• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ

Sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng và thiệt hại. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:

- Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

- Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ dễ bị huỷ hoại.

- Do cao trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (úng cục bộ hoặc từng phần) làm hạn chế và huỷ hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Các nguyên nhân trên làm rễ thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" sau đó bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa lũ.

Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị "stress", tổng hợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất là sau khi nước rút. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:

- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8-10cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.

- Bón DAP (2/3) và Clorua kali (1/3) với liều lượng 0,2-1kg hỗn hợp/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Việc thực hiện cùng với xới phá váng.

- Cung cấp các dưỡng chất qua lá chứa đường, NPK, Cytokinin... để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.

WAG, 1/12/2004

 

Xử lý cây ăn quả sau lũ

Trước hết, cần khẩn trương tiến hành một số công việc sau đây:

- Đánh rãnh cho số nước còn nằm đọng trên mặt vườn nhanh chóng thoát xuống ao hồ, mương rãnh. Những vùng đất thấp, khi thiết kế vườn có xây dựng hệ thống mương vườn phục vụ cho việc tưới, tiêu nước thì phải khơi thông mương vườn để nước thoát nhanh ra kênh mương công cộng hoặc dùng máy bơm hút nước ra kênh. Để lượng nước đang nằm trong đất vườn ngấm xuống mương, từ đó nhanh chóng hạ thấp mực thủy cấp trong vùng rễ của cây.

- Xới nhẹ mặt đất ngay phía dưới tán lá bằng cào có răng ngắn để phá lớp váng phù sa do nước lũ đã bồi đắp trên mặt đất, nước trong đất sẽ nhanh bốc hơi, vườn sẽ mau khô. Nhớ cẩn thận đừng làm đứt nhiều rễ cây.

- Cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp ở phía dưới gốc và bên trong tán cây, để vườn thông thoáng, đất bốc hơi nước nhanh. Đồng thời hạn chế bớt sự thiếu hụt nước trong cây do diện tích lá lớn, thoát hơi nước nhiều, trong khi bộ rễ đã bị yếu sức do ngập úng, chưa thể hút đủ nước theo yêu cầu của cây.

- Dùng cây tre, nứa... buộc chéo để chống đỡ cho những cây bị nước lũ làm ruỗng gốc rễ không bị đổ ngã.

- Bón thêm phân để kích thích cây ra rễ mới, kịp thời hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, giúp cây phục hồi nhanh. Có thể trộn 2/3 phân DAP với 1/3 phân clorua kali rồi rải bón khoảng 0,3-1,0 kg hỗn hợp này cho một cây (tùy theo cây đã lớn hay còn nhỏ), bón thêm 0,5 kg vôi bột cho một gốc.

- Do bộ rễ bị ảnh hưởng bởi ngâm nước lũ quá lâu, khả năng hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây bị hạn chế rất nhiều. Vì thế cần bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây bằng cách “bón” qua lá. Để thực hiện được công việc này, các bạn có thể sử dụng những loại phân bón lá chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, lân, kali, can xi, manhê, lưu huỳnh, sắt... (nhớ không dùng phân có tỷ lệ đạm quá cao) xịt ướt đều tán lá. Sau khi lũ rút, những cây đã bị hại nặng (vàng lá, thối rễ…) nên đốn bỏ để trồng cây khác.

NGUYỄN DANH VÀN - Nông nghiệp Việt Nam, 02/11/2010

 

Phục hồi cây ăn quả sau úng ngập

Do ảnh hưởng mưa úng kéo dài, nhiều diện tích vườn trại cam Canh và bưởi Diễn của nông dân Hà Nội bị úng ngập.

Để nhanh chóng phục hồi vườn cây ăn quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật như sau:

- Khi nước rút, khẩn trương vệ sinh vườn trại, thu gom cành lá bị thối, khơi sâu rãnh tạo điều kiện cho nước đọng trong vùng gốc nhanh chóng thoát ra rãnh, nhằm hạ thấp mực nước tránh thối gốc;

- Không đi lại quá nhiều trong vườn cây;

- Cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp ở dưới gốc và bên trong tán cây để vườn thông thoáng;

- Dùng cọc buộc cố định thân cây tránh bị lỏng gốc;

- Khi mặt vườn đã khô ráo, xới nhẹ đất phía dưới tán lá để phá váng, tạo điều kiện cho nước trong gốc bốc hơi nhanh, vườn sẽ mau khô. Lưu ý không làm đứt rễ cây;

- Khi vườn đã khô ráo, bón phân lân để kích thích cây ra rễ mới. Lượng phân lân bón từ 0,2 đến 0,4kg/cây. Cách làm, pha 0,2 kg phân lân với 10 lít nước sạch tưới xung quanh. Chú ý: không được tưới phân hoặc bón phân đạm, phân ka li khi cây đang yếu;

- Khi cây phục hồi, sử dụng các loại phân bón lá: YOGEN, KOMIX, WEHG... phun ướt đều tán lá để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Hoài Thu - Hà Nội mới, 29/11/2008

 

Cứu cây ăn quả sau nước rút

Sau khi nước rút, hộ có diện tích cây ăn quả cần khẩn trương đánh rãnh thoát hết nước đọng trên bề mặt và hạ thấp mực nước trong vùng rễ cây. Xới nhẹ mặt đất ngay dưới tán lá để phá váng. Cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp để vườn thoáng; bốc hơi nước nhanh.

Dùng cọc buộc chéo gốc để giữ chắc cây. Bón nhử thêm phân để kích thích cây ra rễ mới. Bằng cách làm này thì cây ăn quả có thể phục hồi sống được. Riêng cam, bưởi sẽ bị rụng quả.

Minh Ngọc - Hà Nội mới, 15/11/2008

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang