• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Thảo luận về chuyển đổi nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú

Tham khảo: Kỹ thuật nuôi tôm

Thượng Phương Anh - Ba Tri, Bến Tre: Sau khi nuôi tôm sú, giữ nước lại thả tôm thẻ chân trắng (30/8/2011)

Tôi nuôi tôm sú được 135 ngày thu hoạch, giữ nước lại độ măn 10 phần nghìn, sử lý clorin 35pm, tảo lam còn phát triển, không chết. Hỏi sử dụng thuốc gì cho không còn tảo lam? Nếu còn tảo lam thả thẻ chân trắng nguy hiểm như thế nào?

Vietlinh:

Do đáy ao vẫn còn nhiều mùn bã hữu cơ, nên sau khi xử lý bằng chlorine một thời gian tảo sẽ phát triển trở lại.

Nên:

- Hút bớt mùn bã đáy và xả bớt nước đáy ao.

- Sử dụng vi sinh đánh đáy.

Trong giai đoạn đầu thả nuôi, tảo lam phát triển bình thường là nguồn cung cấp phiêu sinh làm thức ăn cho tôm nuôi. Tuy nhiên, do mùn bã và thức ăn dư thừa tồn đọng sẽ dễ dẫn đến tảo phát triển mạnh và quá mức vào các tháng kế tiếp làm pH biến động lớn trong ngày; nếu tình trạng này kéo dài sẽ không có lợi cho tôm nuôi.

 


Thượng Phương Anh - Xã Vĩnh Hòa, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: Ao khi thu hoạch tôm sú rồi thả thẻ chân trắng dược không? (8/8/2011)

Sau khi thu hoạch tôm sú rồi thả thẻ chân trắng dược không ?

Thả tôm thẻ khỏi cải tạo ao hiệu quả hơn cải tạo ao không ?( kinh nghiệm của nông dân )

Tôm thẻ mật độ 100con/m2 thì nước độ sâu bao nhiêu là tốt

Giống thẻ của công ty nào uy tính nhất và hiệu quả nhất

Giá tôm sú hiện nay 30con/kg là bao nhiêu ? giới thiệu người mua

Trân trọng kính chào

Vietlinh:

1/ Nếu kiểm tra ao nuôi sau thu hoạch tôm sú bảo đảm không bị nhiễm mầm bệnh thì có thể thả được.

Có thể tân dụng nước ao bơm chuyển qua một ao khác đã cải tạo để nuôi sẽ tốt hơn

2/ Không cải tạo ao sẽ không hiệu quả như mong muốn, chẳng hạn: đáy ao tích tụ mùn bã hữu cơ, cho dù sử dụng vi sinh liên tục làm ảnh hưởng đén 2 tháng nuôi kế tiếp. Đối với tôm nuôi giai đoạn đầu có thể lớn nhanh hơn ao đối chứng, nhưng sau đó giảm dần.

3/ Tôm thẻ mật độ 100con/m2 thì nước độ sâu nên:

Mực nước từ 1,5m trở lên.

4/ Hiện nay có nhiều công ty tên tuổi sản xuất giống tôm thẻ có uy tín trên thị trường.

5/ Tại thời điểm hiện tại tôm sú hiện nay 30con/kg giá mua xô dao động trong khoảng từ 180.000đ - 200.000đ/kg.

Nếu có số lượng lớn, liên hệ trực tiếp với các công ty chế biến XNK thủy sản tại địa phương đến thu mua.

 


Hoang trung - Khánh Hòa: Thao luan - Hoi dap ve: Nên nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (10/3/2009)

Tôm sú không đòi tiền vốn cao nhung giá thành thấp, hợp đồng xuất khẩu không được nhiều, nên đầu ra có lẽ sẽ bấp bênh.

Tôm thẻ phải thả mật độ cao, nên tiền đầu tư rất cao nhưng hợp đồng xuất khẩu lại dễ kiếm nên đầu ra có lẽ ổn định hơn (ít ra cũng đúng trong năm 2009 này)

Vậy theo các bạn nên thả loại tôm gì trong năm này?

Vietlinh:

Hiện đã là tháng 2 âm lịch, theo chúng tôi: tuỳ thuộc qui hoạch vùng nuôi tại địa phương bảo đảm lợi thế cạnh tranh và phát huy hiệu quả việc sử dụng mặt nước trong việc nuôi 2 loại tôm nói trên. Chẳng hạn: chất đất phù hợp cho từng loại tôm nuôi (ao nuôi có nền đáy bùn, đáy bùn cát thả nuôi tôm thẻ chân trắng không hay bằng tôm sú).

Nếu đáp ứng được yêu cầu về giống và vốn đầu tư có thể thả tôm thẻ chân trắng. Nếu không đủ điều kiện thì nên thả tôm sú - thả thưa nuôi size lớn (mật độ dưới 20 con/m2) nuôi vừa lớn nhanh vừa có size lớn dễ bán.

 


Tăng Thi Rit - q9, Tp.HCM: Thảo luận: Nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú ntn? (26/8/2008)

Tôi là người trực tiếp tìm hiểu quy trình nuôi tôm ở một số vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Giờ... thất bại có, thành công có. tôi rút ra được khá nhiều kinh nghiệm từ đối tượng nuôi.

Tôi ko bàn là nên nuôi hay ko, mà bàn nên chọn đối tượng nuôi và nuôi như thế nào?

1. Chuyên quy hoạch vùng nuôi là rất cần thiết, nhưng nghề nuôi tôm ở VN vẫn còn tồn tại nhiều là nuôi tự phát, chạy theo lợi nhuận, cơ quan chức năng không quy hoach kịp vùng nuôi nên ko đáp ứng được hệ thống thủy lợi, ko phát huy được nhiều tính cộng đồng trong nghề nuôi.

2. Con tôm nào nuôi cũng có bệnh này bệnh kia, nên khả năng am hiểu kỹ thuật, thị trường, đối tượng, chi phí - lợi nhuận...là rất quan trọng. Nếu ko hiểu thì nên cẩn thận khi tham gia nuôi.

3. Nên áp dụng quy trình nuôi có định hướng bền vững,lâu dài. Con tôm gắn liền với ao nuôi, nếu đáy ao ô nhiễm hay bị hoá chất tàn phá thì nguy cơ phát sinh bệnh dịch luôn ở mức rất cao.

4. Phần lớn người nuôi cải tạo ao ban đầu đều sử dụng hoá chất (thuốc trừ sâu, diệt giáp xác, chlorin, saponin, diệt khuẩn...). đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đất bị "trơ" nên tuổi thọ nghề nuôi giảm. Nên biết mình đang sử dụng thuốc gì, tác dụng của nó ntn? tồn tại bao lâu? và nên có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng "trơ" đáy trước khi quá muôn.

5. Tình trạng ao tôm bị bệnh, xử lý qua loa rồi xả ra môi trường ngoài làm lây lan mầm bệnh vẫn còn phổ biến. Chúng ta hãy phát huy tinh thần nuôi cộng đồng, bảo vệ lẫn nhau, hạn chế lây lan mầm bệnh sẽ góp phần giảm dịch bệnh.

Chúc quý vị và bà con nuôi thành công đối tượng mình chọn!

 


Hàn Thanh Phong - Bạc liêu: Vấn đề cần quan tâm là tại sao mình chuyển hướng qua thẻ chân trắng (20/8/2008)

Vấn đề ở đây mình cần quan tâm là tại sao mình chuyển hướng qua thẻ chân trắng, có những vấn đề mình phải trả lời:

1. Thẻ chân trắng có độ bền như nuôi tôm sú không.

2. Mình cạnh tranh với các nước về chi phí, giá thành, giá thành phẩm tôm thẻ không.

3. Tại sao các nước: Trung quốc, Thái lan,... không nuôi sú mà chuyển qua thẻ.

4. Mình có xác định được mức độ dịch bệnh, khả năng xử lý, cũng như mức độ ô nhiểm môi trường khi không nuôi được thẻ thì mình dùng gì thay thế đây.

5. Chính sách các cơ quan chức năng đưa ra mang tính quy hoạch thử nghiệm để xem xét, nhưng vấn đề đặt ra là: quy hoạch đựoc vung nuôi, thời gian nuôi hay không. Thời giạn năm 95 - 96, Cà mau có quy hoạch vùng nước lợ măn - nước ngọt mà cuối cùng có quy hoạch được không. Mình có ngăn chặn sự tự phát của dân không?

Đó là các vấn đề các cơ quan chức năng cần xem xét. Còn người dân đừng nên thấy lợi nhuận trước mắt mà làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên sau này mình cần mà không có.

 


Trần Trọng Khiêm - Trần Hưng Đạo, Sóc Trăng: Tham gia chia sẽ Nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL (12/8/2008)

Về vấn đề này tôi xin tham gia chia sẽ cùng các bạn là ngay bây giờ phải nuôi thẻ chân trắng thôi. Bởi vì các nguyên nhân sau:

1. ĐBSCL nuôi thẻ chân trắng lớn rất nhanh (tôi vừa thu hoạch tôm 87 con/kg, nuôi 80 ngày)

2. Tính các chi phí đầu vào chỉ có 30.000 đồng cho một kg tôm thẻ và bán được 51.000 đồng.

3. ĐBSCL vẫn nuôi được mật độ cao (tôi đã nuôi 100 con/m2)

4. Trong quá trình nuôi rất ít sử dụng thuốc, men chỉ dùng vôi là chủ yếu.

Với các lý do tôi nêu trên, nếu các bạn nào đã biết nuôi tôm sú thì hảy so sánh xem nên nuôi sú hay nuôi thẻ. Hiện tại giá tôm sú loại 30 con/kg chỉ còn 88.000 đồng. Các chi phí đầu vào để được 1 kg tôm loại 30 con trong thời gian 135 ngày tương đương 75.000 đồng.

Chúng ta là những người sản xuất không được bảo hộ giá như điện hay nước..., do đó chúng ta phải sản xuất những loại nào bán được và có lãi. Nói về dịch bệnh thì con nào mà không bệnh. Tôi không bàn thêm nhiều nữa chỉ thảo luận cùng các ngư hữu bấy nhiêu thôi.

 


Nguyễn Đức Thanh: Nên hay không nên nuôi Tôm Chân Trắng? Các điều lợi và hại giữa Tôm Chân Trắng và con Tôm Sú truyền thống. (8/8/2008)

Xuất xứ của Tôm Chân Trắng là từ vùng Nam Mỹ chạy suốt từ Peru cho đến Mexico. Vào những năm 1970 Tôm Chân Trắng được đưa vào các vùng đảo Thái Bình Dương, tới đầu năm 1980 Tôm Chân Trắng được nuôi trồng các vùng nước Mỹ và quanh khu vực. Suốt thời gian dài 20-25 năm Tôm Chân Trắng là loại tôm chủ lực nuôi trong khu vực này.

Tôm Chân Trắng được đưa vào Á châu qua các nước Trung Quốc và Đài Loan vào những năm 1980 nhưng cho tới mãi năm 1996 mới thực sự đưa vào nuôi trồng sản xuất đại trà. Các nước Á châu lân cận khác thì vào đầu năm 2000. Các con giống SPF (specific pathogen free) không mang nguồn bịnh được thử nghiệm nuôi trồng sản xuất tại các nước Á châu vào đầu năm 2000.

Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc dẫn đầu về số lượng sản xuất khoảng 300,000 tấn năm 2003, từ đó tới năm nay con số này còn cao hơn nhiều. Sản lượng của ThaiLand được 120,000 tấn, Việt Nam và Indonesia mỗi nước chỉ có 30,000 tấn.

Về vấn đề bệnh dịch đối với Tôm Chân Trắng, theo FAO (Food and Agriculture Organization) - Ủy ban lương thực và nông lâm quốc tế thì có sự ngộ nhận là Tôm Chân Trắng không bị nhiều bịnh dịch như những con Tôm Sú truyền thống và mang lại lợi nhận kinh tế cao, trong khi đó Tôm Sú lại bị nhiều dịch bệnh và làm tổn hại rất lớn kỹ nghệ nuôi trồng Tôm Sú địa phương. Thời gian đầu Tôm Chân Trắng đã mang lại lợi nhuận và thành công cho khu vực châu Á, trái lại, trong thời gian này thì phía Nam Mỹ giảm dần số lượng sản xuất vì những bịnh dịch con Tôm Chân Trắng gây ra.

Dịch bịnh đầu vàng (YHV) năm 1992 và sau đó là đốm trắng (WSS) năm 1994 trên con Tôm Sú truyền thống làm tổn thất hơn 1 tỷ đô la một năm cho Châu Á. Đối với con Tôm Chân Trắng ở khu vực Nam Mỹ cũng bị dịch bịnh Taura Syndrome Virus (TSV) từ năm 1993, tổn hại mỗi năm ½ tỷ đô la. Những dịch bịnh này được đổ lỗi cho sự bất cẩn trong khâu sản xuất tôm giống và những đàn giống được du nhập từ nước ngoài vào, vì lý do này các chính phủ Châu Á đều ra luật chống lại nhập khẩu và nuôi trồng Tôm Chân Trắng để ngăn ngừa và bảo đảm cho con tôm trong nước không bị lây nhiễm bởi các tôm giống du nhập từ Nam Mỹ.

Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra dịch bịnh Taura (TSV) có lây nhiễm cho con Tôm Sú hay không? Vì thời gian chưa đủ để có 1 cuộc nghiên cứu sâu rộng về sự lây lan này nhưng khoa học cho biết rằng virus Taura dễ dàng chuyển hoá và lây nhiễm cho con Tôm Sú. Thêm vào đó Tôm Chân Trắng đem theo 1 virus gọi là LOVV-Like, con virus này làm ngưng tăng trưởng cho con Tôm Chân Trắng (bịnh còi) cũng như bịnh MBV cho con Tôm Sú, và những dịch bịnh tai hại khác chưa thể nào hình dung được mà phải cần thời gian nghiên cứu thêm.

Những thành công ban đầu nhờ vào con Tôm Chân Trắng đã là sự thúc đẩy cho rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ào ạt nuôi trồng không màng đến sự cản ngăn lo lắng của các chính quyền sở tại. Nhiều nguồn giống không rõ lai lịch và mang theo mầm móng dịch bịnh đã được nhập về mà hậu quả sẽ không kiểm soát kiềm chế được sau này.

Con Tôm Chân Trắng có nhiều điểm lợi hơn con Tôm Sú, điểm nổi trội nhất là con giống có thể gầy dựng và sản xuất tại chỗ theo vòng khép kín, không phải ra đại dương bắt con giống từ thiên nhiên về. Hiện tại một vài nước đã sản xuất được những con giống siêu hạng không bị nhiễm bịnh đời thứ 6 gọi là những con giống SPF (Specific pathogen free) không có virus và con giống SPR (specific pathogen resistant) miễn nhiễm dịch. Tôm Chân Trắng có những điểm lợi khác như mau lớn, lớn nhanh hơn con Tôm Sú, thả được mật độ cao, khoanh độ muối và nhiệt độ rộng, cần ít chất đạm hơn (giá thành thấp hơn), tổn thất hao hụt cho tôm Post rất ít, ít bị nhiễm bịnh (các loại tôm SPF và SPR).

Những điểm hại của con Tôm Chân Trắng là bản thân nó khi được du nhập vào sẽ mang theo những mần bịnh cho vùng bản xứ, người mới nuôi sẽ không có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi (kỹ thuật khác với Tôm Sú). Nuôi Tôm Chân Trắng cần kỹ thuật cao. Kích cỡ tôm nhỏ hơn nhiều so với Tôm Sú. Những người mới nuôn Tôm Chân Trắng nếu không áp dụnh kỹ thuật tân tiến thì khó cạnh tranh với các nước đi đầu với nhiều năm kinh nghiệm hơn.

Trên thế giới các cơ quan (FAO, OIE, NACA, ASEAN, SEAFDEC, GAA) liên quan đến nuôi trồng thủy sản đã có thỏa thuận 1 số điều lệ tập trung vào con giống SPF và SPR. Để tránh những trường hợp lây lan dịch bịnh tràn lan hủy hoại đi ngành nuôi trồng thủy sản, chỉ có 2 loại giống siêu hạng trên được phép dịch bịnh chuyển từ vùng này sang vùng khác trên thế giới. Các nước đã tuân thủ theo những luật lệ này gồm Mỹ (Hawaii), Venezuela và Brazil.

Mô tả cụ thể những điểm lợi đối với con Tôm Chân Trắng:

Có rất nhiều điểm lợi khi nuôi trồng con Tôm Chân Trắng mặc dù nó không phải là con tôm bản xứ.

• Tăng trưởng: Con Tôm Chân Trắng có thể lớn nhanh và lẹ hơn con Tôm Sú (3g/1 tuần) và tới mức là 20gram 1 con (trong điều kiện 150con/1m2 lúc thu hoạch). Khi lớn tới mức 20g thi tăng trượng chậm hẳn đi, đặc biệt con tôm đực tăng chỉ được 1g/1tuần . Các nước như ThaiLand và Indonesia, Tôm Chân Trắng được nuôi trong ao nền đất sét mật độ từ 60-150 con/m2 (tỷ lệ sống 80-90%) thường chỉ lớn được 1.0 - 1.5g/1 tuần.

• Mật độ: có thể nuôi Tôm Chân Trắng ở mật độ cao tới 150 con/ m2

• Độ mặn: Tôm Chân Trắng chịu được độ mặn từ 0.5 – 45ppt, thường thì vào khoảng 7 – 34ppt và lớn nhanh nhất vào khoảng 10 – 15ppt.

• Nhiệt Độ: Tôm Chân Trắng chịu được nhiệt độ cao thấp từ 15 – 33oC nhưng nó chỉ tăng trưởng tốt nhất vào khoảng 23-30oC. Theo (Wyban and Sweeny, 1991) thì nhiệt độ 27oC vẫn là lỳ tưởng.

• Dinh dưỡng: Tôm Chân Trắng cần ít chất đạm hơn là Tôm Sú. Tôm Chân Trắng cần 20-35% chất đạm so với Tôm Sú là 36-42%. Theo cách nuôi trồng ThaiLand thì FCR là 1.2 so với Tôm Sú là 1.6. Với điểm này cộng với tỷ lệ sống cao thì Tôm Chân Trắng được lợi hơn 25-30% giá thành, theo thống kê giá thành là Tôm Chân Trắng = US$ 2.33/Kg và Tôm Sú là = US$ 3.41/Kg.

• Nuôi dưỡng tôm Post: Tôm Chân Trắng tỷ lệ sống cao hơn Tôm Sú rất nhiều.

• Thu hoặch: Tôm Chân Trắng ngâm nước đá sau khi thu hoặch sẽ tránh được các bịnh đường ruột cho người tiêu dùng.

Tôm Chân Trắng có rất nhiều điểm thuận lợi như nêu trên, nhưng cũng còn nhiều vấn đề dịch bịnh mà chúng ta không biết được sau này. Theo Tôi vấn đề nuôi con Tôm Chân Trắng thì địa lý rất là quan trọng, ở Việt Nam thì khu vực miền trung có lẽ thuận hơn so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long phía nam vì nhiệt độ 23 – 27 oC lý tưởng nhất (tháng 10 – tháng 2). Đầu tư vào kỹ thuật và con giống (SPF, SPR) cần tài chính mạnh và cũng là điểm chính cho thành công nuôi trồng Tôm Chân Trắng.

Vấn đề kinh tế xuất khẩu thì rõ là chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế, vì phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước Nam Mỹ, ThaiLand và Trung Quốc. Vấn đề kỹ thuật và chất lượng thì ta khó cạnh tranh lại vì các nước đó đã có quá trình dài trong nuôi trồng con Tôm Chân Trắng, và như thế chúng ta lại sẽ bị ràng buộc vào thế cạnh tranh với giá cả, chuyện này thì càng phức tạp hơn nhiều. Ở Việt Nam nhiều năm qua khâu thu mua có nhiều vấn đề gây bức xúc trên thị trường mà nhà nông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, như con cá tra, các nhà nông cấy lúa, khi được mùa thì cũng là lúc lo cho đầu ra. Nông dân gian khổ bao nhiêu để nuôi, để trồng thì khi thu hoặch cũng gian nan bấy nhiêu khi mang con tôm cây lúa đi bán….. Và chúng ta còn nhiều việc phải suy nghĩ và làm. 

 


Hàn Thanh Phong: Nên nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL không? (8/8/2008)

Tôi xin đưa ra một số chỉ tiêu,....

1.Diện tích ao nuôi là 40 00m3, mật độ thả 40con/m2

2. Tỷ lệ sống đến thu hoạch là 80%

3.Thời gian nuôi 2,5 đến 3 tháng, trọng lượng là 80 con/kg, Fcr là 1,1

4.Giá thức ăn trung bình là 18,000 đ/kg

5.Giá tôm giống là 40 đ/con

6.Giá tôm thu hoạch là 50,000 đ/kg

7.Tiền cải tạo ao, xử lý ban đầu là 15,000,000 đ/ao

8.Tiền thuốc ,.... trong quá trình nuôi là 10,000,000 đ/ao

9.Tiền nhân công là 2,000,000 đ/ao, khấu trừ dụng cụ và đất là 15,000,000 x 20% = 3,000,000 đ

Lúc thu hoạch sẽ có các chỉ số sao:

1. Trọng lượng tôm thu: 4,000 x 40 x 80% /80 = 1,600 kg

2. Số tiền thu được là 1,600 x 50,000 = 80,000,000 đ

3. Số tiền cho thức ăn là 1,600 x 1,2 x 18,000 = 31,680,000 đ

4. Số tiền lời thu được là 80,000,000 - 31,680,000 - 3,000,000 - 2,000,000 - 10,000,000 - 15,000,000 - 6,400,000 = 11,920,000 đ

Như vậy tính theo khả năng trung bình và mật độ như các bạn đã khuyến cáo thì một ao nuôi như vậy chỉ có lợi nhuận như thế, nếu xét về khả năng rủi ro thì có chấp nhận được không.

Theo tôi thì ở ĐBSCL nuôi thẻ chân trắng với mật độ cao thì rất khó do đặc tình môi trường phù sa, còn mật độ thấp như trên thì rất khó có lãi cao, ở đây chúng ta chưa tính đến rủi ro về giá tôm thành phẩm.

Chúng ta nên tính vấn đề rủi ro, và trượt giá của đồng tiền để xem có nên phát triển thẻ chân trắng ở ĐBSCL không.


Vietlinh: Trao đổi về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL (27/7/2008)

Gần đây chúng tôi nhận được nhiều ý kiến thảo luận về việc nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt quan tâm là khả năng phát triển của loại tôm này tại ĐBSCL - vựa tôm của cả nứoc.

Phải thấy rằng con tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào nuôi tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng từ những năm 2001 (Công ty Nuôi trồng Thuỷ sản Duyên Hải - Bạc Liêu) và sau đó là các Công ty ASIA HaWaii Việt Nam - Phú Yên; Công ty ATI Việt Nam và chưa kể đến các thương gia nước ngoài đưa vào nuôi thử nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc trong những năm kế tiếp. Với khả năng cần cù chịu khó học hỏi, rất chú ý quan sát của các nhà đầu tư và nông dân trong lĩnh vực nuôi tôm, chẳng mấy chốc tôm thẻ chân trắng đã được bà con nuôi khảo nghiệm xen kẽ cùng tôm sú. Tuy nhiên vào những năm 2003 - 2004 bà con bắt đầu truyền tai nhau "tôm sú nuôi 1-2 tháng bị bệnh vớt còn bán đựoc, tôm thẻ 1-2 tháng không ai mua" và rồi số lượng nuôi ít giá rẻ khó bán, thậm chí người ta đã thử chà vỏ để làm giả tôm khô cũng không xong...làm người nuôi nản lòng.Việc nuôi lén lút giảm hẳn. Nhiều bài học đã được đúc kết như: nuôi mật độ như thế nào phụ thuộc nhiều vào chiều sâu mực nước ao nuôi và khả năng chăm sóc, hệ thống thiết bị cung cấp ôxy cho ao nuôi, để đạt được chất lựong tôm thương phẩm phải kể đên vai trò quyết định của con giống...

Nhiều mô hình nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng đạt kết quả ấn tượng như ở Hoành Bồ - Quảng Ninh 7 tấn/ha hay tại một số tỉnh ĐBSCL có nơi đạt 12-13 tấn/ha. Điều này cũng làm chúng ta nhớ lại thời kỳ 1998-1999 với điều kiện môi trường tốt, chưa ô nhiễm, ít dịch bệnh, hầu hết người nuôi tôm sú đều thắng lợi và chỉ đến khi ồ ạt nuôi, môi trường ô nhiễm dịch bệnh hoành hành lúc đó nhiều bài học được đặt ra.

Theo chúng tôi với các yếu tố môi trường nhất là nguồn nước nuôi, chất lượng con giống, khả năng đầu tư hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL nên quy hoạch riêng biệt vùng nuôi công nghiệp tập trung cho tôm thẻ chân trắng. Không nên phát triển ồ ạt dễ dẫn tới dịch bệnh mất nhiều năm phục hồi như nhiều nước đã gặp phải.

VL

Thac si Nguyen Huu Duc: Thảo luận về nuôi tôm thẻ CT ở ĐBSCL (5/8/2008)

Toi rat ung ho y kien cua VietLinh ve quy hoach vung nuoi tom the o DBSCL.

Theo toi tu de tranh quy hoach di sau su tu phat cua nguoi nuoi thi cac tinh nuoi tom nen to chuc nhung cuoc hoi thao ve van de nay ngay bay gio, moi nhung chuyen gia, cac nha khoa hoc, nhung ho nuoi lau nam va nhung nguoi co tam huyet trong nghanh de thao luan va dua ra giai phap cho tung khu vuc, tung dia phuong cu the. Qua do dinh huong cho tinh va cho nguoi dan thuc hien hop ly va an toan hon.

Thac si Nguyen Huu Duc: Thảo luận về nuôi tôm thẻ CT ở ĐBSCL (5/8/2008)

Theo y kien cua ca nhan toi mat do nuoi tom the 30-40con/m2 la hop ly o khu vuc DBSCL, tuy nhien thanh cong con phu thuoc vao nhieu yeu to: Moi truong, con giong, thuc an va ky thuat quan ly.

Toi hoan toan tan thanh y kien tap trung phat trien tom su o DBSCL, nhung ve viec nguoi nuoi chuyen sang nuoi the co the do nhung nguyen nhan sau:

1. Gia tom su thit giam thap/chi phi san xuat cao

2. Tom su nuoi k lon nhanh nhu truoc day ( thuong >5 thang)

3. Nhu cau cua cac thi truong nhap khau co thay doi

Tuy vay rut bai hoc tu Thailand chung ta nen da dang hoa doi tuong nuoi nuoc lo man chang han nhu: cac loai ca bien...khong nen tap trung hoan toan vao mot doi tuong nao do.

Vai y kien thao luan!

Lê Bình: Thac si Nguyen Huu Duc: Thảo luận về nuôi tôm thẻ CT ở ĐBSCL (5/8/2008)

Trăn trở như vậy mới thấy được mặt trái của một xu hướng trong nuôi trồng thủy sản. Một số nước và vùng ở VN đã khai thác quá mức năng suất sinh học của môi trường nên không còn nuôi được tôm sú nên tìm đối tưong nuôi mới, trong đó có tôm thẻ chân trắng. Tại sao không tìm hướng khắc phục dịch bệnh để tiếp tục phát triển tôm sú?

Nguyen Phuoc Loc - Cong ty CP KH&CN Tan Tien - Nguyen Hue P1 Tp.Soc Trang: Thảo luận có nên nuôi tôm thẻ CT ở ĐBSCL hay không? (5/8/2008)

Toi da tung nuoi TTCT duoc 8 nam, xin co mot so y kien nhu sau:

1. Ve mat da dang sinh hoc : TTCT la loai ngoai lai 100% (co nguon goc tu Nam My) nen xet ve mat an toan da dang sinh hoc thi can phai than trong khi phat trien o at doi tuong nuoi nay.

2. Ve mat moi truong: suc an cua TTCT manh gap nhieu lan tom su, qua nhieu vu nuoi va so sanh thi toi thay chi so FCR cua TTCT luon thap hon tom su. Khi thu hoach TTCT thi day ao nuoi luc nao cung sach hon so voi day ao nuoi tom su. Trong qua trinh nuoi su dung cac hoa chat xu ly cung it hon do do it anh huong den moi truong khi thai nuoc thai ra moi truong. Neu so sanh tai luong o nhiem tu nuoc thai cua ao nuoi TTCT va tom su chac chan nuoc thai tu ao nuoi TTCT se thap hon.

3. Ve mat kinh te xa hoi:

a. Kinh te: Gia thanh 1 kg TTCT hien nay vao khoang 28.000 - 30.000 d/kg, gia ban khoang 55 - 60 ngan (size 100 con/kg), thoi gian nuoi (ngan) tu 2,5 - 3 thang. Neu dem so sanh voi tom su thi khoi phai ban.

b. Xa hoi: nong dan DBSCL dang dieu dung vi con tom su (cam co ruong dat, ngan hang xiet no, vay nong tu ben ngoai), dieu nay ai cung biet, vay tai sao khong nhanh chong cho ba con chuyen doi doi tuong nuoi tu tom su qua tom the?

Tren day la mot so y kien cua ca nhan toi, mong duoc su gop y them cua cac ban dong nghiep gan xa.

Tran trong.

 


Đỗ Tấn Hùng TT Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang: Một số ý kiến tham gia thảo luận về nuôi tôm thẻ chân trăng ở ĐBSCL (27/7/2008)

Theo ý kiến của thạc sĩ NGuyễn Hữu Đức, ở vùng ĐBSCL xem lại hiệu quả nuôi TTCT với mật độ cao vì có thể tôm bị thiếu ôxy và lượng chất thải ra môi trường khá lớn. Vậy nuôi TTCT với mật độ 30-40 con/m2 có bảo đảm thành công hay không?

Han Thanh Phong - Bạc liêu: Một số ý kiến tham gia thảo luận về nuôi tôm thẻ chân trăng ở ĐBSCL (27/7/2008)

Vấn đề đặt ra là tại sao ta lại nuôi thẻ chân trăng, trong khi đó vùng này vẫn còn tiềm năng nuôi tôm sú.Chúng ta nhìn lại các nước đi trước ta về thủy sản: Đài Loan, Trung quốc và gần ta nhất là Thái Lan, tại sao họ phải chuyển qua nuôi thẻ. Lý do đơn giản vì tôm sú không còn thích hợp nữa, họ không có sự chọn lựa nào khác nên phải chọn thẻ chân trắng, còn chúng ta còn thích hợp với sú thì tại sao ta phải chuyển qua thẻ chân trắng.

Câu hỏi ta phải suy nghỉ là: tại sao thái lan đã nuôi rất thành công thẻ chân trắng nhưng bây giờ họ có hướng chuyển lại tôm sú.

Nhìn từ xưa đến nay ta ít có khả năng cạnh tranh được với Trung quốc về các sản phẩm, hiện nay Trung quốc đang nuôi thẻ chân trắng rất mạnh, thì mình có khả năng cạnh tranh giá cả với họ không Thêm lý do nữa, môi trường rất ô nhiểm không thể nuôi sú nên các nước Thái lan,....mới chuyển qua thẻ, một khi vùng này ta chuyển quâ thẻ, đến lúc nào đó môi trường bị ô nhiểm k còn nuôi thẻ được thì lấy gì để nuôi thay thế đây.

Nếu mình tính chuyện lâu dài thì nên suy nghĩ các vấn đề trên

Nguyen Huu Duc: Ý kiến về Nuoi tom the o DBSCL (26/7/2008)

Qua bai bao "co nen nuoi tom the o DBSCL...", toi co vai y kien nhu sau:

1. Can luu y la cac tinh DBSCL co dac diem nuoc duc, phu sa nhieu rat han che trong viec oxy hoa tan tu khong khi vao moi truong nuoc, trong khi do tom the la doi tuong nuoi can ham luong oxy cao va nuoi o mat do rat cao (100con/m2). Nhu vay van de hieu qua can phai xem xet lai.

2. Nhung nam gan day tinh hinh nuoi tom su gap nhieu kho khan nhu: dich benh, tom cham lon, chi phi dau tu cao,... Mot trong nhung nguyen nhan gay nen hien tuong tren la van de moi truong o nhiem, he thong thuy loi con nhieu han che...ma mot trong nhung yeu to gay o nhiem la luong chat thai cua mua vu tom su va thuc an du thua. Do vay neu nuoi tom the voi nang suat tren 10tan/Ha voi FCR (he so chuyen doi thuc an thanh thit khoang 1), va neu nhu moi nam nuoi 3 vu thi lieu moi truong cua chung ta co ganh noi khong, nguy co o nhiem tram trong se xay ra, luc do quay lai nuoi tom su hay doi tuong khac se rat kho khan.

Theo y kien toi viec da dang hoa doi tuong nuoi la tot nhung can phai khoanh vung, quy hoach nuoi nghiem ngat de tranh tai hai sau nay

Vai y kien dong gop.

Thac si: Nguyen Huu Duc (Cty Tongwei Vietnam)


quang nguyen van - dia chi: vinh phuoc-nha trang- khanh hoa: thảo luận: về sức cạnh tranh của con tôm sú! (20/3/2008)

Theo cac ban: suc canh tranh cua tom su se nhu the nao? truoc su canh tranh rat lon cua con tom chan trang hien nay? nhat la tom chan trang co lon cua thai lan?

Hien Virbac -VIRBAC VIETNAM: Thảo luận về sức cạnh tranh của tôm sú và tôm thẻ chân trắng (18/4/2008)

Thay mat cty Virbac Vn, xin chao tat ca cac ban quan tam den van de thao luan nay.

- Nhu cac ban da biet, thoi gian gan day phong trao nuoi The phat trien rat manh, nhat la o cac khu vuc khong the nuoi Su thuan loi duoc (dac biet la o Thai, nhu mien trung nuoc ta). Voi su gia tang ve san luong cu Su lam anh huong nghiem trong den Su (gia ca va dich benh...). Voi chi phi thap va thoi gian nuoi ngan (chi tap trung o kich co trung binh khoan 40c/kg) nen gia thanh tuong doi re hon nhieu so voi Su (cung kich co), vi the xuat khau sang cac thi truong Tay va My gap thuan loi hon nhieu so voi Su.

- Tu do dan den viec Su hien nay bi canh tranh rat gay gat do The, voi Su kich co 40c/kg thi thi truong se chuong The hon vi gia tuong doi re. Noi chung la voi su xuat hien cua The, thi Su gap rat nhieu kho khan khi nuoi cung nhu khi tieu thu, trong tinh hinh hien tai.

- Tuy nhien, khong vi the ma Su lep ve hoan toan hoac mat thi the canh tranh von co cua no. Vi gia tri dinh duong rat cao cua Su (The khong the so sanh) cung voi su ua thich cua thi truong. Khi Thai Lan bung phat The, thi nguon cung Su giam dang ke tu do dan den con Su tro nen khan hiem di nhieu. Tu do dan den viec Su la nguon hang chat luong cao.

- De tang suc canh tranh va giu vung loi the cua Su thi ta can co nhung viec can phai quan tam trong nuoi Tom Su thuong pham:

+ Thu nhat: Giam gia thanh Su, dieu nay khong de vi tinh tang gia thuc an hien nay la rat lon. Tuy nhien, khi lua chon cac san pham thuc an cung nhu thuoc dung trong khi nuoi, can lua chon cac loai tot (tieu chuan GMP). Thuong thi cac loai nay gia cao hon cac loai thuoc hay thuc an khong dat chuan. Voi tam ly, giam chi phi, ma lai lua chon cac loai re tien thi co ve rat hop ly, nhung chat luong khong cao, tac dung it vi the khi can dat den kich co Su mong muon thi phai dung rat nhieu, tu do chi phi cuoi cung lai tang cao.

+ Thu hai: Rut ngan thoi gian nuoi (khi dat kich co mong muon), bang cach tang cuong cong tac quan ly ao nuoi. Xu dung thuc an va thuoc chat luong cao, hieu qua. Giam thoi gian nuoi cung la giam chi phi va giam cong tac quan ly cung nhu giam rui ro.

+ Thu ba: Tang kich co tom Su (trong khoan 20-30c/kg), gia tieu thu loai nay tuong doi cao tren truong, vi The thuong tap trung nhieu o kich co khoan 40c/kg. De lam duoc dieu nay, khi tha nuoi chi nen o khoan 15-20c/ m2 Su giong, vi tha thua nhu the se de quan ly va giam rui ro cung nhu giam chi phi dung thuoc va thuc an. Tang cuong cac san pham dinh duong bo xung cao cap dat tieu chuan GMP, hieu qua, tac dong lau dai (mac du gia cac loai nay tuong doi cao tren truong).

+ Ngoai ra can luy y nhung van de sau: Nen kiem nghiem truoc khi chon va tha giong. Khong nen dung cac san pham thuoc va thuc an kem chat luong, khong ro nguon goc khong dat tieu chuan GMP. Tuyet doi khong dung cac san pham thuoc va hoa chat khong duoc phep luu hanh cua bo Thuy San hoac Bo NN&PTNN, vi the se anh huong nghiem trong den chat luong Tom nguyen lieu xuat khau, tu do dan den anh huong xau cho viec xuat khau thuy san noi chung hien nay.

Tren day chi la vai y kien ve chu de nay. Rat mong su dong gop va phe binh cua tat ca quy ban doc quan tam.

Chan thanh cam on.

Hien Virbac

 


nguyen hai dang: Thao luan: suc canh tranh cua tom su voi tom chan trang (31/3/2008)

Theo toi tom su van co loi the cua no. Chat luong cua thit tom su cao hon so voi tom chan trang. Ở giai doan ban dau thi nguoi su dung nguoi ta thay re se su dung nhung sau nay se duoc phan hoa ro rang giua nhu cau su dung tom su va tom the va luc do tom su se tro ve the manh cua minh. Hai la trong giai doan nay chung ta khong nen nuoi tom su lay tan ma hay nuoi tom su lay tom co size lon va dat hieu qua nuoi len tren. Chung ta hay giam mat do nuoi va giam nhung chi phi khong can thiet trong nuoi de co gia thanh san xuat phu hop voi tinh hinh hien nay. Chung ta khong nen bo tom su ma chay theo tom chan trang trong giai doan nay chung ta nen phat trien tom su viet nam thanh thuong hieu va phat trein nhung mat hang che bien moi de nang cao gia tri tom su chung ta se thanh cong. Vai gop y cung qui vi cam on da doc.

Viec chon doi tuong nuoi khong nen chay theo loi nhuan vi cang loi nhieu thi cang mao hiem minh nen chon doi tuong nuoi nao va hinh thuc nuoi nhu the nao tuy thuoc vao dieu kien co so vat chat cua minh va trinh do cua ban than dung thay nguoi khac lam co loi ma chay theo se loi bat cap hai. Chi khi nao biet duoc day du thong tin ve ban thi moi co loi tu van tot nhat. Chuc ban vui.

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang