• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Thảo luận về các vấn đề khác trong nuôi tôm

dinh van chien - C.P VN: Về mô hình nuôi tôm trong tương lai (18/3/2012)

Mô hình nuôi tôm trong tương lai

- Tôm giông tốt - thức ăn tốt, chương trình cho ăn đúng - chương trình quản lý tốt và hợp lý - trại nuôi an toàn sinh học -> xây dựng và phòng ngừa hiệu quả -> văn hóa trại nuôi.

- Ở đây tôi muốn nói với các bạn là nuôi tôm có ổn định và bền vững hay không là do bản thân các bạn; trước tiên các bạn phải phòng ngừa ở trại nuôi của mình, thiết kế trại nuôi đúng, không xả thải bừa bãi ra môi trường bên ngoài. Nên ương tôm trước khi thả tôm.

- Câu thần chú trong nuôi tôm là: cải tạo ao chưa tốt -> chưa lấy nước vào; nước chưa tốt -> chưa thả tôm. Tôm giống không tốt -> không mua

- Không dùng thuốc kháng sinh, hãy dùng chế phẩm sinh học.

dinh van chien

 


Hoan - Tiền Giang: Hỏi về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi (2/5/2012)

Năm 2012 tình hình dịch bệnh tôm nuôi nghe chừng lặp lại cách nay 10 năm. Vào năm 2002 dịch đốm trắng, đầu vàng trên tôm sú đã tàn phá nhiều đầm tôm. Giờ chúng tôi nuôi thấy quá lo lắng, xin vài lời chỉ dẫn của quý vị.

Xin cám ơn

 


Xuân Mậu - Vĩnh Châu, Sóc Trăng: Băn khoăn khi thuê lại một số diện tích nuôi tôm cũ (25/12/2011)

Mong các bác chỉ giáo dùm em! Chả là em đang tính thuê lại một số diện tích nuôi tôm cũ (chất đất là đất thịt nhẹ), nhưng còn băn khoăn không biết đất đó nuôi tôm có còn hiệu quả không (xin không bàn yếu tố kỹ thuật nuôi), vậy Có cách nào xác định được đất đáy ao nuôi tôm nhiều năm đã bị nhiễm độc hay chưa? để từ đó suy ra có cần loại bỏ hay có thể cải tạo để nuôi tiếp, các chỉ tiêu cần chú ý đến độ độc là gì? Nếu cần xét nghiệm thì ở đâu làm việc này?

Việt Linh:

Về nguyên tắc, ao nuôi tôm cũ có các thông số về chất đất thịt, thịt pha cát hoặc thịt pha bùn ít mùn bã hữu cơ; có nguồn nước không bị ô nhiễm do chất thải nông, công nghiệp và khu dân cư thì có thể cải tạo lại để nuôi tôm.

Cần phải kiểm tra nước cặn và lớp đất mặt đáy ao khi chưa cải tạo với các thông số như:

1- NH3, H2S, độ cứng, pH.

2- Kim loại nặng (Fe, Cu, Mn...)

3- Độc tố khác (thuốc trừ sâu, NO2, NO3-...)

Việc thử (1) là đơn giản, tự mua test về thử được; riêng (2) và (3) có thể gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa của các Trường Đại học, Viện, các Trung tâm dịch vụ phân tích...để phân tích.

Tuy nhiên, nên ủi, múc lớp đất mặt đáy ao (15-20cm) đổ bỏ cho an toàn.

danh - Nghe an: Thảo luận về: Khi thuê lại một số diện tích nuôi tôm cũ (8/1/2012)

Cau hoi cua ban that thu vi!

Truoc day, khi nghe nuoi tom con o muc do nuoi quang canh la chinh, thi viec nay rat quan trong, can phai quan tam nhieu. Ngay nay, chu yeu la nuoi theo phuong phap cong nghiep, nen dieu do khong quan trong lam.

Ban chi can tim hieu xem lich su nuoi cua cac lan truoc do co hay bi rui ro benh tat khong, nang suat cao hay thap. Sau do ban ap dung quy trinh cai tao xu ly ao truoc khi tha nuoi (ap dung doi voi ao cu la duoc). Truong hop truoc day hay that bai, nang suat thap, co the la chat dat o do bi nhiem doc kim loai nang (thuy ngan, chi, dong, sat...) thi can phai ap dung bien phap dac biet nhu lot bat toan bo day va bo trong ao; bon hoa chat xu ly kim loai nang... Tot nhat nhung ao nhu vay thi khong nen thue vi chi phi xu ly cao.

Chuc ban thanh cong!

 


Hỏi về tôm không ăn, môi trường tốt (10/11/2011)

Người gửi tin: nguyen van hoa - Địa chỉ: quang tri

Chao cac ban doc cua web viet linh. hien nay tom cua toi bo an. moi truong van tot mau nuoc thi van dep. do kiem va PH deu on dinh. ai co bien phap gi xin vui long giup do. cam on cac ban rat nhieu

Mr.Hung: Thảo luận về tôm không ăn, môi trường tốt (13/11/2011)

Truong hop nay anh nen kiem tra cac truong hop sau:

- ham luong oxy hoa tan trong ao, duy trì tu 4mg/l tro len

- nen day ao nuoi, nen day ao do thi tang cuong chay quat nuoc va su dung men vi sinh voi lieu cao

- hoat dong boi loi cua tom hoac cac trieu chung tren tom, co the do tom benh nen bo an. truong hop nay anh nen phat hien som de co bien phap dieu tri hieu qua hon.

- cach cho an, vi tri cho an,cach bo tri sang an trong ao

pho van nghi: Thảo luận về tôm không ăn, môi trường tốt (13/11/2011)

Bạn không nêu rõ là tôm không ăn vào lúc nào: khi nhiệt độ thấp hay là khi tôm đang lột. môi trường nuôi tốt nhưng có chắc chắn tôm bạn không bị bệnh không. bạn đã kiểm tra sức khỏe tôm chưa. thân chào bạn.

 


La Minh Dien, Duyen Hai - Tra Vinh: Lam sao de nuoi tom co hieu qua (29/10/2011)

Hien nay nuoi tom chet hang loat theo toi do mot trong cac yeu to sau:

1. Y thuc cua nguoi nuoi chua cao, tha nuoi khong dung lich thoi vu;

2. Xu ly nuoc bang thuoc tru sau lam anh huong den moi truong nuoc;

3. Ky thuat cua nguoi nuoi khong cao chua hieu ro ve dac tinh ky thuat cua tom ma tu cho minh da hieu het ve tom;

4. Han che ve von cua nguoi nuoi;

Theo toi mot so bien phap de nuoi tom ben vung:

1. Hieu duoc vung dat va moi truong nuoi co phu hop voi con tom khong;

2. Nang cao y thuc trach nhiem cua nguoi nuoi;

3. Dau tu von cho ho san xuat co hieu qua;

4. Tang cuong quan ly cua nha nuoc ve NTTS;

5. Co bien phap khuyen khich cac nha khoa hoc nghien cuu chuyen sau ve con tom tu do rut ra mo hinh nuoi co hieu qua kinh te cao.

 


beem - Cà Mau: Thảo luận về xử lý tôm bệnh (25/9/2010)

-Tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận

-Nước từ ao tôm bệnh không thải ra ngoài, xử lý bằng vôi nung hoặc chlorine

-Quan sát tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất thu hoạch ngay

-Vớt tôm chết ra khỏi ao, tốt nhất là chôn sống trong vôi nung hoặc đốt

-Nếu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước trước khi tháo bỏ

 


chitinh - Trần Văn Thời, Cà Mau: Hỏi về thuốc giúp tôm chống chịu lại nhiệt độ cao (27/4/2010)

- Xin cho biết một số loại thuốc giúp tôm chống chịu lại nhiệt độ cao như hiện nay.

- Xin cho biết hiện nay trên thị trường có công ty thức ăn nào sản xuất bằng công nghệ Ep (extruder pellet)

Việt Linh:

1/ Theo chúng tôi chưa thấy có loại thuốc giúp tôm chống chịu lại nhiệt độ cao. Hiện nay giúp tôm nuôi chống chọi với nhiệt độ cao thường bằng các cách sau:

- Chạy quạt nước

- Nâng mực nước ao lên cao

- Cho ăn bổ sung Vitamin tổng hợp - chú ý tăng cường vitamin C

- Sử dụng chế phẩm sinh học.

2/ Hiện nay các công ty sản xuất thức ăn chủ yếu sản xuất theo công nghệ ép đùn

 


Nguyen Tai Danh - Do Son - P.4 - Q.Tân Bình - Tp.HCM: Dinh nghia chinh xac ve cac hinh thuc nuoi trong thuy san (26/11/2009)

- Xin cho biet dinh nghia chinh xac ve cac hinh thuc nuoi trong thuy san: Quang canh, quang canh cai tien, tham canh, ban tham canh, nuoi cong nghiep, ... trong nuoi trong thuy san.

- Co nhieu tai lieu ve nuoi trong thuy san bang tieng Anh (English). Nho giup dum toi co the tim tu dien chuyen nganh nuoi trong thuy san (Anh-Viet) o dau?

Xin chân thành cảm ơn!

Việt Linh:

1/ Có thể tìm các định nghĩa trên trong Từ điển bách khoa toàn thư:

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

(chú ý: đánh câu/chữ cần tìm vào mục Tra từ trên cùng của trang web)

2/ Hiện các nhà sách có bán: Từ Điển Nông - Lâm - Ngư Nghiệp - Anh - Việt

Tác giả: Cung Kim Tiến. Nhà xuất bản: Nxb Từ điển Bách khoa. Ngày xuất bản: 05-2005, Giá bán: 95.000 VNĐ

 


Nguyễn Văn Rí: Nuôi tôm thời điểm này tăng trưởng đều là tốt (13/6/2009)

Nuôi tôm thời điểm này đừng suy nghĩ nhiều về lớn nhanh hay chậm, mà tăng trưởng đều là tốt. Nên chài kiểm tra định kỳ hàng tuần để đánh giá tốc độ tăng trưởng, đừng nghe nhiều lời tư vấn quá lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến ao tôm.

Chất lượng nước phải kiểm tra cho tốt, và quản lý tốt chất lượng nước bằng các sản phẩm sinh học, thời kỳ khó khăn này đừng quá tin tưởng vào các sản phẩm hay công nghệ cao gì đó, quan trọng là sử dụng đúng thuốc, Nên sử dụng các hãng có uy tín, những sản phẩm tốt và ổn định về chất lượng.

Môi trường nước ổn định, thức ăn tốt, chăm sóc tốt là bí quyết của thành công.

Nguyễn Văn Rí

 


thin - no trang long f13 qbt: dia secchie la cai gi xin vui long noi ro cho toi hieu (15/5/2009)

Hoi ve: dia secchie la cai gi xin vui long noi ro cho toi hieu

Việt Linh:

Đĩa Secchi đo Độ đục của nước - Thường đĩa làm bằng kim loại hình tròn, đĩa được sơn một nửa màu trắng và một nửa màu đen. Có dây buộc chính giữa đĩa để có thể nâng lên hạ xuống khi thả đo trong nước (dây có thể vạch khoảng đo theo cm)

Chẳng hạn ao nuôi tôm độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa Secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm; nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa Secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng.

Xem hình ảnh tại đây: >> Độ đục và đĩa Secchi

 


LeTri - Bac Lieu: V/v Xử lý chất thải nuôi tôm (26/4/2009)

Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về qui trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nhưng tôi không hiểu vì sao người ta chỉ nghiên cứu đến giai đoạn thu hoạch và bảo quản sản phẩm là kết thúc qui trình, không quan tâm đến chất thải (nước thải, bùn) sau khi nuôi? Có phải đây là phần thiếu của các đề tài nghiên cứu? Hay là người ta không quan tâm đến môi trường nuôi? Tôi nghĩ ô nhiễm môi trường, dịch bênh ... xảy ra cũng là điều tất yếu . Nên ai có tài liệu nói về "Xử lý chất thải nuôi tôm" thì gửi lên cho mọi người tham khảo. Đây cũng là vấn đề "hot" nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay. Cám ơn!

Việt Linh:

Anh/chị có thể tham khảo các tài liệu bao gồm các Tiêu chuẩn ngành và một số bài nghiên cứu về xử lý chất thải nuôi tôm, môi trường:

>> Chuyên đề kỹ thuật nuôi thủy sản

 


KS. phan huu day - BAC LIEU: NUÔI TÔM SÚ THEO THỜI GIÁ KINH TẾ (13/3/2009)

NUÔI TÔM SÚ THEO THỜI GIÁ KINH TẾ

Từ khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng những đơn vị có diện tích nuôi tôm sú theo mô hình CN - BCN lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh những kết quả đạt được hiện nay những người dân nuôi theo mô hình này gặp không ít những khó khăn như: thời tiết, dịch bệnh, môi trường xuống cấp. Thị trường xuất khẩu biến động,có sự cạnh tranh quyết liệt về giá với thẻ chân trắng.

Để từng bước đáp ứng và tháo gở nhửng khó khăn nêu trên chúng ta cần định hướng được cách nuôi sao cho phù hợp với kỹ thuật, phù hợp với thời giá kinh tế để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phương châm nuôi tôm trong tình hình hiện nay: Giống là tiên đề, dinh dưỡng là cơ bản, môi trường là ưu tiên (Giống phải chất lượng, dinh dưỡng phải phù hợp, môi trường nuôi luôn ổn định)

+ Để có được con giống sạch bệnh (không còi, không đốm trắng, không đầu vàng), đối với người nuôi tôm công nghiệp như hiện nay thì hầu như ai cũng biết đem giống đi xét nghiệm. Ngoài ra, phải lưu ý mua nhưng cơ sở đáng tin cậy: Cơ sở làm tôm giống không sử dụng quá nhiều thuốc cho tôm bố mẹ và cho tôm post. Tuy nhiên, trong quá trình sơ xuất mua vào đàn tôm xấu, chậm lớn, nên bán tháo khi tôm đạt size cở bán được để hòa vốn hoặc giảm nguy cơ thua lỗ.

+ Dinh dưỡng thức ăn phải chọn công ty uy tín, sản phẩm có CBCL và sự cho phép của cơ quan có chức năng, không được dùng kháng sinh trong danh mục cấm, tốt hơn hết là tham khảo ý kiến của người tiêu dùng đã sử dụng qua các sản phẩm có chất lượng hoặc tư vấn từ cơ quan chức năng có liên quan đển NTTS đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong suốt vụ nuôi.

+ Về môi trường: Quan niệm 1 - 2 tháng đầu ao nuôi còn rất sạch, sau 2 - 3 tháng trở lên thì môi trường mới bắt đầu dơ do phân tôm và thức ăn dư thừa nhiều mới sử dụng vi sinh hay hoá chất sử lý cho đỡ tốn kém. Điều đó là sai lầm, thực tế chứng minh môi trường tốt phải bắt đầu từ lúc chưa thả tôm và phải giữ vững sự ổn định đó trong suốt vụ nuôi mới đỡ tốn kém, tránh tình trạng “mất trâu mới lo làm chuồng”. Vì vậy, cần phải sử dụng vi sinh ngay từ lúc chuẩn bị thả tôm, việc sử dụng vi sinh, vôi, thuốc hóa chất không còn xa lạ đối với người dân.Cho nên dùng loại gì để đảm bảo giá phù hợp, chất lượng chấp nhận được, không ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi trong những vụ tiếp theo.

* Điều quan trọng là quản lý sản xuất và khống chế giá thành là chọn mật độ nuôi, thời điểm thả giống thích hợp để phù hợp theo thời giá hiện nay (không ổn định). Có thể thả tôm với mật độ dày từ 20 - 30con/m2 để hướng đến size 30 - 50 con /kg (4 – 5 tháng tuổi). Sau khi hoạch toán kinh tế nếu thấy lời thì tiến hành bán tôm oxy. Dự phòng phương án 2 là thời điểm tôm oxy không có giá chuyển sang nuôi với mật độ 10 - 15con/m2 đến khi tôm đạt size 20con /kg. Do đó, chúng ta cần chủ động ao nuôi, nguồn vốn và thời điểm thu hoạch để đem lại hiệu quả cao nhất cho vụ nuôi.

Ks.Phan Hữu Đầy

 


Lê văn Kiệm - Nha Trang: Bổ sung chất sắt cho ao đìa (9/11/2008)

Có tài liệu của Thái Lan nói : nếu ao đìa đả sử dụng trên 5 năm nên bổ sung thêm chất sắt 1.2-1.8kg/1000m2 (ferric chloride).Chất này mua ở đâu?

Việt Linh:

Chung toi chua chac ve viec hieu qua cua viec bo sung Ferric Chloride (FeCl3), anh/chi nen tim hieu ky truoc khi su dung vi viec bo sung kim loai nang - chat ran lo lung la muc dich gi, het suc than trong.

Co the mua tai cac cua hang ban vat lieu hoa chat voi ten thuong goi la: sat 3 clorua hoac clorua sat 3

Trong ao đìa:

Ferric chloride phản ứng FeCl3 + 3 H2O <=> Fe(OH)3 + 3H+ + 3Cl -

3H+ + 3HCO3 - <=> 3H2CO3

Ferric chloride và vôi có phản ứng FeCl3 + Ca(OH)2 <=> 3CaCl2 + 2Fe(OH)3

Fe(OH)3 lắng xuống

 


Ngô Thanh Lĩnh – Cà Mau: Khó khăn sẽ chồng chất lên ngành thủy sản trong những tháng cuối năm và năm 2009 ? (1/8/2008)

Mặc dù, hiện nay ngành thủy sản đang gặp khó khăn nhưng những khó khăn này chưa thật sự là nghiêm trọng, vì:

- Vẫn còn nguyên liệu để cho các nhà máy sản xuất, chế biến - xuất khẩu.

- Chính sách điều hành tiền tệ chưa tác động lớn đến người nuôi (điều chỉnh tiền tệ từ tháng 6/2008 trong khi đó nguyên liệu nuôi trồng được đầu tư trước đó).

Sau khi xiết chặt tiền tệ và tăng lãi suất từ 0,85 lên 1,75%/tháng như hiện nay, chỉ trong một thời gian ngắn người nuôi bắt đầu điêu đứng:

- Nuôi cá tra thì bỏ ao vì lỗ và không tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng để tái đầu tư;

- Nuôi tôm thì vật tư tăng trên 30%, dịch bệnh…nhưng giá tôm giảm từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Sau khi khảo sát các tỉnh có vựa tôm lớn như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu thì mới thấy cảnh hoang tàn như thế nào.

Chưa nói về khó khăn của lĩnh vực chế biến, về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… một điều chắn chắn rằng những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 sản lượng nuôi trồng sẽ giảm rất mạnh và dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu xãy ra trầm trọng. Đừng để nước tới chân rồi nhảy, chúng ta phải sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất bằng cách ưu đãi lãi suất cho vay, để người dân có vốn để tái sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa góp phần vào việc kèm chế lạm phát.

Ngô Thanh Lĩnh – Cà Mau

 


nguyen thanh phong - tan thach, huyen chau thanh, tinh BENTRE: Hỏi Có cách nào diệt con "hàu" bám trên lưới (19/5/2008)

Toi nuoi ca dieu hong tren song tien , sau mot thoi gian thi cac con "HAO" bam lai tren luoi rat nhieu lam mat oxy. Vay cho toi hoi co cach nao diet "HAO" ma khong can cho "be" len bo. Chan than cam on!

Việt Linh:

Theo kinh nghiệm ở một số bè nuôi, phải thường xuyên cho người lặn để kiểm tra bè (5-7 ngày/1 lần), chà gỡ các vật bám vào bè làm dòng chảy qua bè bị giảm.

 


Nguyễn Tấn Tùng - Phan rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận; Hỏi công nghệ nuôi tôm sú năng suất cao theo mô hình chuyển ao (2/10/2007)

Tôi có nghe thông tin hiện nay có công nghệ nuôi tôm sú năng suất rất cao theo mô hình chuyển ao với diện tích ao nuôi là 10% - 30% - 60% (mô hình 1 - 3 - 6).

Nếu có điều kiện, đề nghị cho tôi thông tin rõ hơn về quy trình này.

Trân trọng cảm ơn...

 


Quang Thuan - TPHCM: Bạn đọc tham khảo thêm bài viết của Dr. Pornlerd Chanratchakool (14/12/2006)

Advice on Aquatic Animal Health Care

Problems in shrimp culture during the wet season

Pornlerd Chanratchakool

Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Thailand

Email: pornlerc@fisheries.go.th

Recently, many farmers have faced the problem of fluctuations in salinity and temperature causing shrimp diseases; particularly yellowhead, white spot and luminescent bacteria that generally cause farmers to lose their crops.They have also had problems with stunted growth or black gill. Many of these problems can be overcome. Most farmers generally prefer to stock shrimp in the wet season, as they believe there are fewer problems than in the dry or cold seasons. However, culture in the wet season also brings various problems that I would like to discuss to help farmers plan their future crops and take adequate precautions.

1. Problems in pond preparation: In acid sulfate soil areas, heavy rain will cause acid sulfate to leach from the pond bottom and dike if the pond has been dried too long in dry season.Therefore the pond should be limed or heavily flushed at least once until the water pH is higher than 7. Fertilizer or lime should then be further applied.

2. Problem in salinity: Due to the different salinities among shrimp farming areas, farmers should report the actual pond salinity to the hatchery or nursery so that they can adjust, in advance, the salinity of postlarvae close to the farmersâ?T requirement. For safety and high survival, postlarvae should be also nursed in small enclosure with 4-5 ppt salinity if pond salinity is extremely low.

3. Problem with predators: If the pond and water has been prepared too early for stocking, predators such as metapenaeus shrimp, dwarf prawn or finfish may be observed as they grow faster in the rainy season. If these are present they should be eliminated or the pond should be re-prepared as such animals may cause poor shrimp survival or introduce diseases including viruses.

4. Problems with rain during stocking: It is commonly raining in the afternoon or evening during the wet season and this can flush acid sulfate from the dikes into the pond. This acid water will cause high mortality to newly stocked postlarvae, which are generally weak after transportation and acclimatization.Therefore stocking of postlarvae in the morning can avoid the problem with rain. Regular liming with CaCO3 on pond dikes will minimize this problem.

5. Problems with shrimp floating after raining:After heavy rain, shrimp are observed on the surface of ponds, particularly in acid sulfate soil areas or in old or deep ponds that have poor water circulation. Flushing of acid sulfate from dike into pond can cause low water pH, which subsequently increases toxicity of hydrogen sulfide gas accumulated at the pond bottom. This causes shrimp weak and float to the surface. To solve this problem, bottom water should be drained and lime solution should be spread all over the pond in order to increase water pH over 7.5.Feeding amounts should then be reduced until the shrimp are observed in feeding trays as normal.

6. Problems with clear water after raining: This problem generally exists in acid sulfate soil or sandy soil areas. It is mainly caused by the rapid change of alkalinity and carbon dioxide level in pond water after heavy rain, which suddenly reduces the phytoplankton population. To solve this problem, pond water should be renewed or green water containing dense phytoplankton from nearby pond or drainage canals should be added. CaCO3 lime should be subsequently applied daily or every two days at the rate of 125-187 kg/ha together with fertilization. In general,application of CaCO3 lime or dolomite at the rate of 125-187 kg/ha every two days during the first 50 days after stocking can improve water color. If water is still clear and lab-lab (algal mats) are developing, artificial color may be applied in order to reduce light intensity.

7. Problems on floating after water exchange:This may happen in the farms close to canals or river mouth where early rain may flush acid sulfate developed in dry season from upstream. Therefore it is very risky to conduct heavy water exchange during early raining period. The best solution is to stop water exchange during the first 1-2 days of spring tide. Water from outside can then be added to acclimatize shrimp in the pond before draining water the next day. In order to check water quality before pumping into growout ponds, 5-10 shrimp from growout ponds stocked in net cages at the inlet canal should be a good living indicator.

8. More suspended solid after raining:In sandy or sandy soil area, there will always be more hanging colloidal particles in the pond after heavy rain. In order to remove these suspended solid particles, water should be heavily drained and followed by application of lime at the rate of 62- 125 kg/ha/day without aeration (airjet type) at daytime. If these particles still remain within 2-3 days, flocculant should be applied before water exchange. During this treatment,feeding should be reduced approximately by 20-50% because flocculant may affect feeding of shrimp.

9. Problem with softshell and abnormal walking legs : In acid sulfate soil and low alkalinity (less than 50 ppm) areas, particularly using water from canals, shrimp may have softshell, be unable to moult and have abnormal pereopods. Shrimp are not able to feed due to the unbalance of minerals. Application of CaCO3 lime or dolomite at the rate of 125-187 kg/ha every 1-2 days during the first 50 days of stocking is recommended.

The above is only a part of general problems and solutions for each problem will be different in each location. Therefore, farmers should regularly monitor shrimp health and water quality and immediately solve the problems. Proper position and management of aerators for cleaning feeding areas of pond bottom could also reduce shrimp mortality. The key principle for solving the above problems is efficient water management by having a reservoir (25% of farm area, with 3 m. depth) attached to growout pond. If necessary, chemicals or disinfectants could be applied in this reservoir before introducing to growout pond. Proper stocking density (less than 50 PL/m2) can reduce organic loads in the pond and improve water and sludge treatments. The above prevention and treatment are simple management, which are the basic and key instructions for shrimp culture. If farmers could keep pond bottom clean, water colour constant and water exchange with care, these problems will be minimized. Finally, the author hopes that this article will assist farmers in understanding the background of the problems, in precaution and treatment at a certain steps and also wishes them successful crops in the next raining season.

 


NHT: Một số ý kiến với bà con nông dân nuôi tôm (23/4/2006)

Một thực tế cho thấy người nuôi tôm khi thắng lợi được một vài vụ nuôi thường say mê nuôi tìm cách mở rộng diện tích ao hồ, nhưng quên khả năng quản lý và chăm sóc của mình.

Ví dụ: mức độ 1.5 đến 2ha diện tích mặt nước là vừa, thì nay tăng lên 5-7ha trở lên dẫn đến công tác quản lý ngoài tầm kiểm soát, cụ thể khi nuôi 2-3 ao, mỗi ao 4.000-5.000m2 nếu người chủ một ngày đi kiểm tra các ao nuôi chừng 2 lần và theo dõi những biến động của từng ao một cách kỹ lưỡng ban ngày cũng như ban đêm cũng đã mất ăn mất ngủ - chăm sóc tôm nuôi kỹ như chăm con mọn, đến khi tăng diện tích và ao nuôi sẽ khó chủ động về công tác quản lý kỹ thuật buông lỏng cho nhân công thuê mướn thực hiện chăm sóc hoặc kỹ thuật viên kiểm tra định kỳ mà đáng ra phải là thường trực.

Chính vì vậy việc thua lỗ sẽ dần lộ ra, từ một ao hoà vốn đến hai ao lỗ...v.v. cùng lúc hệ thống ao nuôi của cả vùngốit được nâng cấp bảo dưỡng dần bị ô nhiễm sau một vài vụ nuôi (nếu để ý sẽ thấy hệ thống kênh mương dẫn và xả nước tại những vùng nuôi thường sau vài vụ nuôi bùn lấp, bị chăn ngang chăn dọc ai xả cứ xả và ai hút cứ hút). Người nuôi khi thua lỗ thường thấy day dứt tại sao bên cạnh người ta nuôi vẫn thắng còn mình lại thua? và rồi vay tiền, thế chấp...cốt sao nhanh chóng thả nuôi vụ kế tiếp để rồi cảnh ly tán, bán ao hồ, bán nhà là không tránh khỏi của rất nhiều người nuôi tôm kể cả nhiều đại gia.

Trong nuôi tôm áp dụng các tiêu chuẩn cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả bằng những ao hồ có hệ thống nước tốt, vùng nuôi chưa bị ô nhiễm.

Để chuẩn bị cho một vụ nuôi, có một số ý kiến như sau:

1. Đối với những bà con chuẩn bị bước vào nghề nuôi tôm nhất là nuôi bán công nghiệp và công nghiệp cần xác định mô hình phù hợp với khả năng chăm sóc và lập bảng theo dõi hàng ngày có đối chiếu theo dõi kể từ khi cải tạo ao cho đến suốt quá trình nuôi, từng ngày một với số liệu từng bữa ăn của tôm (các nhà sản xuất thức ăn thường cung cấp sổ nhật ký theo dõi hàng ngày). Đặt mua con giống phải qua kiểm tra thật sự; không có giống bảo đảm không nên nuôi (giống quyết định gần như thành bại của vụ nuôi cũng như của những vụ kế tiếp).

2. Đối với các bà con chưa có kinh nghiệm nuôi nhưng sau một vụ nuôi thử chưa thành công, cần kiểm tra lại tất cả các khâu kể từ cải tạo ao cho đến con giống, khâu chăm sóc cũng như kiểm tra lại toàn bộ nguồn nước cung cấp cho ao nuôi. Chỉ nuôi lại khi đã học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm ra được nguyên nhân.

3. Nên chọn giải pháp an toàn: mật độ thưa, đầu tư từng ao phù hợp với khả năng chăm sóc.

 


Nguyen The Bao: Thu gui nhung dong nghiep nuoi tom (28/7/2005)

Kinh chao cac anh chi em nuoi tom!

Toi den voi nghe nuoi tom(su) that tinh co boi toi da co mot cong viec lam tot.

Toi den voi nghe nuoi tom cung chang phai vi loi nhuan la chinh.

Toi den voi nghe nuoi tom boi nhin thay su that bai rat dau sot trong nganh nuoi tom va toi mong muon lam duoc mot dieu gi do cho nhung nguoi xung quanh toi.

Toi da la mot nguoi nong dan: nuoi heo co, nuoi trau bo co, nuoi vit tha dong roi, lam ruong ray deu co... nhung toi chua thay co nghe gi kho(difficult), kho(hard) bang nghe nuoi tom, rui ro cao nhu nuoi tom.

Kinh thua cac anh chi em!

Cung chinh vi mong moi chien thang duoc con tom ma toi da dau tu gan 100 trieu cho cuoc chien nay.

Thang cung co, that bai cung co nhung cho den bay gio loi nhieu hon lo.

Bay gio toi van con dang nuoi 130.000. con voi tat ca noi lo au, vat va, va ca niem hy vong.

Co nhieu khi vo toi khong con tin vao toi nua trong cong viec nuoi tom nay, nhung toi van luon hy vong rang toi se thang loi trong cuoc chien tranh TOM SU nay.

Kinh thua cac anh chi em!

Chung ta se chien thang thoi, va nu cuoi se tro lai tren khuon mat cua moi nguoi, nhung chung ta chi co the chien thang khi chung ta doan ket.

Toi keu goi quy vi hay gia nhap lai, lien lac voi nhau, thong tin cho nhau, cung giup nhau vuot qua con duong gian kho nay.

Xin hay gia nhap CAU LAC BO NHUNG NGUOI YEU TOM.

Cac ban co the lien lac voi toi qua dia chi: baothenguyen@hotmail.com

DT:0903773868.

Nguyen THe Bao-Xuan Hai, Song Cau, Phu yen

Rat mong duoc lam quen voi quy vi tren moi mien.

 


Tan: Hoi ve nuoi tom (22/11/2004)

Xin vui long giai dap mot so cau hoi sau:

- Tom tuoi vua bat len, cho ngay vao kho lanh bao quan o nhiet do am 20 0C ( khong so che) thi co the bao quan toi da bao nhieu ngay?

- Dung nguon dien phan de xu ly nuoc nuoi tom, nguon dien nay co lam chet vi khuan, tao va phieu sinh vat khong? Mat do dong dien ( A/dm2) bao nhieu thi co the diet vi khuan, tao va phieu sinh vat?

- O que nguoi ta nuoi ca phi o ruong rau muong, toi nghe nguoi ta noi ca phi nay neu nuoi lau thi co hien tuong goi la ru ( ca tu chui xuong bun va chet), co phai vay khong? Cach phong tranh? Ca nay co phai la ca ro phi hay khong?

Xin chan thanh cam on!

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang