• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Ý kiến bạn đọc

Ý kiến về: Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng

Người gửi tin: Dư Ngọc Tuân (Ninh Thuận)
Ngày cập nhật: 18/7/2011

Người gửi tin: Dư Ngọc Tuân

Email: tuandungoc@

Địa chỉ: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận

Ý kiến về: Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng

Qua theo dõi tình hình phát triển nuôi đối tượng tôm thẻ chân trắng trong những năm qua có thể thấy rằng, để hạn chế dịch bệnh và giúp cho nghề nuôi tôm thẻ phát triển một cách bền vững, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như sau:

* Đối với công tác quản lý nhà nước:

- Phải đưa tôm thẻ chân trắng vào nhóm đối tượng nuôi có điều kiện (như là một ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện). Đó là các tổ chức, cá nhân muốn nuôi tôm thẻ chân trắng thì phải được cấp GIẤY CHỨNG NHẬN đủ điều kiện nuôi. Giấy chứng nhận này có thể có thời hạn 1, 2 hoặc 3 năm tùy từng trường hợp, được cơ quan có thẩm quyền (VD: Cơ quan quản lý Thủy sản địa phương)cấp sau khi đã kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định. Sau một thời gian nhất định, qua kiểm tra nếu cơ sở nào không đạt thì sẽ bị rút giấy chứng nhận (đồng nghĩa với việc cơ sở đó không được phép nuôi nữa cho đến khi tự điều chỉnh lại cho đạt yêu cầu)

Có như vậy thì mới quản lý được hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Và cũng chính là cơ sở để thực hiện việc đánh số ao nuôi, truy xuất nguồn gốc,...Về vấn đề này có thể học tập kinh nghiệm quản lý của một số nước trong khu vực.

- Phải kiểm soát thật chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đàn tôm Bố mẹ, tôm giống. Tất cả các địa phương có sản xuất tôm giống bắt buộc phải có ít nhất 01 phòng xét nghiệm bệnh tôm (Ngư y), được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị để có thể kiểm tra, xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm hiện nay như: WSSV, YHV, TSV, IMNV, IHHNV, NHP, HPV, vi bào tử trùng...đồng thời có khả năng cập nhật, bổ sung năng lực chẩn đoán các bệnh khác trong thời gian nhanh nhất. Nếu cần thiết thì BỘ NÔng nghiệp & PTNT hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để xây dựng các phòng Ngư y và đào tạo nguồn nhân lực các phòng ngư này.

* Đối với tôm giống:

Phải kiểm tra thật chặt chẽ, gắt gao các cơ sở sản xuất giống. Tôm giống xuất bán cho người nuôi phải đảm bảo đạt các yêu cầu về các loại bệnh nguy hiểm như đã nêu trên và đạt yêu cầu về kích cỡ tôm giống theo quy định (hiện nay các Cơ sở xuất bán cho người nuôi tôm giống có kích cỡ rất nhỏ PL6-9)

* Đối với các cơ sở nuôi:

Yêu cầu bắt buộc (chứ không phải khuyến cáo) là phải có ao chứa lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố cho thấy rằng virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) chỉ có thể tồn tại tự do trong nước 72 giờ. Tù thực tế nuôi tôm cũng đã chứng minh cho thấy điều này là hoàn toàn đúng. Người nuôi đừng quá kỳ vọng, tin tưởng vào các loại hóa chất diệt khuẩn, diệt virus mà mình đã xử lý và cho rằng đã tiêu diệt được hoàn toàn tác nhân gây bệnh trong nguồn nước. Để nâng cao mức độ an toàn, nước cấp sau khi đưa vào ao chứa lắng nên được xử lý và phải LƯU GIỮ TỪ 4-5 NGÀY, sau đó mới cấp vào ao nuôi.

Khi một ao nuôi có tôm bị bệnh, đặc biệt là các bệnh virus nguy hiểm như WSSV, TSV, YHV... thì sau khi thu hoạch, xử lý nước ao nuôi, người nuôi nên dùng Chlorine hòa với nước với liều lượng: 10-20g Chlorine/20 lít nước (500-1.000 ppm), cho vào bình xịt (loại bình dùng xịt thuốc trừ sâu, xịt thuốc rầy trong nông nghiệp)xịt quanh bờ ao và cả chòi trại khắp khu vực nuôi để ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh lây lan trong quá trình thao tác thu hoạch tôm bệnh. Biện pháp này đã được thực hiện tại các ao nuôi xảy ra bệnh WSSV và mang lại hiệu quả rất cao.


Gửi ý kiến của bạn tới Việt Linh: vietlinhsg @ gmail.com


Các tin mới:

18/8/2014 Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng?
18/8/2014 Sử dụng Nano bạc trong nuôi tôm có thực sự là giải pháp an toàn tuyệt đối?
5/5/2014 Ý kiến về bài báo: Huyện Cái Nước (Cà Mau): Báo động ô nhiễm nguồn nước trong nuôi tôm
14/4/2014 Tại sao ngăn cấm nuôi tôm thẻ tại An Giang - Đồng Tháp?
9/4/2014 Nuôi tôm thẻ nước ngọt tại Đồng Tháp - An Giang
18/12/2013 Giá thức ăn nuôi tôm càng cao, mức chiết khấu Đại lý càng cao
24/10/2013 Cây mãng cầu ta
21/10/2013 Nuôi nhím lỗ sặc máu
9/8/2013 Ý kiến về: Chồn nhung và thị trường
9/8/2013 Ý kiến về: Thanh Hóa: Thất thu tiền tỷ do cá lồng chết hàng loạt và bài học nuôi ngoài quy hoạch (Báo Thanh Hóa, 03/08/2013)

Xem các tin khác

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang