• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Bệnh trên gan, tụy, bệnh do vi bào tử và môi trường

Tham khảo: Bệnh tôm

Vi bào tử có thể tồn tại kí sinh trên các loại tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm... Tôm có thể bị nhiễm vừa vi bào tử vừa nhiễm MBV, hoặc HPV, grerarine làm teo gan, hoại tử, bệnh sữa, chậm lớn...

Từ năm 2008, các nhà nghiên cứu của Thái Lan và Anh tìm ra 1 loại vi bào tử mới là Enterocytozoon hepatopenaei sp. nov. kí sinh trên gan tụy tôm sú (Penaeus monodon). Loại kí sinh trùng này đã làm người nuôi tôm thiệt hại nhiều. Thông tin về loại vi bào tử này đã được công bố trên tạp chí Journal of Invertebrate Pathology năm 2009.


Journal of Invertebrate Pathology

Volume 102, Issue 1, September 2009, Pages 21-29, Publisher: Elsevier Inc.

A new microsporidian species, Enterocytozoon hepatopenaei sp. nov., is described from the hepatopancreas of the black tiger shrimp Penaeus monodon (Crustacea: Decapoda)... The parasite was considered to be a new species, E. hepatopenaei, within the genus Enterocytozoon.


Việt Linh mời bạn đọc tham khảo và tham gia thảo luận cùng các ý kiến dưới đây.

Dư Ngọc Tuân - Chi cục NTTS Ninh Thuan (21/5/2015):
Ý kiến về bài báo "Kiểm soát tốt bệnh vi bào tử trùng để nuôi tôm thành công:
http://www.vietlinh.vn/forum/kythuatnuoi/benh_vibaotutrung.asp

chi huong - huyen duyen hai, tinh tra vinh: Mot so y kien ve ao moi cai tao, nuoi van bi benh vi bao tu (13/12/2011)

Toi co mot vai y kien sau: Neu ao moi cai tao, nuoi van bi benh vi bao tu:

Ta khong nen cai tao lai nua. Nhung ta can phai phoi ao that kho khoang 1 thang. Sau do lay nuoc vo xo xa, thoi gian khoang 1 thang.

Sau do tiep tuc phoi ao, thoi gian khoang 1 thang. Roi lay nuoc vo xo xa khoang 1 tuan, tiep tuc phoi ao cho den khi rao mat.

Tien hanh rai voi, lay nuoc vo va danh Clorin 30ppm.

 


Leminhtri - Địa chỉ: Kien giang: Benh vi bao tu (3/8/2011)

Anh khoan tha, xu ly tha lai hien tai chua co bien phap nao xu ly triet de vi bao tu trung. Co the noi 90% se bi thiet hai nhu ban dau, ao tom cua toi cung bi nhu vay do, toi da xu ly 2 lan clorin 60% moi lan 30kg/1000m3 tom nuoi duoc 30 ngay van bi phat benh.

Thao Nguyen - Địa chỉ: Ninh Thuan: Benh vi bao tu (21/7/2011)

benh hoai tu gan tuy la benh co the xay ra bat cu luc nao trong chu ky nuoi. do do theo toi c0 mot s0 giai phap ngan ngua chinh nhu sau:

1. on dinh nhiet do ao = giu muc nuoc cao
2. dinh ky 10 ngay diet khuan, tao de han che vi sinh vat gay benh = iotdin, bkc, clo diocid
3. dung methionin [bo gan] ket hop cotrim de ho tro chuc gan va loai bo vi khuan duong ruot
4. dam ba0 thong so moi truong ph, kiem, do trong, oxy [tom chan trang nhu cau rat cao].
5. theo doi dien bien thoi tiet de co ke hoach tang suc de khang cho tom.

 


luu chi thang - soc trang: Su dung clorin co hieu qua trong viec diet vi bao tu hay khong? (5/6/2011)

Tôi nuoi tôm đã hơn 10 năm nay chưa thấy tình trạng tôm chết hàng loạt như hiện nay; bản thân tôi cũng thất liền 2 năm (nhiều vụ nuôi) mặc dù dã biết lý do tôm chết do thời tiết xấu cộng với trong ao có khuẩn vi bao tử, nhưng nay tôi nuôi lại việc cải tạo ao, phơi ao + rải vôi đã xong, nay chỉ còn khâu xử lý, tôi chọn thuốc clorin nồng dộ 15ppm, không biết có dủ liều hay không? và diệt được vi bào tử không? và có dư lượng gây ảnh hưởng đàn tôm mới thả không? hay có loại thuốc nào đặc hiệu hơn? xin quý cao nhân, đồng nghiệp cho ý kien. Chân thành cảm ơn.

Việt Linh - 7/6/2011

Sử dụng Chlorine có khả năng diệt khuẩn mạnh.

-Thông thường Chlorine 60%: + Lấy nước vô khoảng 10cm so với đáy ao, sử dụng 50–100ppm để khử trùng đáy ao, ngâm bạt phủ bờ ao và tạt sửa bờ ao.

+ Trong ao: lấy nước vào ao trữ trong 3 ngày để các dạng trứng, nang trong nước nở hoàn toàn. Sử dụng 20–30ppm để khử trùng nước ao. Chạy quạt nước 48 giờ. Sau 5-7 ngày mới gây màu nước.

Nhược điểm khi sử dụng Chlorine:

* Dư lượng clo tích tụ lâu ngày có thể làm thoái hóa môi trường.

* Khó gây màu nước sau khi sử dụng.

 


dương đình nam: Xử lý ao nuôi tôm sau khi ao đã nhiễm bệnh vi bào tử (9/6/2011)


Theo tôi anh nên xử lý như sau:

- Đối với ao nuôi tôm sau khi mắc bệnh anh nên phơi ao 7 ngày. Sau đó lấy nước vào khoảng 0,3m đánh chlorine 30ppm (phải đảm bảo chlorine >70%). Sau đó bỏ nước này đi.

- Đối với nước lấy vào để nuôi tôm thì phải lấy vào ao lắng đánh 30ppm chlorine. Sau đó đánh thuốc tím 5ppm phơi nắng 2 ngày rồi đánh vôi 20ppm; rồi ta cho vào ao nuôi tôm. Tiến hành gây màu nước.muốn gây màu nhanh thì ta lấy nước khoảng 30% tổng lượng nước ao nuôi. Khi thấy màu nước lên thì ta cho lượng nước tăng gấp đôi.và làm như thế cho đến khi đủ nước thả tôm.

- Chỉ có chlorine mới xử lý tốt bệnh vi bào tử.

NGUYỄN VĂN RÍ - BÌNH ĐẠI - BẾN TRE - Vi bào tử (Sporozoa) (24/5/2011)

Sự kiện tôm sú chết hàng loạt trong thời gian qua, xảy ra hàng loạt từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre,… đã có hàng loạt nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình tạng tôm nuôi chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề. Như do nhiễm khuẩn gan tụy, nhiễm vi bào tử,… Tôi có một vài ý kiến về bệnh do vi bào tử này.

Ký sinh trùng trong tế bào hay còn gọi là vi bào tử (Sporozoa), Có 3.900 loài ký sinh trùng trong tế bào, kích thước nhỏ, phân hóa phức tạp, mỗi trùng bào tử có màng tế bào 2 lớp bọc ngoài có hệ cơ quan đỉnh (apicomplexa) đặc trưng giúp cho chúng chui vào tế bào vật chủ. Bào tử được hình thành bên trong hoặc ngoài vật chủ để phát tán sang vật chủ khác; trong trường hợp không có giai đoạn nào ở ngoài môi trường thì bào tử tiêu giảm (TBT máu). Khả năng sinh sản bằng liệt sinh giúp cho TBT tăng nhanh số lượng cá thể.

Biểu hiện nhiễm vi bào tử trên tôm.

Biểu hiện gần đây nhất là tôm bị nhiễm vi bào tử và gây chết hàng loạt trong hầu hết các tỉnh từ Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,... trong thời gian ủ bệnh tôm thường chạy đàn, bỏ ăn. Khi kiểm tra gan tôm ta dễ nhình thấy các chấm hạt lựu trong và dai, khi tôm bị nặng kiểm tra trong đường ruột tôm xuất hiện những chấm bọt nằm rải rác trên đường ruột, đến giai đoạn này tôm bắt đầu mất sức mà chết.

Theo theo dõi khảo sát gần đây biểu hiện bện do vi bào tử trên tôm xuất hiện từ giai đoạn rất sớm, có ao từ 5 – 7 ngày đã bị. tôm bắt đầu chạy đàn từ 3 - 5 ngày không ăn, nếu xử lý không kịp thời thì tôm sẽ mất đề kháng dần, lúc này trên gan tôm bắt đầu xuất hiện các chấm hạt lựu trong và dai, gan bắt đầu bị teo dần cho đến khi mất dịch màu nâu trong gan sau từ 1 – 2 ngày bôm cập bờ và chết đến giai đoạn này đường ruột tôm đã bị tấn công gây tổn thương nêm mạc, nếu ta quan sát kỹ đường ruột sẽ thấy xuất hiện các chấm như bọt, tôm bắt đầu chết rải rác.

Nguyên nhân tôm bị dịch bệnh do vi bào tử (Sporozoa)

Những năm vừa qua người nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau đã bị thiệt hại nặng nề do bị nhiễm vi bào tử. Tuy nhiều nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh này nhưng đã có hàng loạt các giả thiết đề cặp đến căn bệnh vi bào tử này.

Sporozoa – vi bào tử hay trùng bào tử là tên chung của loại ký sinh trùng gây dịch bệnh này, đây là ký sinh trùng trong tế bào, chúng hiện diện nhiều trong môi trường nước và ký sinh trong vật chủ trung gian. Trùng hai đoạn sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp, hình thành giao tử trong kén; kí sinh ở động vật không xương sống.

Vi bào tử hiện diện thường trực trong môi trường sống hàng ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ tấn công và phát triển. Nuôi tôm hiện nay đang đối mặt rất nhiều vấn đề khó khăn và rủi ro như: ô nhiễm nguồn nước, tồn lưu độc tố trong ao, thời tiết bất lợi, nguồn giống, và đặc biệt là sử dụng thuốc và hóa chất bừa bãi không có định hướng cụ thể nào và không hiểu nhiều đặc tính về độc tính và an toàn của thuốc.

Một số phương pháp đề phòng và trị

Hiện nay trên thị trường chưa có một sản phẩm đặc trị cụ thể nào để giải quyết để điều trị bệnh do vi bào tử. để hạn chế tồi đa rủi do về dịch bệnh này người nuôi tôm cần định hướng rõ ràng trong việc nuôi tôm.

- Chuẩn bị ao: phải lưu ý đến từng công đoạn trong quá trình nuôi tôm, làm đúng tuần tự quy trình không nên ỷ lại bỏ qua đáng tiếc, việc bón lót vôi và phơi ao là điều cần thiết, đối với ao mới cần phải ngâm ao ít nhất một lần.

- Lấy nước: Cho đến ngày nay nuôi tôm không còn xa lạ với người nông dân cho nên chính thái độ chủ quan đã dẫn đến thiệt hại, không lên được kế hoạch chi phí trong nuôi tôm nên người nuôi tiết kiệm không đúng dẫn đến sử dụng hóa chất độc hại (thuốc diệt giáp xác) đã đem lại hậu quả quá nặng nề. nuôi tôm rất quan trọng khâu lấy nước và xử lý nước, khâu lấy nước quá sơ sài không lắng lọc cho nên phải sử dụng hóa chất độc hại để diệt ký chủ trung gian nhưng sau đó người nuôi phải trả thêm chi phí giải độc gây màu,… môi trường bất ổn nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ phát sinh dịch bệnh.

Trong khi đó nếu người nuôi chịu khó lấy nước qua lắng lọc đúng cách, xử lý diệt khuẩn, ổn định được hệ sinh thái, vi sinh trong ao thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn ít xảy ra dịch bệnh.

- Xử lý ban đầu: như đã nói ở phần trên chính vì thái độ quá chủ quan trong khâu lấy nước kèm với sự thiếu hiểu biết thông tin về các loại thuốc hóa chất xử lý cho nên người nuôi phải gánh chịu thêm một mức độ rủi ro tiềm ẩn nữa đó là rủi ro do chủ quan.

Nếu như trước đây người nuôi thường quan niệm ao nuôi sử dụng chlorine lâu ngày sẽ bị chai đất không nuôi được lâu thì ngày nay việc người nuôi sử dụng thuốc diệt giáp xác thì mức độ bền vững còn kém hàng chục lần so vời chlorine, độ an toàn thấp hơn rất nhiều so với chlorine, nếu so sách chi phí chưa chắt là chlorine sẽ đắt hơn thuốt diệt giáp xác.

Định hướng nuôi tôm theo hướng sinh học là an toàn và hiệu quả nhất, hơn nữa thuốc diệt giáp xác ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật thủy sinh nếu nuôi tôm mà sử dụng thuốc diệt giáp xac là không đúng quan niệm về nuôi tôm sinh thái sử dụng vi sinh kém hiệu quả.

- Ổn định hệ vi sinh vật đáy ao: Nhằm tạo đều kiện tốt cho tôm trú ẩn và phát triển, giai đoạn tôm sống vùi dưới 2 tháng tuổi, nếu không cải thiện nền đáy ao tốt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tôm dễ phát sinh dịch bệnh

Độ phèn, độc tố tồn lưu đáy ao là nguyên nhân chính dễ dẫn đến cảm nhiễm trên tôm, việc bổ sung một lượng vi sinh cần thiết xuống trực tiếp xuống đáy ao nhằm gia tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi để khống chế tôm bị nhiễm bệnh.

- Định hướng quản lý nước trong quá trình nuôi: Quan điểm của người nuôi hiện nay đa phần là ao không có màu thì gây, tảo dày thì cắt mà không chú ý đến điều kiện đất đai thời tiết dẫn đến rất nhiều rủi ro kèm theo cho ao tôm.

Có một nguyên tắc để quản lý nước trong ao là sau khi dùng hóa chất phải giải độc, trước khi gây tảo là tạo hệ đệm trước thì thao tác mới thành công. Tùy theo chất đất, độ mặn thời tiết mùa vụ mà màu nước sẽ tương ứng theo, quan trọng là tôm sống được, ăn được và phát triển được. Có những ao tôm chỉ vì màu nước quá sậm không vừa ý mắt chủ ao mà phải cắt đi làm cho tôm ngộp oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm có trường hợp bị chết.

- Sử dụng vi sinh: Công nghệ vi sinh đã đem lại thay đổi rất lớn trong nghề nuôi tôm hiện nay tuy nhiên người nuôi tôm vẫn còn quá mơ hồ rất nhiều về vi sinh thậm chí sử dụng cả vi sinh yếm khí (vi sinh phân hủy hầm cầu) để sử dụng cho ao, đây là một vấn nạn về lợi nhuận trong nghề nuôi tôm.

Khi sử dụng vi sinh phải chú ý đến liều lượng và chu kỳ sử dụng của nhà sản xuất đưa ra, không nên sử dụng theo quán tính mà phải gánh hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay tôi đang áp dụng theo chương trình này cho 1 khu 6 ao tại Bình Đại - Bến Tre tôm được trên 2 tháng tuổi phát triển rất tốt, khu vực có độ mặn trên 30‰, tôm đạt 95 con/kg; 2 ao được 3,5 tháng có độ mặn dưới 20‰, (Hiện Bình Đại đang bị dịch chết trên 80%) tôm đạt 50 con/kg. 5 ao tại Thạnh Phú – Bến Tre ở độ mặn dưới 20‰, tôm được 1 tháng tuổi, đường ruột tốt, gan tốt, đã bắt nhá tốt. Giá Rai - Bạc Liêu 1 ao ở độ mặn 33‰, tôm được 70 ngày 120con/kg.

Nguyễn văn Thân (Bình Đại - Bến Tre): Cách xử lý ao phòng bệnh vi bào tử (15/5/2011)

Hiện gần 50 ao nuôi tôm của gia đình tôi còn đang khỏe mạnh, tôm từ 1 đến 3 tháng tuổi.

Biện pháp xử lý là:

- lấy nước qua túi lọc

- 5 ngày sau diệt cá tạp

- 10 ngày sau diệt khuẩn bằng chlorine Nhật 25ppm

- 7 ngày sau diệt khuẩn lại bằng Aqua protect 1ppm

- 5 ngày sau gây màu nước bằng vi sinh

- 3 ngày sau thả tôm

- định kỳ diệt khuẩn bằng Aqua protect liều 0,5ppm

- bắt đầu từ 25 ngày cho ăn dinh dưỡng, gan, đường ruột

Chúc người nuôi tôm thành công!

 


Hanh (ha noi): Thí nghiệm diệt vi bào tử (10/5/2011)

Với những đặc điểm có màng bao bọc của loài vi bào tử, nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ thủy sản biển sử dụng một số phương pháp để khống chế dựa theo các lô đối chứng so sánh kết quả cho thấy các hợp chất chứa thành phần Clorin có mức tiêu diệt cao nhất

Lô 1 sử dụng Clorin dạng bột liều lượng 150ppm tiêu diệt 90% vi bào tử hiện diện

Lô 2 BKC 80% sử dụng 50ppm tiêu diệt được 60%

Lô 3 Clorin thuộc nhóm hỗn hợp Hypochlorous anhydride nồng độ 8% liều lượng sử dụng 1ppm tiêu diệt 92%

Lô 4 hỗn hợp Cloranol 5% liều lượng 0,5ppm tiêu diệt được 78% mật độ kí sinh trùng hiện diện trong lô thử nghiệm

Lô 5 dùng thuốc tím 30 ppm tiêu diệt 53%

Lô 6 sử dụng iodin complex nồng độ 80% sử dụng liều lượng 5ppm tiêu diệt 16%

Từ những kết quả ban đầu nhóm nghiên cứu cần hoàn thiện sớm về các đặc điểm sinh lý, sinh thái để đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm nhất đối với loài kí sinh trùng mới này.

Nguyen Van Tai: bệnh vi bào tử và phòng ngừa (2/5/2011)

Toi xin dua ra 1 so y kien de ban tham khao:

- Doi voi ao tom da bi benh ban nen su dung thuoc sat khuan hoac chlorin de loai bo het tom da benh trong ao. Sau do bom nuoc va thu gom tat ca xac chet roi dua di tieu huy. Sau do ve sinh ao va phoi nang khoang 1 tuan roi lay nuoc tro lai. Ban nen dung saponin va chlorin xu ly nuoc ngoai ao lang truoc khi dua vao ao nuoi.

Theo toi tim hieu vi bao tu co the lay qua:

+ Tu tom bo me qua post

+ Tom khoe an tom bi benh.

+ Tom ca tap co mang mam benh

+ Tat ca nhung doi tuong ben ngoai ke ca con nguoi khi tiep xuc voi mam benh deu co the dua vao ao.

Nhung dieu quan trong la benh no co 3 giai doan: u benh, phat benh. Ta nen dam bao chat luong nuoc tot, bo sung khoang chat va 1 so loai thuoc bo gan ngay tu ban dau de tom vuot qua benh. Con khi tom da bi benh thi co the vuot qua nhung ty le hao hut rat cao tu 70-80%.

- Doi voi ao tom chua bi benh bien phap tot nhat la dam bao moi truong nuoc tot tranh cho tom bi soc voi cac yeu to moi truong. Bo sung khoang chat va thuoc bo gan de tang suc khoe va suc de khang cho tom.

Theo kinh nghiem cua toi de tranh cho tom bi benh vi bao tu minh nen dam bao nhung nguyen tac sau:

- Con giong phai duoc xet nghiem truoc khi tha nuoi, de xet nghiem duoc benh vi bao tu ta nen tha giong tu post 12 tro nen.

- Dam bao moi truong nuoc tot, vao mua nang nong nhu hien nay ta nen duy tri muc nuoc tu 1,7-2m. Nuoc phai duoc lay qua luoi loc. Danh thuoc ca va chlorin de loai bo het tom ca co trong ao. Chu y phai loai bo tat ca sac tom ca ra ngoai vi no la tac nhan dua mam benh vao ao.

- Tu ngay thu 10 sau khi tha nuoi ta nen tron 1 so loai thuoc bo gan vao thuc an de tom an. Tron lien tuc 3 ngay roi ngung khoang 3 ngay lai tron lai.

Qua nhieu vu nuoi toi thay neu dam bao tot chat luong nuoc trong ao, va bo sung day du duong chat cho tom thi trong ao mac du co mam benh nhung tom van an toan.

 


Bạn đọc: Thảo luận về xử lý ao tôm bị vi bào tử (1/5/2011)

Doi voi ao da nhiem benh anh nen phoi ao khoang 15 ngay va sau do tien hanh xu ly lai binh thuong nhu nhung ao khac. Anh nen cho nuoc vao khoang 30 den 40cm roi danh clo ngam 2 ngay roi xa bo nuoc do ra, sau do tien hanh lay nuoc va xu ly binh thuong.

Con ao dang nuoi anh nen cay vi sinh theo phuong an danh nhieu lan nhung moi lan danh it lai, dong thoi anh nen tang cuong nhung loai thuoc dac tri va bổ gan cho đàn tom vì benh vi bao tu tan cong chu yeu la vao gan cua tom.

Anh dung nen diet khuan nhieu va ngay trong luc ao ke ben bi benh. Vi lam nhu vay thi khi anh danh diet khuan khong nhieu thi it dan tom dang nuoi cua anh se bi soc do tac dong cua thuoc diet khuan, do đó de nhiem benh khi moi truong xung quanh dang co dich benh.

Vai y kien trao doi cung anh. Chuc anh thanh cong voi ao con lai.

 


pham nghia (Ca Mau): Tôm của tôi đã bị bệnh vi bào tử? (26/4/2011)

Thưa quý cao nhân,

Tôi vừa ủi hai ao tôm CN, rải vôi, diệt giáp xác, diệt khuẩn, diệt cá đều theo đúng quy trình được khuyến ngư hướng dẫn

Tôi đã thả nuôi hai ao tôm sú công nghiệp (100.000 con trên 5000m2) được 15 ngày thì ở một ao thấy xuất hiện tôm tấp bờ chết rải rác. Ngày hôm sau, tôm chết nhiều hơn. Ao còn lại tôm phát triển bình thường.

Người tư vấn kỹ thuật cho tôi là một kỹ sư thủy sản đã có nhiều năm tư vấn nuôi tôm công nghiệp. Sau khi xem xét nội tạng của tôm, ông ấy cho rằng tôm của tôi đã bị bệnh vi bào tử, hiện ko có thuốc đặc trị. Tôi xin phép được hỏi. Bằng mắt thường có thể xác đinh chính xác bệnh vi bào tử ko? Có đúng là hiện ko có thuốc đặc trị ko? Vây tôi có thể cải tạo lại ao (diệt khuẩn… gây màu…) để thả tôm nuôi tiếp tục đựoc ko? Đối với ao tôm còn lại (tôm vẫn bình thường), tôi phải xử trí như thế nào? Liệu ao tôm bệnh có lây qua ao tôm chưa bệnh ko? Nếu có, thì lây bằng đường nào?.

Tôi đã luớt net và được biết tai Bac Liêu, bệnh này đã gây hại trên hàng ngàn hecta tôm công nghiệp. Tại Cà Mau đã có khá nhiều hộ thiệt hại vì bệnh trên.

Mong quý cao nhân vui lòng giúp đỡ tôi vì gần như mọi vốn liếng của tôi có được đều đã đầu tư vào hai ao tôm này.

Xin chân thành ghi ơn quý cao nhân.

Việt Linh

1/ Bằng kinh nghiệm thông qua việc xem xét thương tổn gan, nội tạng, màu sắc và các biểu hiện của tôm có thể xác định khả năng tôm bị bệnh. Tuy nhiên, để chính xác bệnh vi bào tử phải qua xét nghiệm cụ thể.

2/ Hiện chưa có thuốc đặc trị; chủ yếu là phòng ngừa.

3/ Nên xử lý ao nuôi, có thể ngâm ao bằng Chlorine 25-30ppm; cho nước ao xử lý thấp hơn mực nước ao đang nuôi bên cạnh. Đợi thời tiết ổn định mới xử lý đáy ao và nuôi lại.

4/ Đối với ao đang nuôi: nên sát khuẩn ao, cố gắng giữ môi trường ổn định, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học sau mỗi kỳ sát khuẩn.

MSY (TONGWEI VIỆT NAM) - 16/4/2011

Địa chỉ: KCN Tân Hương - Châu Thành - Tiền Giang

Điện thoại: 0733937777 - Fax: 0799937888

Doanh nghiệp: Công ty TNHH Tongwei Việt Nam

Ý kiến về: Bệnh "vi bào tử"

Bào tử (spores) là trạng thái tiềm sinh của vi khuẩn (VK), phát triển trong tế bào sinh dưỡng của mọt vài giống VK.

Bào tử có khả năng đề kháng mạnh với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, nhờ:

- Phức hợp acid dipicolinic-calcium có thể ổn định thành phần acid nucleic của bào tử.

- Nước trong bào tử ở trạng thái liên kết nên không thể làm biến tính protein khi tăng nhiệt độ môi trường.

- Các enzyme và chất hoạt động sinh học trong bào tử đều tồn tại ở trạng thái không hoạt động nên hạn chế sự trao đổi chất của bào tử đối với môi trường ngoài.

- Với cấu trúc có nhiều lớp màng bọc và tính ít thấm của các lớp màng, làm cho các hóa chất độc, chất sát trùng khó có thể xâm nhập vào và gây tác động cho bào tử.

CẤU TẠO BÀO TỬ

Dưới kính hiển vi, bào tử trưởng thành được bao bọc bởi nhiều lớp màng:

- Lớp áo bào tử: mỏng tương đương với màng tế bào chất.

- Lớp vỏ bào tử: dầy, gồm nhiều lớp, có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu, đề kháng với sức nóng và các tác nhân gây chết khác .

- Lớp màng trong của bào tử .

Trong cùng là khối tế bào chất .

Nước trong nguyên sinh chất ở trạng thái liên kết.

Trong bào tử có mặt cả DNA và RNA (lượng RNA thường gấp 2-7 lần so với lượng DNA)

Bào tử chứa nhiều Ca, Mg; chứa ít K, P hơn tế bào sinh dưỡng .

Enzyme và các chất hoạt động sinh học khác chỉ hoạt động khi bào tử nảy mầm.

NHÓM PROKARYOTE

- VI KHUẨN

Chỉ có các trực khuẩn mới có bào tử .

- XẠ KHUẨN

Bào tử được hình thành trên nhánh phân hóa của khuẩn ty (cuống sinh bào tử).

Thường có dạng cầu, ovan hay viên trụ.

Được bao bởi lớp màng mucopolysaccharide giàu protein dày khoảng 300-400A, cấu tạo 3 lớp.

Bề mặt nhẵn hoặc xù xì .

Sự hình thành bào tử có 2 kiểu :

+ Kiểu kết đoạn: bào tử có dạng hình cầu, mỗi bào tử chứa ít nhất 1 hạt cromatin, kích thước bằng 1/3 so với bào tử, nằm ở trung tâm hoặc sát màng bào tử .

+ Kiểu cắt khúc (ở xạ khuẩn bậc thấp): bào tử dạng hình trụ hay hình que.

- NIÊM VI KHUẨN (NVK)

Bào tử được hình thành từ quả thể .

NVK được chia thành 5 họ nhưng chỉ các họ sau có bào tử:

+ Archangiaceae : bào tử ống dài, không chứa trong bào nang .

+ Sorangiaceae : bào tử ống dài chứa trong bào nang hình tam giác hay đa giác .

+ Polyangiaceae : bào tử hình ống dài chứa trong bào nang hình tròn .

+ Myxococcaceae : bào tử hình tròn hay bầu dục, bên ngoài có màng nhầy bao bọc.

- VI KHUẨN LAM (CYANOBACTERIA)

Bào tử được hình thành do sự phân chia nội chất của tế bào tạo bào tử.

Tế bào chứa bào tử gọi là nang .

Hầu hết các tảo đều sinh các động bào tử (động bào tử có tiêm mao, bơi lội trong nước rồi gắn vào một giá thể nào đó dưới nước, mất tiêm mao và phát triển thành cơ thể tảo mới)

Ở tảo lam tạo bào tử bất động, gồm :

+ Nội bào tử (endospore): phát triển ngay bên trong tế bào mẹ, không có thành tế bào.

+ Ngoại bào tử (exospore): hình thành trong tế bào mẹ sau đó hình thành tế bào, chui ra khỏi tế bào mẹ và phát triển bên ngoài.

- NHÓM EUCARYOTE

NẤM MỐC :

Bào tử áo (hậu bào tử, clamydospore)

+ Trên sợi nấm xuất hiện những tế bào dạng tròn, có màng dày bao bọc bên trong chứa rất nhiều chất dự trữ.

+ Bào tử áo có thể đơn bào, đôi khi có thể là 2 hoặc nhiều tế bào, có thể nằm ở giữa hoặc ở đầu tận cùng của khuẩn ty .

+ Giúp nấm mốc sinh sản dinh dưỡng.

Bào tử kín (bào tử bọc, sporangiospore)

+ Được hình thành trong các bọc đặc biệt gọi là nang.

+ Nang được hình thành trên những sợi nấm lớn hơn các khuẩn ty gọi là cuống nang (cuống bào tử -sporangiosphore)

+ Bào tử kín ở lớp Chytridomycetes và Oomycetes mang 1-2 tiêm nao có khả năng di động trong nước gọi là động bào tử (zoospore).

+ Bọc sinh ra động bào tử gọi là nang động bào tử (zoosporangium).

+ Giúp nấm sinh sản vô tính.

Bào tử đính (Bào tử trần, conidiospore).

+ Phần lớn là bào tử ngoại sinh, nghĩa là được sinh ra bên ngoài các tế bào sinh bào tử .

+ Một số được sinh ra bên trong (nội sinh) hoặc sát miệng (bán nội sinh) của các thể bình (là những tế bào hình ống mọc ra từ những cơ quan sinh bào tử).

+ Có thể đơn bào hay đa bào.

+ Được hình thành đơn độc , thành chuỗi hoặc thành khối dính với nhau .

+ Bào tử đính của các loại nấm mốc khác nhau có hình dạng khác nhau (hình cầu, hình trứng, hình kim...) và màu sắc khác nhau (không màu, màu nhạt hay màu sẫm).

+ Có trường hợp bào tử đính được hình thành do sự biến đổi (sự cắt đoạn) của các khuẩn ty để tạo thành bào tử đốt (arthroconidium).

+ Giúp nấm mốc sinh sản vô tính.

Bào tử noãn (Oospore)

+ Ở lớp nấm noãn.

+ Các túi giao tử đực đâm qua màng túi giao tử cái, tìm đến noãn cầu để thụ tinh -> noãn bào tử (2n).

+ Được bao bọc bởi một màng dày, sau đó phân bào giảm nhiễm thành bào tử (1n).

+ Bào tử được phóng thích ra khỏi màng dày, nảy mầm phát triển thành sợi nấm mới.

Bào tử tiếp hợp (Zygospore) .

+ Ở lớp nấm tiếp hợp.

+ Khi hai sợi nấm khác giống tiếp giáp nhau, chúng có thể mọc ra 2 mấu lồi. Hai mấu này tiến dần lại với nhau, mỗi mấu xuất hiện một vách ngăn phân phần đầu thành 1 tế bào nhiều nhân. Hai tế bào này tiếp hợp với nhau tạo thành một hợp tử đa nhân, có màng dày và tối gọi là bào tử tiếp hợp.

+ Phần mấu lồi còn lại phát triển thành cuống treo giữ bào tử tiếp hợp.

+ Sau thời gian sống tiềm sinh, bào tử tiếp hợp nảy mầm, mọc ra 1 ống mầm. Đầu ống mầm phát triển thành nang chứa nhiều bào tử kín (2n).

+ Bào tử 2n này giảm nhiễm tạo bào tử 1n. Bào tử này sau đó được phóng thích ra ngoài nảy mầm thành sợi nấm mới.

Bào tử túi (Ascospore)

+ Ở lớp nấm túi, cơ quan sinh sản là túi hay túi bào tử.

+ Túi bào tử đực: nhỏ, hình ống.

+ Túi bào tử cái: một tế bào hình cầu, gọi là thể sinh túi.

+ Đầu thể sinh túi kéo dài ra thành một ống gọi là sợi thụ tinh.

+ Quá trình phối chất xảy ra khi đầu túi bào tử đực tiếp xúc với sợi thụ tinh.

+ Các nhân sắp hàng thành từng đôi, trên thể sinh túi mọc ra nhiều sợi sinh túi, các nhân kép được chuyển vào những sợi sinh túi cùng lúc với việc hình thành các vách ngăn chia thể sinh túi thành nhiều tế bào chứa nhân kép.

+ Tế bào cuối sợi cong lại, nhân kép phân chia tạo thành 4 nhân.

+ Tế bào này tách ra thành 3 tế bào: tế bào giữa chứa 2 nhân (1đực, 1cái), phát triển thành túi bào tử; tế bào ngọn và gốc (chứa 1 nhân) tiếp hợp với nhau tạo thành 1 tế bào 2 nhân, tiếp tục phát triển thành túi bào tử mới.

+ 2 nhân trong túi bào tử kết hợp lại tạo nhân lưỡng bội, nhân này sau đó phân chia 3 lần (lần đầu giảm nhiễm) tạo thành 8 nhân con đơn bội, phát triển thành 8 bào tử túi.

+ Bên ngoài túi, các khuẩn ty phát triển thành những tổ chức bảo vệ.

+ Toàn bộ kết cấu của cơ quan sinh sản gọi là quả thể.

Bào tử đảm (Basidiospore)

+ Ở lớp nấm đảm.

+ Cơ quan sinh bào tử đảm gọi là đảm.

+ 2 khuẩn ty đơn bội tiếp giáp nhau, tế bào trên khuẩn ty này sẽ sinh ra 1 ống nối sang khuẩn ty kia.

+ Quá trình phối chất xảy ra tạo thành khuẩn ty thứ cấp có 2 nhân.

+ Tế bào ở đầu khuẩn ty này mọc ra 1 ống nhỏ hướng về gốc của nó, 1 nhân chui vào ống.

+ Sau đó, tế bào phân chia tạo thành 4 nhân con, xuất hiện 2 vách ngăn tạo thành 3 tế bào.

+ Tế bào gốc và tế bào bên chứa 1 nhân tiếp hợp với nhau tạo thành 1 tế bào 2 nhân khác.

+ Tế bào ở đỉnh chứa 2 nhân sẽ phát triển thành đảm, 2 nhân này kết hợp tạo nhân 2n, nhân này phân chia 2 lần (lần đầu giảm nhiễm) tạo 4 nhân con 1n.

+ Tế bào đảm phình to ra, phía trên sinh 4 cuống nhỏ.

+ Mỗi nhân chui vào 1 cuống và phát triển thành bào tử đảm. Bào tử đảm về sau sẽ nảy mầm tạo sợi nấm đơn bội mới.

Bào tử đảm, bào tử tiếp hợp, bào tử túi và bào tử noãn là hình thức sinh sản hữu tính ở nấm mốc.

NẤM MEN

Bào tử túi (Ascospore)

- Có hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo loài nấm men: bầu dục, bán cầu, thoi...

Bào tử bắn (Ballistospore)

- Chỉ thấy ở các loài trong giống Brullera, Spodiobolus, Sporoliomyces và Aessaspora.

- Sau khi hình thành, bào tử này có thể bắn mạnh ra phía đối diện, đi vào môi trường sống.

* Bệnh "vi bào tử" được hiểu là bệnh ký sinh trùng có tác nhân gây bệnh là vi bào tử. Trong môi trường nước, khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử xâm nhập vào cơ thể tôm, cá và gây bệnh.

* Cách phòng bệnh có tác nhân gây bệnh là bào tử:

- Cải tạo ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi (Theo Vemedim, sau mỗi vụ thu hoạch cần cải tạo ao thật kỹ, rải vôi bột và phơi đáy ao 3 - 7ngày để diệt các bào tử trùng trong bùn đáy ao. Trường hợp không tát cạn được ao nuôi thì rút bớt nước và xử lý bằng vôi CaO với liều cao, từ 15 - 20kg/m2. Định kỳ xử lý ao bằng các loại thuốc sát trùng như: Vime-Protex hoặc Vimekon, tốt nhất là nên đưa thuốc xuống đáy ao. Dùng muối hạt liều lượng 50 - 70 kg/1.000m2 đáy ao kết hợp với Vimekon theo liều 1 – 1,5kg/1.000m2.)

- Chọn con giống tốt (Khỏe mạnh, không trầy xước, có sức đề kháng cao, đã qua kiểm nghiệm không có bệnh...)

- Xử lý nguồn nước kỹ trước khi đưa vào ao nuôi và sau khi thải.

- Khi phát hiện trong ao bị nhiễm bệnh, xử lý, cách ly ao bị nhiễm bệnh, không để nguồn bệnh lây lan sang các ao khác.

- Ngăn chặn địch hại.

 


Cai minh doan (huyen dong hai, tinh bac lieu): Ao tôm bị bệnh vi bào tử, đã xử lý và nuôi lại nhưng tôm vẫn chết (7/4/2011)

Ao tôm bị bệnh vi bào tử, đã xử lý và nuôi lại nhưng tôm vẫn chết. Tôi muốn cải tạo lại nhưng không biết diệt khuẩn có diệt được mầm bệnh không, và dùng chất diệt khuẩn gốc nào? Nếu tôi dùng clo thì với liều lượng bao nhiêu?

Việt Linh

Xử lý ao nuôi kỹ: hút bùn đáy ao, cày, cuốc lật đất rải vôi, phơi đáy.

Có thể ngâm ao bằng Chlorine 25-30ppm.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ phòng ngừa là chính.

 


hồ quang ân, hà huy giáp - TP.HCM: Hỏi về bệnh gan tôm (19/9/2010)

Tôm dưới 1 tháng tuổi bị vàng gan và thường bu bờ.

Có ai có thể chỉ cách chữa trị.

Cám ơn.

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang