Người gửi tin: H.V.Đức, haduc1405@
Ngày cập
nhật:
19/12/2012
Người gửi tin: Đức
Email: haduc1405@
Địa chỉ: CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TIỀN GIANG (TIGIFACO)
Tôi xin có một số ý kiến khách quan về vấn đề "Đại gia vỡ nợ, 700 công nhân ra đường (Vietnamnet, 28/11/2012)"
Thật sự ra mà nói thì các đại gia này đã âm ỉ chết từ năm 2009 - 2010, nhưng họ vẫn che giấu và chúng ta không phát hiện ra do không công bộ rõ ràng trên thông tin đại chúng để có hướng khắc phục sớm. Hiện nay trong ngành công nghiệp chế biến XNK cá tra nói riêng và thuỷ sản nói chung có rất nhiều đại gia nữa cũng đang trên bờ vực phá sản chứ không riêng gì 3 đại gia lớn này. Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của ngành chế biến thuỷ sản ở đây có lẽ do các đại gia có 1 đồng vốn tự có mà tới 4 đồng vốn vay từ ngân hàng, và sự định hướng yếu kém từ các doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra. Chúng ta thấy các doanh nghiệp nước ngoài khi họ chính thức đầu tư vào VN thì họ đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và ban đầu họ chỉ gia công, khi có khách hàng tương đối ổn định họ mới tiến hành xây dựng nhà máy nên các tập đoàn nước ngoài vào kinh doanh ở VN thường rất hiệu quả, vậy tại sao ta không làm như thế?
Thêm 1 vấn đề nữa là sự tự phát trong nuôi trồng mà không có định hướng, cứ nuôi ồ ạt không có quy hoạch cụ thể...Con cá tra VN là đối tượng có thể nói là độc quyền vậy mà mình không nắm được thế mạnh này, tại sao cá hồi người ta làm được mình không làm được với con cá tra. Theo tôi được biết hiện có 1 số quốc gia đang nhảy vào lĩnh vực nuôi cá tra xuất khẩu như: Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia... liệu các quốc gia này trong 5 năm nữa phát triển sản lượng chỉ bằng 1/2 tổng sản lượng của cá tra VN liệu mình còn trụ nổi trên thị trường và giữ thế thượng phong nữa hay không? Lúc đó con cá tra của ta sẽ thê thảm như thế nào?
Theo tôi thiết nghĩ, mình bây giờ hãy ra soát lại năng lực của các đơn vị tham gia XK, ai thật sự có thực lực thì cho hoạt động tiếp, ai không đủ thực lực thì cho sát nhập lại. Ngoài ra, chúng ta cần có sự tham gia của ngân hàng, nhà nước cùng tham gia. Với vùng nuôi thì cần hoạch định lại vị trí và diện tích nuôi cho phù hợp. Mô hình nuôi thì cần bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh chung, Thuỷ sản xuất khẩu thì cần chất lượng và tạo thêm 1 số mặt hàng giá trị cao...
Tới đây tôi đã hết ý, mong các bạn cùng trao đổi thêm để cứu thuỷ sản của ta.
Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.