đề ngắn gọn sau:

1/ Điều kiện môi trường ao nuôi thuận lợi cho nuôi tôm thẻ chân trắng:

- pH=80-85

- Hàm lượng Ô-xy càng cao càng tốt, khống chế ngưỡng thấp nhất 4 ppm (ban đêm)

- Độ mặn:Trên dưới 20 phần ngàn (Tôm thẻ chân trắng là đối tượng thích ứng với độ mặn rộng, bản thân tôi đã nuôi thử 01 vụ hoàn toàn bằng nguồn nước biển độ mặn trên 30 phần ngàn, tôm vẫn phát triển bình thường)

- Độ kiềm: Trên 90 ppm.

- NH3 < 0,2 ppm.

2/ Hệ số thức ăn:

Tùy thuộc vào chất lượng loại thức ăn bạn sử dụng và mật độ thả nuôi trong ao của bạn.

- Nếu bạn sử dụng thức ăn chất lượng tốt, mật độ nuôi 100-120 con (Ở miền Tây của bạn chắc thả nuôi mật độ này là cao rồi) thì FCR trong khoảng 0.9-1.1 là đạt.

- Nếu bạn sử dụng thức ăn chất lượng vừa phải cùng với mật độ nuôi trên thì FCR trong mức 1.0-1.2.

- Theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn: Thông qua sàn ăn (nhá) là hợp lý nhất.

3/ Kiềm thấp làm cho tôm mềm vỏ, chậm lớn, là điều kiện để phát sinh một số bệnh.

- Nâng kiềm thường sử dụng khoáng sẵn có trên thị trường hoặc vôi CaCO3.

4/ Khi nuôi tôm thẻ chân trắng cần bổ sung thêm:

- Khoáng

- Vitamin

- Các loại men tiêu hóa, vi sinh...

Tuy nhiên việc dùng thuốc và liều dùng tùy thuộc vào mật độ nuôi của bạn, nguồn nước, môi trường ao nuôi...

Chúc bạn thực hiện nuôi tôm chân trắng thành công.

 


NGUYỄN VĂN RÍ - TP HCM: Thảo luận về: NHỮNG SAI LẦM KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (30/7/2009)

NHỮNG SAI LẦM KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Quá kỳ vọng vào đối tượng mới:

Người ta thường nghĩ nuôi tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới, sức sống cao nên rất dễ ăn, nếu như con tôm sú có hàng lọat khó khăn, rủi ro, thời gian nuôi dài, mật độ thấp, dịch bệnh, v.v.v, thì con tôm thẻ chân trắng khác hẳn. Chính vì những ưu điểm đó mà người ta quá chủ quan vào kỹ thuật nuôi tôm sẵn có mà áp dụng, nuôi mật độ quá cao trên 100con/m2. Dẫn đến tôm chậm lớn, hao thức ăn, hao đầu con do thiếu oxy, tôm dễ bị suy cùng với điều kiện oxy không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt đáy, dẫn đến thất bại.

Chọn mật độ nuôi:

Mật độ nuôi phải phù hợp với khả năng chăm sóc và kinh nghiệm nuôi của bản thân, thả mật độ dưới 100con/m2, là phù hợp vì ta đã giảm được 30% tôm giống, giảm 30% chi phí sản xuất, thức ăn, tăng được tốc độ nuôi tránh tình trạng kéo dài thời gian nuôi. Tuy nhiên cần tuyển chọn con giống cho tốt tránh tôm bố mẹ địa phương vì xãy ra hiện tượng đồng huyết, tỷ lệ sống kém và tỷ lệ mắc bệnh cao.

Không định hướng quy trình kỹ thuật

Nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú, khâu định hướng quy trình kỹ thuật rất quan trọng vì nó quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của con tôm và diễn biến môi trường. Có nhiều người nuôi vì quá chủ quan vào kỹ thuật xử lý sự cố ao tôm của mình mà lơ là định hướng quy trình kỹ thuật cho nên khi ao xảy ra sự cố thì phải mất từ 3 – 5 ngày xử lý cho ổn định, thời gian đó tôm bị suy không phát triển và phải mất thêm 5 – 7 ngáy để tôm phục hồi, đó là trường hợp xử lý tốt, nếu gặp trục trặc khác thì càng nguy.

Quá lúng túng trong khâu xử lý sự cố

Quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một lọai hóa chất hoặc thuốc xử lý nào đó, mà không phối hợp với công việc giải độc, cân bằng pH, kH, oxy hòa tan, thì tỷ lệ tái phát bệnh trở lại rất cao.

Không cần phối trộn dinh dưỡng bổ sung

Hầu hết những người nuôi tôm thẻ chân trắng cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ không cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng nhưng trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) quyết định chi phí nuôi tôm, thức tế áp dụng cho thấy viếc bổ sung thêm men đường ruột có gấc Saccharomyces cerevisiace kết hợp với sorbitol sẽ gia tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn.

Sử dụng vôi quá mức

Không phủ nhận việc sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết nhưng sử dụng phải có công thức và có liều lượng

+ CaO pH lên tới 12: Dùng trong cải tạo ao, rửa ao diệt khuẩn

+ CaCO3 pH cao nhất bằng 9, tăng cường pH và tăng hệ đệm

+ MgCa(CO3)2 pH lên tới 9 – 10, tăng độ kiềm (Alkalinyty), cung cấp dinh dưỡng và khoáng cho tảo

Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++ làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém tôm càng dễ nổi đầu, tôm kém phát triển.

CaCO3 khi đánh xuống ao phải phân ly được Ca++ và CO3-- thì lúc đó sử dụng vôi mới hiệu quả, nhưng vôi đang sử dụng hiện nay có hàm lượng tạp chất quá cao quá trình phân ly kém cho nên phải tăng liều lượng sử dụng lâu ngày tạo thành chất lơ lửng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc diệt khuẩn và hoá chất xử lý, và khả năng Oxy hoà tan kém.

Nếu tính một ao nuôi 1000m2 sử dụng trong 24h mà đưa xuống quá 20kg vôi là quá mức, hiện nay người ta sử dụng nhiều hơn số lượng này nguyên do là vôi có nhiều tạp chất làm gia tăng thêm chất thải trong ao nuôi.

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang