• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Khôi phục vườn cây công nghiệp sau bão

Bão số 10 gây thiệt hại nặng cho sản xuất và đời sống của người dân Quảng Trị. Chỉ tính riêng các loại cây công nghiệp dài ngày, bão đã làm thiệt hại hơn 1.550 tỷ đồng, trong đó thiệt hại nặng nhất là cây cao su, các loại cây công nghiệp khác như hồ tiêu, cà phê cũng bị đổ, gãy cành, lá làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm về sau.

Những diện tích bị gãy đổ không thể khôi phục lại được thì tùy theo chủ trương phát triển cây trồng mới của địa phương để quyết định trồng mới lại loại cây nào. Còn những diện tích cây công nghiệp bị gãy đổ mà có thể phục hồi thì cần tiến hành phục hồi sớm cho cây ổn định và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để khôi phục lại vườn cây công nghiệp bị hư hại sau bão phải mất nhiều thời gian và công sức và phải thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật để vườn cây đảm bảo chất lượng sau khi hồi phục. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã phân bổ 5 tấn mỡ vazơlin cho các địa phương có cao su gãy đổ để phục hồi gấp cây cao su. 


Nhiều diện tích cao su vùng đông Vĩnh Linh bị hư hại do bão


Đối với cây cao su bị gãy, đổ do bão, tùy theo mức độ hư hại để có cách xử lý thích hợp. Đối với vườn cây cao su đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (chưa đưa vào khai thác mủ), nếu cây bị gãy toác thân từ trên xuống tận gốc hoặc bị đổ nằm rạp xuống đất thì cần cưa bỏ để trồng lại cây mới; nếu cây bị gãy ngang thân ở trên chỗ phân cành, cần cưa vát theo góc nghiêng 35 độ ngay chỗ gãy, cưa hết phần thân cây bị gãy xước, sau đó dùng mỡ vazơlin bôi vào vết cắt để tránh nước thấm làm thối cây và tránh nấm bệnh xâm nhập.

Sau một thời gian cây sẽ đâm chồi mới, lúc này cần tỉa bỏ các chồi nhỏ, yếu, chỉ để lại một chồi khoẻ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi chồi mới này phát triển thành thân chính về sau. Những cây bị nghiêng nhỏ hơn 45 độ và long gốc cần khẩn trương tỉa bớt tán lá, dựng lại cây, vun gốc và dậm chặt, cắm cọc để giữ đứng cây. Những cây cao su bị gãy cành to, phải dùng cưa sắc, cưa hết phần bị xước, sau đó dùng mỡ vazơlin để bôi vào vết cưa. Nếu được khắc phục và bôi mỡ sớm, cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể phát triển trở lại nhưng phải hoãn thời gian khai thác mủ từ 2-3 năm.

Đối với vườn cây cao su đã đưa vào khai thác, tiến hành thu dọn những cành, cây bị đổ gãy để thuận lợi cho quá trình khai thác mủ. Những cây gãy ngang thân ở độ cao từ 2 m trở lên cần tiến hành xử lý như đối với vườn cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Những cành cây to bị gãy cần tiến hành cưa theo vết nghiêng, sau đó bôi mỡ vazơlin để chống nước thấm làm thối và hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Sau khi cây cao su đã ổn định, tăng cường bón thêm phân, đặc biệt là phân chuồng và phân lân để giúp cây chóng phục hồi.

Đối với cây hồ tiêu, các trụ tiêu bị tuột dây cần buộc lại, cắt tỉa các dây tiêu bị hư hại và tiếp tục chăm sóc giúp cây phục hồi tốt. Đối với các vườn bị ngập úng, cần khẩn trương đào rãnh thoát nước để hạn chế sâu bệnh về sau. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối gốc rễ do ẩm độ đất cao.

Đối với cây cà phê, những cây bị long gốc cần nhanh chóng dựng lại, dậm chặt gốc giúp cây hồi phục. Những vườn cây bị rụng quả cần thu dọn quả rụng, tiếp tục chăm sóc giúp cho những quả còn lại lớn nhanh, hạn chế giảm sản lượng. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nấm bệnh thán thư và khô cành khô quả.

Để nhanh chóng giúp người dân vượt qua khó khăn, phục hồi diện tích cây công nghiệp bị hư hại do bão, ngoài hỗ trợ mỡ vazơlin, cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện đã bám sát địa bàn hướng dẫn người dân thực hiện khôi phục đúng các biện pháp kỹ thuật, kịp thời động viên nông dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Các xã vùng đông Vĩnh Linh, nhất là các xã gần biển cần xem xét lại để lựa chọn phương án sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, khuyến cáo người dân cần thận trọng khi trồng cao su trên những vùng đất sát biển để đảm bảo sản xuất nông nghiệp được bền vững hơn.

VÕ THÁI HÒA - Báo Quảng Trị, 25/10/2013

 

Quảng Trị: Phục hồi vườn cây công nghiệp, hư hại do bão

Bão và lũ lớn có thể tàn phá nặng gây thiệt hại cho cây công nghiệp dài ngày, bởi phải mất nhiều năm và tốn nhiều tiền của, công sức mới gây dựng được.

Một số biện pháp kỹ thuật nhằm xử lý khắc phục vườn cây sau bão lũ:

Đối với vườn cây cao su kiến thiết cơ bản (chưa cạo mủ), những cây trồng từ 1- 2 năm bị gãy đổ ngang thân, cần cưa vát theo góc nghiêng 35 độ ngay chỗ gãy (cưa hết phần thân cây bị tước), sau đó dùng mỡ Vazơlin bôi vào vết cắt để tránh nước thấm làm thối cây và tránh nấm bệnh xâm nhập. Sau một thời gian cây sẽ đâm chồi mới, cần tỉa bỏ các chồi nhỏ, yếu, chỉ để lại một chồi khoẻ.

Đối với những cây bị nghiêng và long gốc cần khẩn trương dựng lại cây, vun gốc và dậm chặt, cắm cọc để giữ đứng cây. Đối với những cây cao su bị gãy cành to, phải dùng cưa sắc, cưa hết phần bị tước, sau đó dùng mỡ Vazơlin để bôi vào vết cưa. Đối với những vườn cao su bị úng nước phải khẩn trương đào rãnh thoát nước.

Đối với vườn cây cao su khai thác (cạo mủ), tiến hành thu dọn những cành, cây bị đổ gãy để thuận lợi cho quá trình khai thác mủ. Những cây gãy ngang thân ở độ cao từ 2 m trở lên cần tiến hành xử lý như đối với vườn cây 1- 2 năm. Những cành cây bị gãy cành to cần tiến hành cưa theo vết nghiêng, sau đó bôi mỡ Vazơlin để chống nước thấm làm thối và hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Sau khi cây cao su đã ổn định, tăng cường bón thêm phân, đặc biệt là phân chuồng và phân lân để giúp cây chóng phục hồi.

Đối với cây hồ tiêu, các trụ tiêu bị tuột dây cần buộc lại, cắt tỉa các dây tiêu bị hư hại và tiếp tục chăm sóc giúp cây phục hồi tốt. Đối với các vườn bị ngập úng, cần khẩn trương đào rãnh thoát nước để hạn chế sâu bệnh về sau. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối gốc rễ do ẩm độ đất cao.

Đối với cây cà phê, những cây bị long gốc cần nhanh chóng dựng lại, dậm chặt gốc giúp cây hồi phục. Những vườn cây bị rụng quả cần thu dọn quả rụng, tiếp tục chăm sóc giúp cho những quả còn lại lớn nhanh, hạn chế giảm sản lượng. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nấm bệnh thán thư và khô cành khô quả.

Trần Minh Tâm - Báo Quảng Trị, 09/10/2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang