• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

VietGap: Quản lý sức khỏe động vật thủy sản

Hướng dẫn áp dụng VIETGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VIETGAP

ĐỐI VỚI NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS), TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)



Tiêu chuẩn

Hướng dẫn thực hiện

3

Quản lý sức khỏe động vật thủy sản

3.1

Kế hoạch quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản

3.1.1

Cán bộ chuyên môn phải là Bác sỹ thú y đã được đào tạo tối thiểu 60 tiết học về nuôi trồng thủy sản hoặc Kỹ sư nuôi trồng thủy sản đã được đào tạo tối thiểu 60 tiết học về thú y. Nội dung của kế hoạch QLSKĐVTS cán bộ chuyên môn hướng dẫn xây dựng và ký xác nhận.
- Tên và vị trí cơ sở nuôi: ghi thống nhất với thông tin chung của cơ sở nuôi
- Thống kê các bệnh đã từng phát hiện: là lập bảng thống kê các bệnh đã gặp như bệnh đốm trắng, đầu vàng, đỏ thân, tôm còi v.v.. (đối với tôm) hoặc bệnh gan thận mủ (đối với cá tra), các bệnh khác.
- Các biện pháp phòng ngừa và xử lý (bao gồm cả biện pháp dùng hóa chất, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học và hạn sử dụng) cần thực hiện để xử lý các bệnh đã từng gặp: phần này mô tả cách phòng ngừa và ứng phó với các bệnh đã biết bằng cách đưa ra một số tình huống/ kịch bản.
- Quy trình chuẩn bị ao nuôi: theo quy trình chuẩn đã được quy định hoặc được công bố bởi một viện nghiên cứu hoặc một trường đại học chuyên ngành.
- Quy trình dùng vacine: theo hướng dẫn của nhà sản xuất/ cán bộ chuyên môn.
- Chương trình kiểm tra tại chỗ để phát hiện các mầm bệnh có liên quan: bao gồm qui trình kiểm tra tại chỗ kết hợp quan sát thực tế và lấy mẫu nước, mẫu bùn, mẫu tôm, cá định kỳ hoặc đột xuất và xét nghiệm tại các trung tâm có uy tín. Có thể kiểm tra theo tháng hoặc theo ngày tuổi hoặc theo quy trình nuôi.
- Quy trình quản lý nguồn nước để phòng bệnh: là quy trình quản lý nguồn nước trong ao nuôi, ao lắng, ao xử lý (nếu có) và các thông tin về cống, máy bơm, lượng nước và chất lượng nước lấy vào ao, các loại thuốc, hóa chất xử lý nước. Chú ý mô tả theo từng giai đoạn nuôi như cải tạo ao, nuôi, thu hoạch.
- Hồ sơ ghi chép về các đợt kiểm tra định kỳ của chuyên gia sức khỏe thủy sản: ghi chép về ngày giờ kiểm tra, các nhận định, lời khuyên chính và biện pháp xử lý theo ý kiến của cán bộ chuyên môn.
- Tần suất và phương pháp loại bỏ tôm, cá nuôi nhiễm bệnh hoặc chết: ghi chép theo Biểu 12 và hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
- Phương pháp cách ly ao nuôi có bệnh: mô tả phương pháp cách ly khi có bệnh như: che bạt, dùng riêng thiết bị, nguồn nước hoặc khử trùng thiết bị dùng chung; khử trùng tay chân hoặc phân công công việc chuyên biệt cho từng ao; hạn chế giáp xác, chim cò và các sinh vật khác qua lại giữa các ao v.v..
- Các phương pháp phòng ngừa khác (nếu có): mô tả các biện pháp phòng ngừa khác mà cơ sở nuôi có thể áp dụng như: chọn giống sạch bệnh hoặc kháng bệnh; tiêm vacine, nuôi trong hệ tuần hoàn, dùng vải bạt chống rò rỉ v.v..
- Các quy trình vận chuyển giống và sản phẩm thu hoạch: đối với vận chuyển tôm giống, thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 95-1994 tôm biển - kỹ thuật vận chuyển giống hoặc theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
- Phương án đối phó với bùng phát dịch bệnh, bao gồm việc báo cáo diễn biến dịch bệnh cho chuyên gia sức khỏe thủy sản và những người có liên quan: theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Các quy trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng: theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.1.2

Cán bộ kỹ thuật và công nhân của sơ sở nuôi phải được hướng dẫn về các biện pháp điều trị bệnh động vật thuỷ sản nuôi theo kế hoạch QLSKĐVTS (tham khảo mục 3.1.1 của Hướng dẫn này). Các biện pháp chữa trị đã áp dụng phải ghi chép lại theo Biểu 9 để làm cơ sở chứng minh rằng các biện pháp này phù hợp với các quy định hiện hành và phù hợp với kế hoạch QLSKĐVTS. Người nuôi phải thể hiện sự hiểu biết khi được phỏng vấn.
Nên có cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết về những nội dung này.

3.2

Con giống và thức ăn

3.2.1

Khi mua giống, chủ cơ sở nuôi phải yêu cầu người bán cung cấp bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do cấp có thẩm quyền cấp. Phải lưu các chứng từ liên quan đến việc mua bán (hợp đồng, hóa đơn hoặc phiếu thu hoặc giấy biên nhận) và ghi chép theo Biểu 6.

3.2.2

Khi mua giống, phải kiểm tra và giữ lại bản sao giấy kiểm dịch về con giống do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chỉ mua giống nếu kết quả kiểm dịch là âm tính (không có bệnh) đối với các bệnh truyền nhiễm sau:
- Đối với tôm sú: âm tính đối với các bệnh đốm trắng, đầu vàng và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có).
- Đối với tôm chân trắng: âm tính đối với các bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có).
- Đối với cá tra: âm tính đối với bệnh gan thận mủ và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có).
Theo TCVN hiện hành, tối thiểu tôm chân trắng phải đạt cỡ giống PL12, tôm sú phải đạt cỡ giống PL15. Đối với cá tra, con giống phải đạt theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 170: 2001.

3.2.3

Hệ thống theo dõi tại chỗ có thể là nhá thức ăn hay sàng ăn (đối với nuôi tôm) hoặc quan sát trực tiếp khi cho ăn, dùng dụng cụ kiểm tra thức ăn thừa (đối với cá tra). Tôm, cá tra nuôi phải được cho ăn đúng nhu cầu và đúng loại thức ăn, không dùng lẫn lộn thức ăn nuôi tôm, cá; không dùng thức ăn dùng cho gia súc để nuôi tôm, cá.
Phải áp dụng một quy trình nuôi cụ thể (bao gồm kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hoặc quy trình đã được công nhận ở cấp viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành hoặc tương đương (ví dụ quy trình kỹ thuật của Đại học Cần Thơ hoặc của các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3).
Phải có lịch cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo quy trình nuôi cụ thể đã đề cập trên đây. Lịch cho ăn có thể được in vào sổ tay hướng dẫn hoặc treo trên tường để tiện theo dõi.
Toàn bộ thông tin về thời gian cho ăn, loại thức ăn, lượng cho ăn và cách cho ăn ghi chép theo Biểu 7.

3.2.4

Cần lập danh mục những loại thức ăn được phép lưu hành (Thông tư 13/2010/TT-BNNPTNT, chú ý Danh mục thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam thường được cập nhật định kỳ) để tiện dụng, tránh mua phải loại thức ăn không đảm bảo chất lượng. Khi mua thức ăn phải kiểm tra giấy phép lưu hành và lưu lại bản sao. Đồng thời, phải ghi các thông tin về thức ăn theo Biểu 3 để có thể truy xuất nguồn gốc.
Đối với thức ăn tự chế biến, phải ghi chép các thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm ra thức ăn theo Biểu 4 và và tài liệu chứng minh thức ăn sản xuất đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất (nếu có):
- Đối với cá tra, thức ăn tự chế phải đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188: 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra.
- Đối với tôm sú, thức ăn tự chế phải đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102: 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú.

3.2.5

Tất cả các chất bổ sung dùng trong thức ăn nuôi tôm, cá đều phải ghi chép lại theo Biểu 5.
Chỉ mua và sử dụng chất bổ sung vào thức ăn trong danh mục được phép lưu hành của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giấy phép lưu hành và lưu bản sao).

3.2.6

Cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân của cơ sở nuôi phải được tập huấn và hướng dẫn về cách bảo quản và sử dụng tất cả các loại thức ăn gồm cả thức ăn có trộn thuốc (có thể do cán bộ chuyên môn (theo quy định tại mục 3.1.1 của Hướng dẫn này) trực tiếp tập huấn, hướng dẫn và ký xác nhận). Cần lưu các tài liệu chứng minh về việc tập huấn như hình ảnh lớp tập huấn, hợp đồng thuê cán bộ chuyên môn tập huấn, chứng chỉ đã qua lớp tập huấn.
Thực hiện bảo quản, sử dụng thức ăn theo đúng quy trình đã được đào tạo hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi chép lại theo Biểu 5, 7.

3.3

Điều trị

3.3.1

Thực hiện đúng chuẩn mực tuân thủ và lập bảng kê các loại kháng sinh và liều đã dùng trong quá trình nuôi ghi theo Biểu 9.

3.3.2

Thực hiện đúng các chuẩn mực tuân thủ và ghi chép theo các Biểu 5, 8, 9.

3.4

Theo dõi tỷ lệ sống

3.4.1

Phải thực hiện đánh giá định kỳ số lượng, khối lượng trung bình, mật độ nuôi tỷ lệ sống và tổng sinh khối tôm, cá nuôi tại từng ao và toàn bộ cơ sở nuôi. Thực hiện phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên, cân đo theo quy định và ghi chép theo Biểu 10.

3.4.2

Thực hiện kiểm tra và ghi chép đầy đủ các thông tin theo Biểu 2.

3.4.3

Thực hiện kiểm tra, loại bỏ tôm cá chết và ghi chép đầy đủ các thông tin theo Biểu 2 và Biểu 12. Công nhân phải thể hiện sự hiểu biết khi được phỏng vấn.

3.4.4

Khi có dịch bệnh, phải thông báo ngay cho cán bộ thú y xã/ phường theo quy định tại Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT và xin xác nhận đã thông báo.

3.4.5

Thực hiện thu gom, xử lý tôm, cá chết theo đúng quy định và và ghi chép chi tiết theo Biểu 2 và Biểu 12.

 

Về lại trang: Hướng dẫn áp dụng VIETGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân trắng (P. vannamei)

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang