Người gửi tin: Thanh Sơn - TPHCM
Ngày cập
nhật:
15/11/2010
Người gửi tin: Thanh Sơn - TPHCM
Ý kiến về: dư lượng kháng sinh và việc quản lý thị trường nguyên liệu, thuốc thú y thủy sản
Vấn đề dư lượng thuốc - hóa chất đã tồn tại từ lâu. Bộ Thủy sản trước đây đã nhiều lần ban hành và chỉnh sửa danh mục hóa chất - kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng (và sau đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Trong số đó, Trifluralin đã bị cấm, Quinolone cấm sản xuất hoàn toàn trên thú y và cấm trên thủy sản. Tuy nhiên, một điều tôi lấy làm lạ là sau đó, các công ty lớn vẫn buôn bán tràn lan, nếu không muốn nói là công khai. Điển hình như một số công ty có bán sản phẩm chứa Enrofloxacin sử dụng cho thủy sản, sản phẩm chứa Trifluralin dùng cho thủy sản...
Bên cạnh đó, việc bán nguyên liệu kháng sinh cấm dùng cho thú y và thủy sản dường như không được kiểm soát và không bao giờ được kiểm soát. Các sản phẩm này dễ dàng được các công ty phân phối nguyên liệu cung cấp đến đại lý hoặc trực tiếp cho trang trại. Tôi đặt ra câu hỏi: những nguyên liệu này nhập khẩu theo tiêu chuẩn thú y, đã cấm tại sao lại cho nhập? Đã cấm tại sao cho bán? Là tiêu chuẩn thú y, không lẽ bán cho người? Như vậy việc cấm thì cấm, bán thì bán. Chúng ta đừng bao giờ mơ đến việc hy vọng một thị trường nào đó mãi vững chắc, mãi phát triển khi mà điều hành của Nhà nước còn lỏng lẽo, buông thả. Người nông dân: họ chất phác, thiếu kiến thức. Nếu có ai khuyến cáo gì thì họ xài cái đó. Như vậy những khuyến cáo này từ trên trời rơi xuống hay sao? Họ tự động biết một loại thuốc - hóa chất nào và tự mua về xài hay sao?
Tôi kiến nghị: quản lý ở cấp độ Nhà nước phải chặt chẽ hơn. Đã ra Quyết định, danh mục cấm sản xuất thuốc hóa chất thì phải thanh kiểm tra - giám sát - kiểm soát tất cả các công ty, đại lý, và kể cả khâu Hải quan cũng phải kiểm soát thật chặt chẽ, nghiêm và thường xuyên. Phải thường xuyên, minh bạch và rõ ràng. Phải có báo cáo trước công chúng (báo chí, truyền hình, internet, đài phát thanh) kết quả sau mỗi đợt thanh kiểm tra. Phải có biện pháp chế tài thật nặng đối với những đơn vị vi phạm, từ đại lý, công ty sản xuất thuốc hóa chất đến công ty chế biến (nếu xuất hàng kém phẩm chất). Có như vậy mới đảm bảo được sản phẩm cuối cùng của chúng ta là nguyên liệu thủy sản (cá, tôm) an toàn, ổn định chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bảo vệ uy tín Việt Nam trong ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.