• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Phòng trị bệnh hại cây cà chua

Phòng trừ bệnh hại trên cây khoai tây, cà chua

Vụ thu đông, cây cà chua, khoai tây hay bị các bệnh: mốc sương, xoăn lá, héo xanh.

Thiệt hại do các bệnh trên gây ra là rất lớn về kinh tế, năng suất thu hoạch có thể giảm 30-70%. Vì vậy, người sản xuất cần lưu ý một số triệu chứng, đặc điểm gây hại và những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua, khoai tây.

1. Bệnh mốc sương: Bệnh do nấm phytophthora thuộc bộ sương mai, lớp nấm tảo khuẩn gây ra. Bệnh phá hoại tất cả các bộ phận trên và dưới mặt đất (lá, thân, cành, củ) và kể cả lúc đang tồn trữ. Bệnh gây hại nặng từ hạ tuần tháng 12 đến hết tháng 2.

2. Bệnh xoăn lá: Bệnh do vi-rút gây ra. Biểu hiện bệnh là ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xanh xen kẽ, lá nhỏ dị hình. Nếu bị bệnh ở giai đoạn đầu, cây còi cọc, đối với cây cà chua thì không ra, đối với khoai tây thì ra củ nhỏ. Bệnh lan truyền bằng dịch cây, củ giống, hạt giống, qua tàn dư cây bệnh vụ trước, do bọ phấn chích hút truyền bệnh.

3. Bệnh héo xanh và héo vàng: Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani làm mốc trắng gốc, cây héo, lá gốc héo vàng, bó mạch thâm đen sau vài ngày cây bị bệnh sẽ chết. Bệnh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum, cây héo đột ngột, lá vẫn còn xanh, có thể héo từng cành, bó mạch hóa nâu chứa dịch nhờn màu trắng đục.

4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

- Canh tác: Luân canh cây trồng họ cà với cây lương thực và rau màu khác họ.

-Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng mật độ quá dày tạo tiểu khu sẽ có ẩm độ cao, nấm dễ phát triển.

- Bón cân đối NPK, tăng lượng phân kali và magiê, nhất là vụ mưa, giảm đạm. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

- Sau khi thu hoạch làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng thu gom các tàn dư đem chôn, ủ hay tiêu hủy xa ruộng.

- Dùng giống chống bệnh (cà chua), giống sạch bệnh (khoai tây). Xử lý hạt trước khi gieo bằng dung dịch thuốc tím 0,1-0,2% trong 8-10 giờ.

- Hóa học: Phun thuốc trừ bọ phấn truyền bệnh vi-rút bằng thuốc Regent, sóng mã 24 WG, Trebon... Dùng thuốc Amil 10SC, ValidamycinA, Steptomysin, Staner hoặc Esin-HP.

Dùng thuốc nội hấp: Ridomil Mz 72WP, Score 250 ND, Alpine phun phòng khi bệnh mốc sương chưa xuất hiện, nếu có vết bệnh điển hình lần phun đầu tiên phải cộng với thuốc tiếp xúc như Zineb, Mancozeb... mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thuốc có tác dụng kéo dài từ 10-20 ngày, ít chịu tác động của thời tiết do mưa rửa trôi, giảm được số lần phun thuốc/vụ.

Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương -
Báo Hải Dương, 29/10/2013

 

Bệnh héo xanh hại cà chua

1. Biểu hiện:

Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà, nhưng thường hại nhiều ở giai đọan ra hoa kết trái trở đi. 

Nếu bị nhiễm sớm ở giai đọan cây con, thường làm cho toàn bộ lá héo rũ rất nhanh, cây gục xuống và chết.

Nếu cây đã lớn mới bị nhiễm bệnh thì lá ngọn héo rũ trước, có thể héo một cành hay một vài nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến tòan bộ cây bị héo rũ, gẫy gục, rũ xuống và chết.

Mặc dù bị héo nhưng bộ lá và thân cành của cây cà chua vẫn còn giữ được màu xanh, vì thế người ta gọi là bệnh héo xanh (hay bệnh héo rũ tái xanh vi khuẩn). Tuy bộ lá của cây bị héo, nhưng phần gốc của cây vẫn rắn chắc (chứ không bị thối như một số bệnh do nấm gây ra), và vỏ thân bị xù xì. 

Nếu cắt ngang thân cành sẽ thấy bó mạch dẫn mô gỗ có màu nâu đen, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn. Bóp nhẹ chỗ bó mạch có màu nâu đen có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn mầu trắng sữa chẩy ra. Còn nếu ngâm đọan cắt vào ly nước trong, sau vài phút bạn sẽ thấy dịch vi khuẩn mầu trắng sữa, đùn chẩy qua miệng cắt ra ngòa

Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí cao. Như vậy, ẩm ướt của mùa mưa là điều kiện tốt cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Ngoài ra ở những chân ruộng hay những vùng mà bà con thường trồng các lọai cây thuộc họ cà như cà chua, cà pháo, cà tím… họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve… tần ô (cải cúc)... cũng thường dễ bị bệnh gây hại nặng hơn; vì, những lọai cây này cũng là ký chủ của bệnh, từ đó lây truyền bệnh cho cây cà chua.

Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cây cà chua khỏe thông qua những vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, do côn trùng, do tuyến trùng gây ra tại vùng rễ, gốc thân, cuống lá của cây cà hoặc qua những lỗ hở tự nhiên trên cây. Vì thế, trong qúa trình chăm sóc chúng ta không nên làm xây sát thân cây. Đồng thời phải chú ý diệt côn trùng, tuyến trùng đang có mặt trên cây cà chua

2. Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Lên liếp cao, hình mai rùa để vườn cà không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc sau khi tưới, hạn chế độ ẩm ướt trong ruộng.

- Sử dụng hạt giống khỏe, không nhiễm bệnh. Không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh. 

- Sau khi thu họach, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua ở vụ trước, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ dại trên ruộng đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.

- Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khỏang 10-15 ngày hoặc cày phơi đất trước khi trồng.

- Không nên trồng qúa dầy để ruộng cà chua luôn thông thóang, giảm bớt ẩm độ trong ruộng. 

- Phải bón phân cân đối NPK.

- Vôi bột hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra ruộng cà chua để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

- Phải thăm ruộng thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa kết trái trở đi) để phát hiện sớm khi bệnh mới chớm phát sinh. Khi phát hiện có bệnh, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Saipan 2SL, Bisomin 2SL… để phun xịt. Trước khi phun xịt bà con nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc. 

- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, chứng tỏ đất ruộng của chúng ta đã tích lũy qúa nhiều mầm bệnh. Gặp trường hợp này, nếu điều kiện cho phép bà con nên luân canh một vài vụ với cây lúa nước hoặc những cây rau trồng nước, cây bắp, mía, bông, bắp cải…

Lan Phương, 30/11/2012

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng cà chua

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang