• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Hiệu quả mô hình nuôi kiến trong vườn để bảo vệ cây trồng

Thời gian gần đây, để bảo vệ cây trồng không bị sâu bệnh, côn trùng gây hại, bà con nông dân ở một số địa phương đã áp dụng thành công mô hình nuôi kiến trong vườn mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nuôi kiến vàng trên cây trồng để chống sâu bệnh gây hại.

Loài kiến được nuôi trong vườn là giống kiến vàng và đen. Kiến vàng ưa làm tổ trên cao, đặc tính khỏe, hung dữ, có khả năng tấn công các loại sâu bọ, côn trùng, kể cả sâu róm lông xù. Còn kiến đen lại làm tổ ở hốc cây. Chúng hoạt động chăm chỉ suốt ngày, sẵn sàng tấn công các loài côn trùng mà chúng phát hiện ra và món mà chúng thích là rệp sáp.

Kiến luôn chọn những nơi hoang sơ, rậm rạp để sinh sống. Cũng như các vật nuôi khác, phải có thức ăn thì mới giữ chân chúng ở lại trong vườn nhà lâu được. Tuy nhiên, việc nuôi kiến cũng dễ dàng bởi kiến có đặc tính thích sống trên các loại cây ra hoa để hút mật và bắt các loài sâu bọ, côn trùng tìm đến. Khi nuôi phải giăng dây tạo đường đi của kiến từ nhánh cây này sang nhánh cây khác để quá trình di chuyển giúp kiến phát hiện và tiêu diệt côn trùng gây hại. Kiến cũng giống như ong, chúng phát triển theo bầy đàn đông đúc rồi tự sinh ra kiến chúa và tách thành bầy đàn mới. Vì vậy cần phải giăng thêm dây, tăng thêm thức ăn để tạo điều kiện cho chúng di chuyển lập đàn mới.

Kiến sống trong môi trường phải thật yên tĩnh, tiếng động không quá lớn, hạn chế va chạm, rung lắc tổ kiến, tỉa cành, tạo tán phải cân đối vừa phải. Dây giăng cho kiến di chuyển phải chọn loại dây điện thoại, dây ni lông cũ rồi để ngoài trời, phơi nắng mưa vài tháng cho bớt mùi mới được giăng thì kiến mới chịu di chuyển và sinh sống lâu dài trên cây trồng để bảo vệ cây không bị sâu bệnh.

Ðiều đặc biệt là trong quá trình chăm sóc cây trồng, bà con nông dân không hề dùng đến thuốc bảo vệ thực vật nhưng cây trái trong vườn không bị sâu bệnh, không xảy ra dịch bệnh và năng suất cây trồng cao hơn nhiều so với cách chăm sóc thông thường. Do cây trồng không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên có rất nhiều côn trùng giun, dế, vi sinh vật sinh sống trong đất, làm đất luôn tơi xốp, giàu dưỡng chất giúp rễ cây phát triển mạnh và dễ hấp thụ phân bón. Cái lợi nhất là bà con nông dân sản xuất ra hoa quả an toàn, đồng thời tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc để bảo vệ cây trồng.

Lê Thị mỹ Bình (64 Cần Vương, Quy Nhơn, Bình Ðịnh) - Báo Thái Bình, 1/12/2014

 

Xem các ứng dụng các biện pháp sinh học, hữu cơ trong nông nghiệp

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang