Nghề trồng dưa chuột Nhật trên Đất Tổ bắt đầu được trồng thử nghiệm ở HTX nông nghiệp Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) từ vụ đông năm 2001. Rồi từ mô hình điểm đó, cây dưa chuột đã bước đầu chứng tỏ được ưu điểm vượt trội của mình so với nhiều loại cây rau màu khác. Hiện nay, giống cây này đã được đưa vào sản xuất đại trà ở một số địa phương như HTX nông nghiệp Kinh Kệ, Hợp Hải huyện Lâm Thao và mới đây nhất là 3 xã Thanh Hà, Đỗ Xuyên, Lương Lỗ của huyện Thanh Ba.
Có thể nói, công đầu trong việc đưa cây dưa chuột lên đất Phú Thọ là nhờ sự mạnh dạn của ngành nông nghiệp địa phương và Công ty TNHH Việt-Nhật-đơn vị tiêu thụ toàn bộ sản phẩm làm ra. Để cho người dân yên tâm về đầu ra, Công ty Việt-Nhật đã bảo đảm toàn bộ sản phẩm dưa đủ quy cách (đường kính quả từ 2,5-2,8 cm) đều được tiêu thụ với giá cả hợp lý (không dưới 670 đồng/kg). Ngoài việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Việt-Nhật còn cùng các cán bộ khuyến nông, nông nghiệp xuống tận ruộng để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh một cách rất tỷ mỷ cho người nông dân. Không những vậy, Công ty còn ứng trước một số loại vật tư như hạt giống, thuốc BVTV...trị giá không dưới 200.000 đồng/sào. Do vậy mà cây dưa chuột Nhật được nông dân Phú Thọ hồ hởi đón nhận như một cây xóa đói, giảm nghèo. Chuyện trồng dưa chuột ở xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba là một minh chứng. Là một địa phương mới làm thử nghiệm vụ dưa đầu tiên, nhưng nông dân Lương Lỗ đã dám trồng khoảng 14 ha, trung bình mỗi hộ trồng 1 sào. Sau khoảng 2 tháng gieo, tất cả 14 ha dưa của xã Lương Lỗ đều phát triển xanh tốt và cho thu hoạch trung bình 1 tấn/sào. Dự tính là đến cuối vụ thu hoạch, mỗi sào dưa thu từ 1,5-2 tấn.
Theo bà con nông dân, tuy làm dưa bao tử theo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng về cơ bản cây dưa chuột Nhật làm không quá khó, phù hợp với nhiều loại chân đất khác nhau. Để giảm công làm cỏ, giảm lượng nước tưới thì có thể dùng nilon để phủ chân luống (tương tự như trồng lạc). Về công tác BVTV, cây dưa chuột cũng tương tự như cây cà chua, một đời dưa phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trung bình 5-7 lần. Công chăm sóc cho một sào dưa đến thời kỳ kết thúc trung bình 50-55 công, tập trung chủ yếu là vào giai đoạn thu hoạch: Ngày 2 lần sáng, chiều thu hái thì kích cỡ quả mới đủã tiêu chuẩn dưa bao tử xuất khẩu. Uớc tính về hiệu quả thì trung bình một sào làm có thể thu được 1 triệu đồng (lãi 500-600.000 đồng), có nhiều hộ năng suất cao gần 2 tấn/sào như nhà chị Hợp, chị Thu...thì thu nhập còn cao hơn thế nhiều. So với những loại cây truyền thống thì trung bình trồng dưa chuột Nhật cho thu nhập cao hơn lúa 4 lần, ngô 7-8 lần. Do vậy mà theo chị Nhữ Thị Ngọc Anh, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của dự án thì tiềm năng cho cây dưa chuột Nhật hiện nay mới chỉ là khởi đầu. Trung tâm Khuyến nông tỉnh trong thời gian tới sẽ còn mở rộng diện tích trồng dưa chuột Nhật lên nhiều hơn nữa. Điều đó có nghĩa là sẽ còn có nhiều hộ nông dân trên đất tổ Phú Thọ sẽ có thêm việc làm, tăng thu nhập nhờ giống cây trồng mới này
NNVN, 3/12/2003
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng dưa chuột
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.