Hiện nay, ở ĐBSCL đang vào mùa nước nổi, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu khá cao, nước đã ngập đồng. Hàng năm cứ vào mùa nước ngập là rất nhiều vườn cây ăn trái của bà con nông dân bị ngập nước. Những năm nước lớn và kéo dài thì thời gian ngập có thể đến vài tháng và dẫn đến là rất nhiều vườn cây ăn trái của nhà vườn bị chết, gây tổn thất rất lớn cho người làm vườn.
Đặc điểm chung của các loại cây ăn quả như nhãn, cam quít, mãng cầu dai, đu đủ… khi bị ngập úng kéo dài, hoặc độ ẩm trong đất cao thường xuyên quá nhu cầu của cây thì rễ sẽ ngừng phát triển, thối và sẽ chết. Nếu bị nhẹ thì cây sinh trưởng, phát triển chậm lại, cằn cỗi, chất lượng và hiệu quả hoa quả kém. Nếu bị nặng thì rễ thối, lá vàng úa, héo rụng và cây sẽ chết trong thời gian vài tuần hoặc lâu hơn tùy từng loại cây. ĐBSCL, vào mùa mưa thường mưa nhiều, nước thoát không kịp, khiến mực nước ngầm dâng cao, gây ngập úng kéo dài và hàng năm gây chết rất nhiều vườn cây, đặc biệt là những vườn cây còn nhỏ và mới cho trái, những cây 5-7 tuổi hoặc những cây tuổi cao hơn cũng bị chết.
Những cây sinh trưởng yếu, lá chuyển sang màu vàng rồi rụng dần, có khả năng cứu vãn, khôi phục lại được. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn ở Thới An (Ô Môn), Phong Điền (TP.Cần Thơ) thì để tránh tổn thất cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão thì cần tiến hành những công việc sau.
1. Tạo hệ thống rãnh xung quanh vườn cây và cho từng cây, nhằm hạ mực nước ngầm xuống thấp, đảm bảo thoát nước nhanh nếu tiếp tục có mưa to, giảm thiểu độ ẩm đất khi còn bị ngập úng.
2. Dùng đất màu có nhiều mùn tôn cao lớp đất mặt vườn cho vườn cây. Dùng xỉ than và tro bếp trộn với đất màu vun bón vào quanh gốc cây để tạo điều kiện cho bộ rễ cây ăn nổi lên, phát triển nhiều và khỏe. Chú ý nên dùng đất màu và đất phù sa khô ải, vun dần vào quanh gốc một lớp mỏng 5-10 cm tùy theo cây nhỏ hay lớn, khi đất vườn không còn quá ẩm ướt. Việc này thực hiện khi ngập úng đã qua. Tạo nên những mô đất, những luống đất hình mai rùa, sống trâu để bộ rễ cây vừa cò nhiều đất phát triển sâu rộng, vừa dễ thoát nước. Riêng với xỉ than và tro bếp có tác dụng đặc biệt trong việc hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp đất quanh gốc cây, tăng hoạt động của vi khuẩn háo khí, tăng khả năng cố định đạm không khí của rễ cây, đồng thời còn cung cấp nguồn kali cần thiết cho cây. Nên trộn xỉ than và tro bếp với đất màu theo tỷ lệ 1:2 rồi vun vào gốc cây.
3. Bón phân thúc nhằm tạo cho bộ rễ cây có điều kiện khôi phục, phát triển nhanh. Cần tập trung bón phân cho cây ngay sau mùa mưa, úng ngập. Ưu tiên bón phân chuồng khô, hoai mục, bón lân và kali là chủ yếu. Không nên bón phân bằng cách hòa nước tưới trong giai đoạn này. Ngoài ra nên phun các loại kích thích tố hoặc bón phân qua lá để cây sớm phát triển mầm chồi, lộc lá và thúc đẩy quang hợp khiến cây nhanh chóng hồi phục.
4. Để đề phòng những trận mưa lớn tiếp theo làm tăng độ ẩm của đất và trôi đất màu, phân bón có thể dùng tấm nilon màng mỏng phủ lên mặt đất quanh gốc cây dễ thoát nước ra rãnh, không ngấm vào gốc cây.
Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho nhiều loại cây ăn trái như nhãn, đu đủ, mãng cầu dai, hồng xiêm, cam quít…
Hội Nông Dân VN, 28/01/2011
Theo kinh nghiệm của các nhà vườn, để tránh tổn thất cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão thì cần tiến hành những công việc sau:
1. Tạo hệ thống rãnh xung quanh vườn cây và cho từng cây, nhằm hạ mực nước ngầm xuống thấp, đảm bảo thoát nước nhanh khi gặp lúc mưa to, giảm thiểu độ ẩm đất khi còn bị ngập úng.
2. Dùng đất màu có nhiều mùn tôn cao lớp đất mặt cho vườn cây. Dùng xỉ than và tro bếp trộn với đất màu vun bón vào quanh gốc cây để tạo điều kiện cho bộ rễ cây ăn nổi lên, phát triển nhiều và khỏe. Chú ý nên dùng đất màu và đất phù sa khô ải, vun dần vào quanh gốc một lớp mỏng 5-10 cm tùy theo cây nhỏ hay lớn, khi đất vườn không còn quá ẩm ướt. Việc này thực hiện khi ngập úng đã qua. Tạo nên những mô đất, những luống đất hình mai rùa, sống trâu để bộ rễ cây vừa có nhiều đất phát triển sâu rộng, vừa dễ thoát nước. Riêng với xỉ than và tro bếp có tác dụng đặc biệt trong việc hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp đất quanh gốc cây, tăng hoạt động của vi khuẩn háo khí, tăng khả năng cố định đạm không khí của rễ cây, đồng thời còn cung cấp nguồn kali cần thiết cho cây. Nên trộn xỉ than và tro bếp với đất màu theo tỷ lệ 1:2 rồi vun vào gốc cây.
3. Bón phân thúc nhằm tạo cho bộ rễ cây có điều kiện khôi phục, phát triển nhanh. Cần tập trung bón phân cho cây ngay sau mùa mưa, úng ngập. Ưu tiên bón phân chuồng khô, hoai mục, bón lân và kali là chủ yếu. Không nên bón phân bằng cách hòa nước tưới trong giai đoạn này. Ngoài ra, nên phun các loại kích thích tố hoặc bón phân qua lá để cây sớm phát triển mầm chồi, lộc lá và thúc đẩy quang hợp khiến cây nhanh chóng hồi phục.
4. Để đề phòng những trận mưa lớn tiếp theo làm tăng độ ẩm của đất và trôi đất màu, phân bón có thể dùng tấm ni-lông màng mỏng phủ lên mặt đất quanh gốc cây dễ thoát nước ra rãnh, không ngấm vào gốc cây.
Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho nhiều loại cây ăn trái như nhãn, đu đủ, mãng cầu dai, hồng xiêm, cam quít...
Ths. TRẦN VĂN HIẾN (Viện Lúa ĐBSCL) - Hậu Giang, 15/12/2008
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.