• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Ý kiến bạn đọc

Ý kiến về: Thanh Hóa: Thất thu tiền tỷ do cá lồng chết hàng loạt và bài học nuôi ngoài quy hoạch (Báo Thanh Hóa, 03/08/2013)

Người gửi tin: Phan Thế Công [Hà Nội]
Ngày cập nhật: 9/8/2013

Ý kiến về: Thanh Hóa: Thất thu tiền tỷ do cá lồng chết hàng loạt và bài học nuôi ngoài quy hoạch (Báo Thanh Hóa, 03/08/2013)

Chào các bạn, tôi là người có nhiều trải nghiệm về nghề cá ngoài miền Bắc, chuyên đi làm các mô hình nuôi cá công nghiệp tiên tiến, tiếp xúc với tất cả người chăn nuôi lớn, các đại lý, các công ty gần 10 năm nay, xin chia sẻ vài điều tâm huyết như sau:

1. Về vấn đề quy hoạch vùng nuôi: Chúng ta cố gắng thúc đẩy sớm quy hoạch để người dân có phương hướng. Đừng để người dân tự phát rồi mới tính đến khi đó sẽ rất khó sửa sai. Chúng ta không trách dân được đâu, đất nước đang khó khăn, người dân phải lo từng bữa ăn, nuôi con ăn học... Có cơ hội là lao vào nuôi cá bằng mọi cách để nhanh chóng có thu nhập lo cho cuộc sống. Trong khi đó, phần lớn kiến thức về nghề cá không có, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cũng không có luôn. Làm theo phong trào, đến đâu hay đó. Nói chung, chúng ta phải đi trước dân và định hướng cho người dân bằng các giải pháp cụ thể và hiệu quả. Nếu không suốt đời chạy theo dân thì mệt lắm! Mà cách làm này sẽ làm chậm sự phát triển của nền kinh tế. Vì dân làm rồi mới quy hoạch. Cá chết không ai chịu. Nhưng tiền của dân sẽ mất và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Các vùng nào chưa có quy hoạch thì hãy quy hoạch sớm trước khi người dân tự phát.

2. Bà con nên đi làm thuê cho các chuyên gia hoặc các trang trại lớn để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức thực tế rồi hãy về làm chủ. Chịu khó mất 6 tháng đến 1 năm. Làm gì cũng là để kiếm sống. Nhớ phải học cả cách tổ chức quản lý trang trại, biết lên kế hoạch cho công việc hàng năm... Đừng để lu bu lên đến khi sẽ mất phương hướng và chán nản. Chịu khó xa gia đình 6 tháng nhưng được cho cả cuộc đời. Hãy làm thuê rồi mới làm chủ. Đừng để điều ngược lại.

3. Trong trường hợp này, với kinh nghiệm của tôi, xin mạn phép đưa ra các phương án:

- Giảm hoặc ngừng cho ăn khi thời tiết thay đổi hoặc có dịch bệnh 1 đến 2 ngày.

- Nên có các dụng cụ đo độ mặn, ô xy... Sử dụng ngay khi thấy cá chết đồng loạt để biêt được nguyên nhân.Thử hỏi bà con đã có các dụng cụ này chưa?

- Nếu cá chết do độ mặn thay đổi lớn thì kéo lồng đi nơi khác hoặc bịt lồng lại (không cho tiếp xúc với môi trường nước bên ngoài) rồi từ từ dùng muối hoặc nước ngọt điều chỉnh độ mặn cho phù hợp. Tăng cường sục khí. Thử hỏi bà con đã làm cách này chưa?

- Nếu cá chết do thiếu ô xy hoặc khí độc NH3, H2S... (có nhiều trong nước xả thải...)thì tăng cường sục khí hoặc kéo lồng đi những vùng nước trong lành. Nếu không, bịt lồng lại (không cho tiếp xúc với môi trường nước bên ngoài) rồi tăng cường sục khí, hòa tan Actoxy (cung cấp ô xy khẩn cấp)rồi đánh De-Ocare (Xử lý khí độc cấp tốc). Cá sẽ khỏe lại. Bà con đã làm như vậy chưa?

- Nếu cá chết do bệnh tật thì trong nhà nên có thuốc hữu hiệu cho cá... Nhìn chung, bà con sẽ còn khó khăn do cách tổ chức sản xuất chưa phù hợp, không có các mỗi quan hệ mở rộng ra bên ngoài... nên khi gặp khó khăn không biết phải làm sao.

Tôi đã làm việc cho các công ty nước ngoài hơn 10 năm nay nên rất hiểu những khó khăn của bà con. Chỉ mong cho bà con thành đạt để nghề NTTS được phát triển.

Tôi ở Hà Nội. Bà con có thể hỏi tôi và tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và song hành cùng bà con. Hy vọng những chia sẻ của tôi có giá trị cho bà con. Kính chúc bà con thành công!

Trân trọng!

Phan Thế Công


Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com


Các tin mới:

18/8/2014 Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng?
18/8/2014 Sử dụng Nano bạc trong nuôi tôm có thực sự là giải pháp an toàn tuyệt đối?
5/5/2014 Ý kiến về bài báo: Huyện Cái Nước (Cà Mau): Báo động ô nhiễm nguồn nước trong nuôi tôm
14/4/2014 Tại sao ngăn cấm nuôi tôm thẻ tại An Giang - Đồng Tháp?
9/4/2014 Nuôi tôm thẻ nước ngọt tại Đồng Tháp - An Giang
18/12/2013 Giá thức ăn nuôi tôm càng cao, mức chiết khấu Đại lý càng cao
24/10/2013 Cây mãng cầu ta
21/10/2013 Nuôi nhím lỗ sặc máu
9/8/2013 Ý kiến về: Chồn nhung và thị trường
9/8/2013 Ý kiến về: Thanh Hóa: Thất thu tiền tỷ do cá lồng chết hàng loạt và bài học nuôi ngoài quy hoạch (Báo Thanh Hóa, 03/08/2013)

Xem các tin khác

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang