Người gửi tin: Thanh Sơn (Tp. HCM)
Ngày cập
nhật:
4/1/2011
Người gửi tin: Thanh Sơn (Tp. HCM)
Ý kiến về "nguyên nhân cá điêu hồng nuôi bè trên sông Cần Lố (Cao Lãnh - Đồng Tháp) chết"
Dựa vào nội dung của bài báo viết về kết quả của việc điều tra nguyên nhân gây chết hàng loạt cá điêu hồng nuôi bè tại khu vực sông Cần Lố, tôi nhận thấy một số điểm chưa hợp lý như sau:
Khi điều tra nguyên nhân gây chết cá, ta cần phải làm:
- Xét nghiệm môi trường:
+ Yếu tố sinh học
+ Yếu tố vật lý
+ Yếu tố hóa học
- Xét nghiệm cá thể (cá điêu hồng):
+ Yếu tố sinh học
+ Yếu tố vật lý
+ Yếu tố hóa học
Khi kết luận, phải kết luận tất cả các nội dung trên.
Tôi chỉ thấy có kết quả kiểm tra sinh học (vi sinh), vật lý (DO).
1. Theo tôi được biết, tại khu vực sông Cần Lố chưa bao giờ cá chết nhiều như vậy. Về đặc điểm sinh học, cá điêu hồng có ngưỡng Oxi 0.3mg/L (tức là nếu DO của nước nhỏ hơn 0.3mg/L mới xảy ra hiện tượng chết cấp tính, hàng loạt). Trong khi mức DO của nước sông luôn luôn >1.5mg/L, cao hơn rất nhiều lần so với ngưỡng Oxi của cá.
2. Nếu là sự thay đổi tự nhiên, ảnh hưởng của chất lượng nước trong thủy vực nước chảy thường là trên diện rộng và chậm, không đồng loạt (hoặc chênh lệch nhau với thời gian rất dài - trong vòng 20
- 30 ngày trong khu vực khoảng 10km), đặc biệt là những ngày có thủy triều thấp (nước kém - nước kiệt)). Trong khi cá chết diễn ra rất cấp tính, trên diện rộng và đồng loạt.
3. Kể từ khi hiện tượng cá chết đồng loạt bắt đầu xảy ra, nhà máy (gần khu vực nuôi cá) mới bắt đầu ngưng hoạt động. Chắc chắn một điều, với tiinh2 hình nước kém - nước kiệt, lượng hóa chất thải xuống không thể thoát khỏi khu vực trong phạm vi <3km. Lượng nước thải này có thể đã chứa những chất hoạt động bề mặt hoặc kim loại nặng, những gốc hữu cơ độc hại.
4. Không có báo cáo về kiểm tra thuốc trừ sâu trong môi trường (do sông Cần Lố chảy qua vùng trồng lúa), về chất lượng thức ăn, về hàm lượng kim loại nặng (Chì, Kẽm, Sắt, Cadmium, Đồng).
-> Như vậy, tôi chắc chắn một điều rằng cá chết không phải do DO thấp. Các cơ quan chức năng nên khảo sát lại với các yếu tố còn lại đã kể ở trên.
Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.