Tác nhân gây bệnh: tuyến trùng, côn trùng… gây tổn thương rễ, làm cho các loại nấm bệnh dưới đất xâm nhập gây hại, nhất là nấm Fusarium sp., Phytophthora sp., Pythium, Rhizoctonia…
Triệu chứng: Toàn lá (phiến là và gân lá) bị vàng, lá già vàng trước, sau đó các lá bánh tẻ và lá non. Các lá vàng dễ bị rụng, thường rụng từ tầng dưới lên tầng trên. Lá toàn cây bị vàng hoặc có thể chỉ một số cành bị vàng. Thường cây có cành bị vàng lá, thì tương ứng bên dưới đất cùng hướng đó có rễ bị thối. Tùy mức độ thương tổn của bộ rễ mà lá cây sẽ vàng hoặc héo tạm thời tương ứng.
Khi nhiều rễ tơ (rễ trắng) bị hư thối thì cây sẽ có biểu hiện lá nhỏ và vàng do không hút được dinh dưỡng. Khi phần lớn rễ tơ bị thối thì cây sẽ có hiện tượng héo tạm thời, dù ẩm độ đất cao.
Nếu không chữa trị, các rễ lớn cũng bị thối, cây suy kiệt dần và có thể bị chết. Trái của cây đang bị bệnh thường có màu sắc nhạt và không tươi mọng, ruột xốp và khô, nhạt và hương vị kém…
Phòng trị:
- Trồng cao: đảm bảo gốc cây sau này cao hơn mặt vườn, để không bị đọng nước ở gốc sau mưa hay tưới, đào hố bón phân, sau đó lấp đất đầy để trồng. Gốc cây phải được đắp cao để đảm bảo luôn được khô ráo.
- Nước: Cần có hệ thống tưới và tiêu thoát nước triệt để trong mùa mưa. Chỉ tưới quanh tán cây, không tưới nước thẳng vào gốc cây. Mùa khô cần tưới thường xuyên để đất đủ ẩm, không cho đất nứt nẻ, tránh các loại côn trùng và nhện xâm nhập hại rễ.
- Ánh sáng: Trước khi vào vụ mới hoặc trước mùa mưa, tỉa cành lá sâu bệnh, tỉa bớt cành khuất trong tán cây để cả vườn thông thoáng. Gốc cam cần thông thoáng, không che phủ rơm rác, cắt bỏ cành sát mặt đất và cỏ dại...
- Dinh dưỡng: Chỉ nên bón phân ở vùng quanh tán cây. Chủ yếu dùng phân hữu cơ hoai mục, ủ với sản phẩm nấm đối kháng. Ở vùng đất sét, phân hữu cơ giúp đất không nứt nẻ trong mùa nắng, không nê nước trong mùa mưa. Bón bổ sung NPK khi cần, tránh dư đạm. Bổ sung các loại vi lượng tối cần thiết như phân bón lá để cây khỏe mạnh, quả đẹp, thơm, ngọt. Sử dụng calcium nitrate để giảm độ chua đất, giúp rễ phát triển và hấp thụ được phân lân.
- Bảo vệ bộ rễ: Khi chăm sóc, bón phân thì hạn chế làm xây xát hay làm đứt rễ cam; xử lý sâu hại trong đất, nhất là trong mùa khô. Sâu, nhện hại gây vết thương cho bệnh xâm nhập (như tuyến trùng, rệp sáp, nhện, sùng, ve sầu, mối...).
- Không dùng các chất kích thích ra hoa trái liên tục trong năm, sẽ làm cây suy kiệt, dễ bị bệnh. Khi cần cây có trái quanh năm, thì cần đầu tư thâm canh cao độ và khoa học để cây không bị suy kiệt.
- Thuốc phòng trị: Sử dụng đúng loại, đúng cách.
+ Sử dụng thuốc sâu dạng hạt để trừ tuyến trùng và các loại sâu hại dưới đất nhằm hạn chế thương tổn rễ trong mùa khô.
+ Nên tưới phòng ngừa và luân phiên các loại thuốc nấm ít nhất 3 lần/năm cho toàn vườn, nhất là khi vườn đã xuất hiện cây bị bệnh.
+ Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh thì vừa xử lý tuyến trùng và sâu, nhện hại sống trong đất, vừa phun phân vi lượng qua lá loại giàu lân. Tưới thuốc có gốc đồng luân phiên với các thuốc nấm 5-7 ngày/lần cho đến khi cây phục hồi. Cần xử lý thuốc cho các cây đứng gần cây bị bệnh, nhất làcác cây ở vị trí đất thấp hơn.
Khuyến nông VN
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.