• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Mô hình IPM quản lý dịch bệnh, khôi phục vườn cam sành bị bệnh vàng lá

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long mở rộng mô hình IPM quản lý dịch bệnh, khôi phục vườn cam sành bị bệnh vàng lá tại các xã Hòa Hiệp, Loan Mỹ, Tường Lộc và Mỹ Thạnh Trung ( huyện Tam Bình). Đây là các dự án nằm trong chương trình chuyển giao khoa học kỷ thuật hợp tác với Viện Cây ăn quả miền Nam và tổ chức JIRCAS của Nhật Bản.

Các nhà vườn đã triển khai 18 mô hình IPM quản lý bệnh vàng lá, 2 mô hình thử nghiệm trên các loại gốc ghép và 8 mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ, tổng diện tích thử nghiệm trên 5 ha, bình quân vốn đầu tư 50 triệu đồng/ha/năm. Nhà vườn được hướng dẫn kỷ thuật chọn giống và chăm sóc, khôi phục vườn cam, được cung cấp miễn phí cây giống sạch bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu.

Ông Nguyễn Văn Mười Anh – Ấp 10, xã Hòa Hiệp đã áp dụng mô hình trồng cam trên đất phèn trên diện tích 2.000m2. Được chương trình hướng dẫn chọn cây giống chất lượng, bố trí mật độ cây trồng đúng quy cách, sử dụng phân hữu cơ vi sinh cải tạo đất và bón thêm phân chuồng, thực hiện lịch ghi chép trong khâu chăm sóc, sử dụng thuốc nên sau 2 năm vườn cam sành của ông phát triển rất tốt. Chị Lưu Lệ Quyên ở xã Tường Lộc thử nghiệm mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ. Sau khi đốn bỏ 12.000m2 cam sành bị nhiễm bệnh vàng lá, chị trồng thử nghiệm 100 cây ổi xá lỵ nghệ trên diện tích 3.000m2, sau 6 tháng trồng 300 cây cam sành. Hiện nay vườn cam của chị đang phát triển tốt và có thêm thu nhập từ cây ổi xá lỵ.

Theo anh Phùng Nhất Đỉnh, cán bộ kỹ thuật Phòng NN & PTNT Tam Bình, các mô hình trình diễn chuyển giao kỷ thuật khôi phục vườn cam sành bị bệnh vàng lá đã thu hút nhà vườn thực hiện tốt. Dự án được triển khai từ năm 2006, đã bước đầu thay đổi tập quán, thói quen trồng cam sành với mật độ dày, không ghi chép theo dõi chăm sóc và quản lý dịch bệnh của các nhà vườn...Các mô hình đã đầu tư cho nhà vườn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau khi đốn bỏ diện tích vườn cam có tỷ lệ nhiễm bệnh trên 60%, chuyển sang trồng cây ăn trái, trồng màu... cải tạo đất từ 1- 2 năm để cắt sự lây lan mầm bệnh lưu tồn, lấy ngắn nuôi dài, tạo thêm thu nhập.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh vàng lá, diện tích cam sành ở huyện Tam Bình hiện chỉ còn 1.500 ha, giảm trên 50% so với trước. Các mô hình IPM trên cây cam sành phát triển tốt đang mở ra hướng khôi phục lại vùng chuyên canh cam sành Tam Bình cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu./.

Agroviet, 28/10/2008

 Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng cam

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang