• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Bưởi da xanh không hạt

Bưởi da xanh không hạt

Ông Lê Văn Hoa, một lão nông tri điền ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, Chợ Lách - Bến Tre) đã kiên trì nghiên cứu tham khảo các tài liệu khoa học trong nước và thông tin trên báo, đài, ông Hai Hoa đã nghĩ ra phương pháp khắc phục hiện tượng mang hạt trên trái bưởi da xanh bằng cách ức chế quá trình thụ phấn chéo khi cây cho trái.

Cách làm này được ông Hai Hoa bắt đầu thử nghiệm vào tháng 11 năm 2006, đến nay đã mang lại kết quả khả quan. Cách thức tiến hành của ông Hai Hoa được mô tả như sau: sử dụng một đoạn dây kẽm chiều dài khoảng một mét uốn cong dạng hình thoi làm khung định vị bên ngoài. Khi cây bưởi da xanh ra hoa, các cánh hoa sắp nở, đặt khung kẽm bao quanh chùm hoa, sau đó, dùng tấm lưới nhựa bao ngoài khung kẽm, tấm lưới này có tác dụng ngăn chặn phấn hoa khuếch tán do gió, đồng thời bảo vệ không cho côn trùng đeo bám, chích hút phấn hoa, gây ra hiện tượng thụ phấn chéo.

Dụng cụ này ông Hai Hoa tự làm, giá thành khoảng 200 đồng mỗi chiếc, có thể sử dụng nhiều năm. Sau hơn một năm thí nghiệm đại trà trên vườn bưởi da xanh của gia đình mình, ông Hai Hoa đã thu được kết quả rất khả quan. Trên cùng một cây bưởi, những chùm hoa được bao lại đều cho trái không mang hạt, trong khi đó, những chùm hoa không được bao, tỷ lệ trái bị mang hạt chiếm đến 60 – 70%.

Bộ lưới bảo vệ ngăn phấn hoang của ông Hai Hoa chỉ gồm một lồng kẽm tựa như cái rọ mõm bò có đường kính 10 - 12 cm, sâu 12 cm, và một miếng lưới nylon, hình vuông 25 - 30 cm và một đoạn dây nylon dài 30 cm. Chọn các chùm nụ để bao, tốt nhất là nụ chưa nở, đang chuyển màu từ xanh nõn chuối sang màu trắng. Dùng rọ chụp nguyên chùm nụ; lấy miếng lưới chụp bên ngoài và dùng dây nylon cột túm bốn góc. Sau từ 3 - 5 ngày, bông bưởi nở và hoàn thành việc tự thụ phấn, khi một số cánh hoa rơi xuống thì gỡ rọ. Tiện tay ông lặt bỏ các nụ chưa nở nhằm tránh thụ phấn chéo và tỉa bỏ các trái dính chùm, thực hiện các công việc phòng, trị nhện hại trái để giữ cho da trái đẹp.

Cùng với kỹ thuật bón phân, tưới nước, lặt lá cành cho bưởi ra bông (ông đã đoạt giải thưởng sáng tạo kỹ thuật với việc chỉnh vị trí ra hoa cho cây). Thương hiệu bưởi da xanh “2H” trái tròn, ruột hồng, không hạt của ông Hai Hoa đã được Cục sở hữu công nghiệp chứng nhận bảo hộ.

Dương Kim - Hội Nông Dân VN, 10/09/2010

 

Hạn chế hiện tượng hạt hoá trên cây bưởi da xanh

Bưởi da xanh là một trong 4 loại trái cây đặc sản của Bến Tre, có khả năng cạnh tranh với nhiều loại trái ngon ở thị trường trong nước và thế giới. Trái bưởi da xanh có đặc trưng vỏ mỏng, ruột hồng, vị ngọt thanh, đặc biệt là không mang hạt. Tỉnh Bến Tre đang tập trưng thực hiện Dự án phát triển 10.000 ha bưởi da xanh, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, tình trạng trái bưởi da xanh mang hạt (còn gọi là hiện tượng hạt hóa) không những đánh mất đặc tính nổi trội mà còn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của bưởi da xanh. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này đang là nỗi bận tâm của các nhà khoa học và bà con nhà vườn. Bài viết sau đây chuyển đến bạn đọc sáng kiến hạn chế hiện tượng hạt hóa trên cây bưởi da xanh của ông Lê Văn Hoa – còn gọi là ông Hai Hoa ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách. Do đặc thù của huyện Chợ Lách nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, diện tích đất vườn tính bình quân trên mỗi hộ dân thường rất thấp, do vậy, nếu vài ba chục hộ liền kề cùng trồng một loại trái cây cũng không tránh được tình trạng nhỏ lẻ; mặt khác, giữa các nông hộ ít khi canh tác một loại cây ăn trái nên tình trạng manh mún, nhỏ lẻ là hiện tượng dễ dàng bắt gặp trong sản xuất trái cây của Bến Tre hiện nay. Qua khảo sát của ngành chức năng cho thấy, cây bưởi da xanh được nông dân trồng xen với các loại cây có múi khác như bưởi năm roi, cam mật, cam sành, quýt, chanh hoặc tắc. Là loại cây có hoa lưỡng tính, quá trình thụ phấn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết và côn trùng nên cây dễ dàng bị thụ phấn chéo, dẫn đến hiện tượng trái mang hạt, làm giảm giá trị thương phẩm của trái bưởi da xanh.

Gia đình ông Lê Văn Hoa – còn gọi là ông Hai Hoa ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách có 5 công đất vườn chuyên canh cây bưởi da xanh. Tuy nhiên, những hộ canh tác liền kề lại trồng các loại cây ăn trái khác như sầu riêng, cam sành, quýt đường, bưởi năm roi thậm chí cả cây chanh không hạt. Điều tất yếu xãy ra đối với vườn bưởi da xanh của ông Hai Hoa là có khoảng 60 - 70% trái bưởi khi chín mang hạt, mặc dù ông Hai Hoa rất kỹ lưỡng trong khâu chọn giống và canh tác. Qua tham khảo các tài liệu khoa học trong nước và thông tin trên báo, đài, ông Hai Hoa đã nghĩ ra phương pháp khắc phục hiện tượng mang hạt trên trái bưởi da xanh bằng cách ức chế quá trình thụ phấn chéo khi cây cho trái. Cách làm này được ông Hai Hoa bắt đầu thử nghiệm vào tháng 11 năm 2006, đến nay đã mang lại kết quả khả quan. Cách thức tiến hành của ông Hai Hoa được mô tả như sau: sử dụng một đoạn dây kẽm chiều dài khoảng một mét uốn cong dạng hình thoi làm khung định vị bên ngoài. Khi cây bưởi da xanh ra hoa, các cánh hoa sắp nở, đặt khung kẽm bao quanh chùm hoa, sau đó, dùng tấm lưới nhựa bao ngoài khung kẽm, tấm lưới này có tác dụng ngăn chặn phấn hoa khuếch tán do gió, đồng thời bảo vệ không cho côn trùng đeo bám, chích hút phấn hoa, gây ra hiện tượng thụ phấn chéo. Dụng cụ này ông Hai Hoa tự làm, giá thành khoảng 200 đồng mỗi chiếc, có thể sử dụng nhiều năm. Sau hơn một năm thí nghiệm đại trà trên vườn bưởi da xanh của gia đình mình, ông Hai Hoa đã thu được kết quả rất khả quan. Trên cùng một cây bưởi, những chùm hoa được bao lại đều cho trái không mang hạt, trong khi đó, những chùm hoa không được bao, tỷ lệ trái bị mang hạt chiếm đến 60 – 70%.

Một số nông dân khác ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách sau khi tham quan và áp dụng giải pháp kỹ thuật này cũng mang lại kết quả tương tự. Cũng với sự mài mò, nghiên cứu, năm 2004, ông Lê Văn Hoa đã thực hiện thành công giải pháp tạo nhánh nhện để tăng hiệu quả trên cây bưởi da xanh, được các nhà khoa học trong nước đánh giá cao, UBND tỉnh Bến Tre và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tặng Bằng khen Nông dân sáng tạo. Năm 2005, ông Lê Văn Hoa là nông dân duy nhất của Bến Tre được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cấp bằng công nhận cây giống tốt Quốc gia về cây giống bưởi da xanh. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đến khảo sát vườn bưởi da xanh của ông Lê Văn Hoa có sử dụng khung lưới bao chùm hoa để hạn chế hiện tượng trái mang hạt và công nhận đây là sáng kiến có giá trị thực tiễn. Cơ quan này đã cử cán bộ kỹ thuật tiếp tục theo dõi, đánh giá tính phổ biến của giải pháp nhằm hội thảo, nhân rộng không những trên cây bưởi da xanh mà còn có thể áp dụng cho nhiều loại cây ăn trái khác có cơ chế thụ phấn chéo, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.

BTTV, 3/4/2008

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây bưởi

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang