• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm chứng nhận GAP hay BAP?

Suốt 10 năm qua các cơ quan quản lý nông nghiệp và khuyến ngư vận động nông dân làm thủy sản GAP (EURepGAP, GlobalGAP, VietGAP). Mới đây, một số doanh nghiệp thủy sản lại đôn đáo lo chứng nhận BAP. Vậy GAP với BAP có gì khác nhau?

Chứng chỉ GlobalGAP cho các mặt hàng nông sản

Lâu nay chúng ta nói và làm…GAP (Good Agriculture Practice - Thực hành nông nghiệp tốt). Các chuyên gia thuộc Ủy ban châu Âu - EUCHAM đầu tiên đưa EURepGAP - thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu vào Việt Nam, lấy mục đích “mở đường” cho nông sản Việt Nam (và các nước khác) vào châu Âu. GAP bao gồm những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, nông sản phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…) từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ hơn là hóa học. Để đạt được chứng nhận GlobalGAP, nông dân và trang trại (cho mọi nông sản) phải đáp ứng sự tương đồng với 252 danh mục (hay tiêu chuẩn) của phiên bản mẫu; trong đó bao gồm 36 danh mục “chủ yếu” bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 danh mục “thứ yếu” có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận. Ngoài ra có 89 kiến nghị “khuyến cáo” nên thực hiện. Danh mục GlobalGAP do các nhà luật sư, nhà khoa học…của châu Âu đề ra có hay không có sự tham khảo hay cộng tác của các chuyên gia vùng sản xuất nhưng không mang tính quy định (bắt buộc phải thực hiện)… Việc chuyển từ EURepGAP - Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu sang GlobalGAP - Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu, công ty chứng nhận sở hữu trí tuệ cố gắng làm cho người ta “hiểu” là chứng nhận này có giá trị trên toàn cầu.

Chứng chỉ GlobalGAP là một loại giấy chứng minh sản phẩm làm ra có sự quản lý và đạt được các yếu tố kinh tế - kỹ thuật nhất định của “đầu vào”, đạt tiêu chí an toàn thực phẩm theo quy chế quản lý của EU. Một số thị trường ngoài EU có thể chấp nhận chứng chỉ này, trong đó có Mỹ.

Chứng chỉ BAP cho thủy sản vào Mỹ

Giống như hoạt động GlobalGAP ở châu Âu, hoạt động của các luật sư và các nhà khoa học Mỹ thông qua nhu cầu ngày càng tăng về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản vào thị trường Mỹ. Giám đốc Chương trình chứng nhận BAP - Best Aquaculture Practices - Thực hành nuôi thủy sản tốt nhất, ông William More cho biết: Để thúc đẩy thực hành có trách nhiệm trên các ngành nuôi trồng thủy sản, tổ chức liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu của Mỹ (GAA) đã hướng đến sự phát triển tiêu chuẩn chứng nhận cho các trại sản xuất giống, trang trại, cơ sở vật chất và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mang lại lợi ích đáng kể toàn ngành. Cụ thể, các chương trình BAP ra các tiêu chuẩn cho từng loại cơ sở, từ nhà máy sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi trang trại đến nhà máy chế biến. Hiện tại chứng nhận trang trại và trại sản xuất giống tôm, cá hồi, cá rô phi, cá da trơn và cá tra; nhà máy chế biến thủy sản và các nhà máy thức ăn chăn nuôi. Ủy ban kỹ thuật (ACC) với đại diện các bên liên quan rộng hoạt động và giám sát bởi một ủy ban giám sát tiêu chuẩn. Cũng theo ông William More, các tiêu chuẩn BAP là toàn diện hơn so với các hệ thống chứng nhận khác. Các tiêu chuẩn cụ thể gắn liền với các loại thiết bị. BAP còn có tiêu chuẩn về địa chỉ cộng đồng, trách nhiệm xã hội, phúc lợi động vật, bảo tồn đa dạng sinh học của đất, quản lý nước, ma túy và quản lý hóa chất, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.Về mặt xã hội, có chứng chỉ của tổ chức chứng nhận được luật pháp Mỹ bảo hộ, hàng hóa sẽ nhập khẩu vào thị trường Mỹ dễ dàng hơn.

Nên theo GAP hay BAP?

Không chỉ có GAP hay BAP mà hiện nay các doanh nghiệp đang bị “rối loạn” và “bội thực” với quá nhiều chứng nhận về nuôi, truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn chứng nhận nào là phù hợp và cần thiết cho việc xuất khẩu của mình. Có thể là GAP (trong đó có VietGAP) hay BAP. Việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là điều bắt buộc nếu muốn xuất khẩu. Tuy nhiên, để có được các chứng nhận đòi hỏi phải có sự đầu tư tài chính, nhân lực. Theo ông Patrick Sorgeloos, chuyên gia thủy sản châu Âu: Doanh nghiệp nên nghiên cứu cẩn thận xem định nhắm vào thị trường nào, phân khúc nào để theo đuổi việc thực hiện các chứng nhận, tiêu chuẩn nuôi, chế biến...

Minh Tuấn - KHPT, 04/05/2012

www.vietlinh.com.vn


Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang