• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Bón phân cho dâu tây

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao (8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.

Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê ảnh hưởng quang trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000 m2 (bình quân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

• Bón vôi 2 đợt/năm:

- Đợt 1: Bón lót 100 kg.

- Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

• Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

• Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 01 lần.

• Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

Agroviet, 2008

Xem tất cả thông tin kỹ thuật trồng cây dâu tây

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang