• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Ý kiến bạn đọc

Ý kiến về: Bài báo "người nuôi cá tra được lợi"

Người gửi tin: Thanh Sơn (Tp. HCM)
Ngày cập nhật: 11/1/2011

Người gửi tin: Thanh Sơn

Địa chỉ: Tp. HCM

Sau khi đọc được nội dung của bài báo nói về việc công ty Sao Mai nhập thiết bị tinh luyện mỡ cá tra phục vụ cho con người, tôi thấy rất vui vì chúng ta sẽ có nhiều sản phẩm hơn, khẳng định danh tiếng của con cá tra hơn, thu nhiều ngoại tệ hơn, và còn nhiều thuận lợi hơn nữa...

Nhưng nếu đứng ở khía cạnh người nuôi, tôi thấy họ không có một cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn nào cho thấy họ được lợi trong chuyện này. Chúng ta lấy gì để đảm bảo rằng, khi mỡ cá tra được sử dụng làm thực phẩm thì cá nguyên liệu được mua với giá cao hơn? Từ trước tới giờ, chưa một công ty chế biến cá tra nào mua cá nguyên liệu trên thị trường với giá khác biệt chỉ vì lý do họ bán được hoặc tận dụng phụ phế phẩm cả. Công ty chế biến đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ phụ phế phẩm như: đầu - xương - da (dùng làm bột cá bán cho các công ty sản xuất thức ăn gia súc - thủy sản, bong bóng - dạ dày - phần thịt đỏ bán hoặc trực tiếp làm sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng rất cao trên thị trường, mỡ cá dùng chế biến dầu sinh học chạy động cơ, ... Nhưng khi mua cá nguyên liệu, họ chỉ tính cho người nuôi theo giá chính phẩm (thịt phi lê). Vì vậy cho nên, tôi đánh giá nhận định của ông Thuấn (Sao Mai group) là không có cơ sở thực tiễn và nhằm tạo ra một sự tin cậy viển vông (mặc dù tận dụng phụ phế phẩm tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng là rất cần thiết cho ngành công nghiệp chế biến cá tra).

Nói tóm lại, người nuôi sẽ không được lợi gì trong chuyện này vì các công ty chế biến luôn tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí. Chưa kể thêm một điều nữa: người nuôi cá lóc hoặc (các đối tượng cá ăn mồi tươi sống) sẽ phải khổ sở vì họ đã quen xài phụ phẩm cá tra (khan hiếm, mua giá cao).


Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com


Các tin mới:

18/8/2014 Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng?
18/8/2014 Sử dụng Nano bạc trong nuôi tôm có thực sự là giải pháp an toàn tuyệt đối?
5/5/2014 Ý kiến về bài báo: Huyện Cái Nước (Cà Mau): Báo động ô nhiễm nguồn nước trong nuôi tôm
14/4/2014 Tại sao ngăn cấm nuôi tôm thẻ tại An Giang - Đồng Tháp?
9/4/2014 Nuôi tôm thẻ nước ngọt tại Đồng Tháp - An Giang
18/12/2013 Giá thức ăn nuôi tôm càng cao, mức chiết khấu Đại lý càng cao
24/10/2013 Cây mãng cầu ta
21/10/2013 Nuôi nhím lỗ sặc máu
9/8/2013 Ý kiến về: Chồn nhung và thị trường
9/8/2013 Ý kiến về: Thanh Hóa: Thất thu tiền tỷ do cá lồng chết hàng loạt và bài học nuôi ngoài quy hoạch (Báo Thanh Hóa, 03/08/2013)

Xem các tin khác

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang