• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Việc dùng xi măng làm phân bón (cây cao su)

Th.s Lưu Quang Phúc
Cty CP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
Tân Hưng - Tân Châu - Tây Ninh

Thảo luận về việc dùng xi măng làm phân bón (cây cao su)

Về vấn đề này tôi có một số ý kiến chia sẻ:

1/. Thứ nhất: thành phần chính của mủ cao su là hợp chất isoprene (CHC) và các axit amin (mủ có mùi hôi sau khi lưu trữ một thời gian nhất định: do quá trình phân hủy ở môi trường oxi hóa kém tạo ra các hợp chất dạng khử có mùi như H2S, NH3...). Như vậy mủ nhiều hay ít là do nhiều hợp chất hữu cơ (C, H, N, S...) di chuyển trong thân cây được trích ra (cạo).

2/ Thứ hai, tại sao sử dung xi măng lại tăng lượng mủ. Là do thành phần của xi măng gồm có Ca, Mg, Fe, S, Si... Đây là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây (do tập tính canh tác, người dân ít chú trọng việc sử dung các loại phân này, lúc đầu có sẵn trong đất, nhưng quá trình thâm canh thời gian dài làm giảm hàm lượng mà không có sự bổ sung đúng). Các nguyên tố này tham gia chủ yếu vào quá trình quang hợp (làm tăng hiệu quả của quá trình), khi quá trình này tăng lên thì lượng nước giải phóng qua lá sẽ tăng theo dẫn tới chênh lệch áp tăng và kết quả là các hợp chất hữu cơ (mủ cao su) được di chuyển nhiều hơn trong thân cây => mủ nhiều (cạo). Nhưng cần phải lưu ý là cây phải có đầy đủ các dưỡng chất đa lượng N, P, K. (Hãy tưởng tượng N, P, K là cơm còn Ca, Mg, Fe, S, Si... là thức ăn).

3/ Thứ ba là sử dung xi măng có làm chai đất (beton hóa) hay không. Tôi xin trả lời là không. Lý do:

- Các thành phần trong xi măng C2S, C3S (thành phần chính) sẽ bị thủy phân (gặp hơi nước, nước trong đất) tạo ra các hợp chất mới có cường lực (quá trình kết khối). Nhưng ở điều kiện là một tập hợp, một khối. Nếu lượng ít (thực tế có bón xi măng chỉ nên khoảng 100-1000kg/ha) và trong điều kiện ngoài trời, các phân tử nước sẽ chiếm vị trí giữa các hạt xi măng khi thủy phân và khi các hạt xi măng phản ứng xong (xi măng bị chết) sẽ nằm rời rạc, không kết khối. Do đó, vấn đề beton hóa đất là không có. 

4/. Thứ 4 là, sử dung xi măng hiệu quả hơn việc sử dung các phân trung/vi lượng ngoài thị trường (chỉ đề cập đến phân đơn, do một số cty có sử dụng thêm phụ gia làm tăng hiệu suất của quá trình hấp thu dưỡng chất của cây).

- Quay trở ngược lên trên, thành phần xi măng sau khi thủy phân sẽ tạo thành các hợp chất ít tan như CaSiO3, CaSO4, C3S.H2O, ...(cần lưu ý tới tích số tan, do một số quan điểm chưa đúng về hợp chất tan và không tan -> lý thuyết độ tan). Do đó, lúc này xi măng chết trở thành nguồn dưỡng chất chậm (thức ăn chậm) của cây, giúp cây hấp thu từ từ trong toàn bộ thời gian tồn tại của nguồn thức ăn này. Sẽ tốt hơn là sử dung phân đơn. Cây sẽ không bị ngộ độc, không sốc nồng độ và sinh trưởng ổn định trong mùa cho mủ. (Giống như chúng ta ăn 10 chén cơm một lúc sẽ không tốt bằng ăn 2-3 chén/bữa - mà còn được thêm 2-3 ngày chẳng hạn). 

- Bên cạnh đó, việc sử dụng xi măng sẽ ổn định chất keo trong đất, phục hồi cơ tính của đất (Cần sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh để tăng hiệu quả)

Như vậy, việc sử dụng xi măng đúng liều lượng bón cho cây cao su là phù hợp, đất không bị beton hóa... Trên đây là những vấn đề về mặt kỹ thuật. Còn việc sử dụng phân nào, liều lượng, kỹ thuật canh tác, giống cây như thế nào... là bài toán kinh tế kỹ thuật mà người nông dân cũng cần phải tính đến.

Th.s Lưu Quang Phúc
Cty CP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
Tân Hưng - Tân Châu - Tây Ninh

Nhấn vào đây để xem các thông tin về kỹ thuật trồng cây cao su

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang