Người gửi tin: Thanh Nhã, Cty Anmy Fish - An Giang
Ngày cập
nhật:
21/11/2012
Chào anh chị!
Thông qua những kết quả khảo sát trên trang web Sài Gòn Tiếp Thị, 19/11/2012, do Hoàng Bảy trình bày khiến chúng tôi không khỏi lo âu về 1 tương lai của ngành thủy sản cá tra và những hệ lụy của nó nếu Chính Phủ còn tiếp tục đưa ra các giải pháp gói cứu trợ không hiệu quả.
Nhìn lại chặng đường đã qua, ngành cá tra luôn được đánh giá cao về giá trị xuất khẩu, chiếm hơn 50% trên tổng sản lượng thủy sản nói chung và mang lại nhiều việc làm nhất cho người lao động.
Thời gian gần đây, tình tình mua bán cá tra không có những chuyển biến tích cực, trong năm qua, tỉ lệ tăng trưởng dường như không đổi, tỉ lệ tăng trưởng 1% không nói lên hiệu quả của ngành vì thực chất năm 2012 hàng tồn kho lớn từ năm 2011, tình hình thiếu nguyên liệu vẫn đang là vấn đề chính ảnh hưởng đến sự bền vững trong nền nông nghiệp nuôi cá tra.
Trong kinh doanh, có những vấn đề không thể nhìn ở 1 khía cạnh và sơ sài bên ngoài mà đánh giá trên tổng thể sự việc, biến cố không nằm ở bất kỳ 1 bộ phận ngành nghề cá biệt nào. Theo như Thống Đốc Ngân Hàng Nguyễn Văn Bình trình bày trước Quốc Hội tháng 10/2012 trình bày về những khó khăn mà họ đang gặp phải cũng không có gì đáng ngạc nhiên về gói hỗ trợ kém hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trị trường thế giới đang gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng giảm xuống, các vấn đề rào cản về ethoxyquin, tại thị trường Nhật, luật chống bán phá giá của Mỹ, khủng hoảng thị trường EU, thị trường chiếm thị phần lớn thứ 2 sau Mỹ, trong khi trong nước lại thiếu vốn sản xuất?
Điều này đặt ra câu hỏi có phải do chính cơ chế quản lý của Chính Phủ, cách quản lý theo nông dân.
Có 1 câu chuyện khiến nhiều người suy ngẫm như câu chuyện bên dưới:
1 người Trung Quốc bán những trái hồng cho người Mỹ trong chuyến du lịch xuyên Châu Á, sau khi ra giá và người Mỹ gật đầu, người nông dân hớn hở trèo lên hái những quả hồng chín, ngon nhất và từ công đoạn họ được gói bọc rất kỹ, trong lúc đó người Mỹ đứng chụp những tấm ảnh và cảm thấy hứng thú. Sau khi hái đủ số lượng mà vị khách này cần, người Mỹ chỉ giơ tay lắc vài cái rồi bỏ đi. Người nông dân cảm thấy lạ và nghĩ là họ chê trái cây trong vườn của anh ta. Nhưng thực tế mỗi con người sống nên nhìn vào mục đích của vấn đề và những giá trị cốt lõi, đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không có tầm nhìn rộng.
Hãy suy nghĩ về các nguyên tắc vàng mà Nhật đã làm việc với Mỹ, ai cũng hiểu việc nhập hàng vào Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn nhưng rất nhiều người muốn hợp tác với họ, quota mà chính Nhật đề xuất là hình thức “Các hạn chế xuất khẩu tự nguyện” (VERs) hay “các thỏa thuận về thị trường có trật tự”. Vậy liệu chúng ta đã ý thức và chịu trách nhiệm về điều đó chưa? Chính Phủ có đứng ra chịu trách nhiệm về những hành động của các nhà máy, kịp thời khắc phục các tồn tại khó khăn và xem các vấn đề này như chiến lược kinh tế quốc gia. Nếu như việc nhập khẩu đảm bảo được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đó là cách duy nhất để giữ hình ảnh và uy tín của 1 quốc gia. Chúng ta hãy làm điều đó vì tương lai 1 đất nước.
Thanh Nhã
Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.