• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

VietGap: Bảo vệ môi trường: Quản lý tác động môi trường. Sử dụng và thải nước. Kiểm soát địch hại

Hướng dẫn áp dụng VIETGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VIETGAP

ĐỐI VỚI NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS), TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 


Tiêu chuẩn

Hướng dẫn thực hiện

4

Bảo vệ môi trường

4.1

Quản lý tác động môi trường

4.1.1

Cơ sở nuôi phải thực hiện một trong ba báo cáo ĐTM sau đây:
a) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản thành lập sau ngày 1 tháng 7 năm 2006 và nằm trong danh mục dự án của phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt yêu cầu bao gồm:
+ Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích từ 10 ha trở lên;
+ Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích từ 50 ha trở lên;
+ Các dự án nuôi tôm trên cát có diện tích từ 10 ha trở lên.
Chi tiết báo cáo ĐTM thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 29/2011/NĐ- CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về hướng dẫn chi tiết thực hiện một số nội dung về đánh giá tác động môi trường.
b) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản thành lập sau ngày 1 tháng 7 năm 2006 và không nằm trong phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP thì phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đạt yêu cầu bao gồm:
+ Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích nhỏ hơn 10 ha;
+ Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích nhỏ hơn 50 ha;
+ Các dự án nuôi tôm trên cát có diện tích nhỏ hơn 10 ha.
Chi tiết báo cáo ĐTM thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về hướng dẫn chi tiết thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.
c) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản đã đi vào hoạt động trước ngày 1 tháng 7 năm 2006, thì phải thực hiện đề án bảo vệ môi trường đạt yêu cầu (tham khảo hướng dẫn tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Thông tư 04/2008/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường).
Cơ sở nuôi nên liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn cụ thể.

4.1.2

Theo Công ước RAMSAR được Liên hợp Quốc phê chuẩn tháng 5 năm 1999, tất cả các hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước có ý nghĩa về mặt sinh thái cần phải được bảo vệ. Do đó cơ sở nuôi phải có giấy xác minh của chính quyền địa phương về thời gian (tháng và năm) xây dựng các ao nuôi do UBND xã/ phường cấp hoặc xác nhận.
Nếu cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải bổ sung văn bản xác nhận của UBND xã/ phường về tình trạng và mục đích sử dụng đất trong thời gian từ tháng 5/1999 đến ngày xây dựng cơ sở nuôi (ghi rõ tình trạng khu vực đó không thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước có ý nghĩa về mặt sinh thái như đã nêu trong ĐTM).

4.1.3

Tài liệu chứng minh hợp lệ là văn bản của UBND xã/ phường hoặc UBND huyện/ thị xã xác nhận cơ sở nuôi không nằm trong các khu vực bảo tồn cấp quốc gia hoặc quốc tế (thuộc mục từ Ia tới IV của IUCN), hoặc các khu vực được xác định theo công ước quốc tế (ví dụ RAMSAR hoặc Di sản Thế giới).
Chủ cơ sở nuôi nên liên hệ với cán bộ chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc một tổ chức liên quan đến bảo tồn thiên nhiên để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện nội dung này.

4.2

Sử dụng và thải nước

4.2.1

Sử dụng Bản mô tả (bao gồm sơ đồ) qui trình cấp nước, xả nước, quản lý nguồn nước để chứng minh hệ thống cấp, thoát tách biệt và không làm ô nhiễm nguồn nước cấp.

4.2.2

Thực hiện ghi chép lượng nước cấp vào hàng năm theo đơn vị tính là mét khối (m3).
Nước thải từ ao nuôi ra môi trường sau khi xử lý phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại Phụ lục 3A (đối với nuôi tôm sú, tôm chân trắng) và Phụ lục 3B (đối với nuôi cá tra).
Cần lưu trữ thông tin về kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước cấp, nước ao nuôi và nước thải ra trong quá trình nuôi.

4.2.3

Việc sử dụng nước sinh hoạt, nước ngầm trong ao nuôi phải theo đúng quy định của pháp luật. Tốt nhất, chỉ sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (ao hồ, sông suối) để hạ độ mặn trong quá trình nuôi tôm.
Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này.

4.2.4

Lập Bản đánh giá các mối nguy về sức khỏe đối với tôm, cá nuôi (ví dụ thiếu ôxy, pH quá thấp, độ kiềm thấp, khí độc NH3 hoặc H2S quá cao, độ mặn sụt giảm v.v..) dựa trên hệ thống quan trắc chất lượng nước tại chỗ.
Để đánh giá mối nguy, phải đo các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ trong, O2 hoà tan, độ pH, độ kiềm, NH3, H2S theo Biểu 11. Các vị trí lấy mẫu, tần xuất lấy mẫu, và phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy định của cấp thẩm quyền. Trong trường hợp chưa có quy định, có thể thực hiện theo các tài liệu xuất bản về kỹ thuật thu mẫu nước gồm cả vị trí lấy mẫu, tần xuất lấy mẫu, và phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu của các viện, trường có uy tín như Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3; các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang, Đại học Nông lâm TP HCM v.v..
Kết quả được đánh giá là có MỐI NGUY nếu các chỉ số chất lượng nước thực tế tại cơ sở nuôi vượt quá ngưỡng quy định tại Phụ lục 1A (đối với tôm) và Phụ lục 1B (đối với cá tra).

4.2.5

Các bằng chứng chứng minh cơ sở nuôi không làm nhiễm mặn các thủy vực nước ngọt gồm:
- Bản mô tả về kết cấu cơ sở nuôi như độ rộng, dốc, độ chắc của bờ ao; hệ thống bạt lót đáy và bạt lót bờ; độ chắc của nền đáy ao và khả năng rò rỉ thấp.
- Ghi chép theo dõi độ mặn (bằng cách đo độ mặn định kỳ hàng tháng) ở các thủy vực nước ngọt xung quanh cơ sở nuôi như khu vực đồng lúa xung quanh, kênh mương nước ngọt gần đó, vườn cây ăn trái gần đó và cả vị trí đổ bùn thải (bờ ao, mương vườn, sân vườn nhà v.v..) và ghi chép kết quả.
Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này.

4.2.6

Khi xảy ra nhiễm mặn, chủ cơ sở nuôi tôm phải có thông báo bằng văn bản tới chính quyền địa phương và xin xác nhận là chính quyền đã tiếp nhận thông báo.
Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này.

4.2.7

Thực hiện thu gom và lưu trữ bùn thải đúng cách.
Thu gom bùn có thể thực hiện bằng tay, bằng máy đảm bảo vét hết bùn mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Khu vực chứa bùn phải có bờ cao để bùn không tràn xuống ao hay tràn ra kênh rạch chung gây nhiễm bẩn. Khi cần thiết phải xử lý hợp lý (có thể bằng vôi, hoặc vi sinh) để bùn không bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Có thể thu gom bùn lên bờ ao, sân nhà, hoặc vườn cây ăn trái nhưng phải đảm bảo bùn không chảy ngược trở lại ao khi trời mưa và không làm nhiễm mặn đất ở khu vực đó (có thể bằng cách trải bạt trước khi hốt bùn lên khu vực chứa).
Bãi thu gom bùn thải không được gây ra các thiệt hại về sinh thái như làm chết hay chiếm mất chỗ ở của các sinh vật quý hiếm cần bảo tồn ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

4.3

Kiểm soát địch hại

4.3.1

Thực hiện kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn công nhân không sử dụng các thiết bị, hóa chất, dụng cụ có thể gây chết khi kiểm soát địch hại cho tôm, cá.
Các thiết bị phòng ngừa địch hại của tôm, cá nuôi (cá, chim, chuột, rắn, côn trùng v.v..) phải đảm bảo an toàn cho sinh vật tự nhiên trừ quá trình cải tạo/ chuẩn bị ao có thể cho phép tiêu diệt các thủy sinh vật gây hại cho tôm, cá.
Để đảm bảo an toàn cho các sinh vật tự nhiên, chủ cơ sở nuôi không được sử dụng các biện pháp gây chết như dùng súng, bẫy chết, dùng thuốc độc v.v.. Chỉ được áp dụng các biện pháp phòng ngừa như làm lưới vây, làm bù nhìn v.v.. không cho chim cò vào ăn tôm, cá.

4.3.2

Cần tìm hiểu về những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam thông qua tập huấn hoặc tìm đọc Sách đỏ Việt Nam. Liệt kê những loài có trong Sách đỏ Việt Nam thường xuất hiện trong hoặc gần khu vực cơ sở nuôi.
Nếu phát hiện có những sinh vật này vào cơ sở nuôi thì không được dùng súng, bẫy, bỏ chất độc vào thức ăn v.v.. để giết hại chúng và cần áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp.

 

Về lại trang: Hướng dẫn áp dụng VIETGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei)

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang