• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt

Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

1. Đặc điểm thực vật học:

- Rễ: Rễ chính là rễ trụ, ăn sâu từ vài cm đến 2m tùy giống. Bộ rễ phát triển mạnh trong lớp đất cày và càng xuống sâu hệ thống rễ phát triển yếu dần. Cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng là rễ củ, đó là dạng biến thái không chỉ riêng của rễ mà cả sự tham gia của trục thượng và hạ diệp.

- Lá: Lá mọc ở phần đầu của củ gồm phiến lá và cọng lá. Cọng dài hay ngắn, nhỏ hay to, không lông hay có lông tùy giống. Phiến có thể nguyên hay xẻ thùy, rìa lá nguyên hay răng cưa tùy giống. Lá non ăn được.

- Hoa: Phát hoa phân nhánh, hoa nhỏ trắng hay phớt tím, có 4 cạnh, thụ phấn chéo nhờ côn trùng.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Cà rốt là cây chịu lạnh. ở nhiệt độ 8oC hạt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày, còn ở nhiệt độ thích hợp 20-25oC nảy mầm sau 5-7 ngày. Nhiệt độ trung bình cho cây sinh tr­ưởng và hình thành củ 20-22oC, ở nhiệt độ 25oC củ phát triển yếu, hàm l­ượng vitamin A giảm.

Cây cần có ánh sáng ngày dài, ở điều kiện ngày ngắn (d­ưới 10 giờ chiếu sáng) không những cây kém phát triển mà năng suất giảm so với điều kiện cần thiết (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày). Ở giai đoạn cây con, cây cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây.

Độ ẩm: Chế độ nư­ớc cho cà rốt t­ương đối khắt khe. Thiếu nư­ớc củ sẽ nhỏ, nhánh phân nhiều. Nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt cũng làm giảm chất l­ượng sản phẩm. Độ ẩm đất thích hợp 60-70%.

Đất: Là cây rễ củ nên cà rốt yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và cũng bị phân nhánh.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Giống: Giống hiện nay đang được sử dụng là giống địa phương do nông dân tự sản xuất. Giống này có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, củ dài 18-22cm, năng suất 25-30 tấn/ha.

Một số giống phục tráng từ giống địa phương và giống nhập nội có hình thức mẫu mã khá đẹp, củ dài 22 -25cm, năng suất tương đối cao trên 30 tấn.

Cà rốt được trồng trọt ở Đà Lạt quanh năm. Tuy nhiên mùa nắng cà rốt phát triển thuận lợi và cho năng suất cao hơn mùa mưa. Thời vụ cho năng suất cao nhất là cuối tháng 8 đầu tháng 9 (dương lịch).

Ngoài ra còn có một số giống nhập nội của hãng Vilmorin (Pháp): Nantaise, Seamllienee, Tim-Tom...các giống này củ to, tiềm năng năng suất cao.

2. Chuẩn bị đất:

Chọn đất canh tác:Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Đất trồng cà rốt phải tơi xốp, tầng canh tác sâu trên 30cm, khâu chuẩn bị đất cần phải làm kỹ, nên chọn đất có cấu tượng nhẹ, thoát nước tốt.

Vệ sinh đồng ruộng tốt trước khi làm đất. Rải đều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và vôi cày kỹ để đảm bảo đất tơi xốp, sâu 25-30cm. Làm luống gieo 1,4m cả rãnh, cao 10cm trong mùa khô, 15cm trong mùa mưa. Cào phẳng mặt luống. Tưới ẩm đất và phun Dual 25 ml/bình 8 lít 4-5 ngày trước khi gieo hạt.

3. Trồng và chăm sóc:

- Gieo hạt:Dùng hạt giống tốt, chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Ngâm nước ấm (3 sôi/2 lạnh) trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm. Gieo đều với lượng 12-15 kg/ha. Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1x1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.

Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3 (hoặc lần cuối trong mùa mưa), tỉa định cây (kết hợp nhổ cỏ) với khoảng cách 20x20cm vào mùa mưa, 20x15cm vào mùa khô.

- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.

Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.

4. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau.

- Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800-1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.

- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150 kg N, 150 kg P2O5, 240 K2O.

Lưu ý: Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kgSuper lân: 937,5 kgKCl: 400 kg;

Cách 2: NPK 15-15-20: 1.000 kg; KCl: 67 kg.

* Bón theo cách 1:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1

20 NST

Lần 2

40 NST

Lần 3

55 NST

Phân chuồng hoai mục

40 m3

40 m3

Vôi

1.000 kg

1.000 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

Ure

326 kg

76 kg

50 kg

80 kg

120 kg

Super Lân

937,5 kg

637,5 kg

300 kg

Kali

400 kg

150 kg

100 kg

150 kg

* Bón theo cách 2:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1

20 NST

Lần 2

40 NST

Lần 3

55 NST

Phân chuồng hoai mục

40 m3

40 m3

Vôi

1.000 kg

1.000 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

NPK 15-15-20

1.000 kg

300 kg

100 kg

200 kg

400 kg

Kali

67 kg

67 kg

* Ghi chú: Phun thêm các phân bón lá có chứa đủ các nguyên tố Mg, Mn, Cu, Fe, Mo, sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần 2b: Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

Khi lá chân ngã vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ. Phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.

Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói bao.

Turng tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, 26/8/2013

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang