Lượng phân bón cho dưa hấu nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.
Gồm phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha; vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha; phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13 XK: 1.000 - 1200 kg/ha.
Bón lót toàn bộ 1.000 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1.000 kg vôi bột và 500 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc BVTV như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế… Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đụt lỗ, gieo hạt…
Bón thúc lần 1 (12 - 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha
Bón thúc lần 2 (20 - 22 ngày sau khi trồng): 150 - 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 - 300 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha.
Agroviet, 23/7/2008
Bón các loại phân chuồng hoai, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc; vôi bột khoảng 200kg/ha trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.
- Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân cả vụ, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.
- Sau khi đặt bầu 3-4 ngày (gieo hạt 5-7 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.
- Bón thúc lần 1 khi dưa bắt đầu bò (12-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-30cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.
- Bón thúc lần 2 khi dưa bắt đầu ra hoa (20-22 ngày), rạch rãnh các gốc 30-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.
- Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-45 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.
Agroviet, 3/11/2004
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng và phẩm chất trái dưa hấu.
Phân đạm giúp cây tăng trưởng nhanh, trái mau lớn. Tuy nhiên, bón nhiều đạm, dưa phát triển thân lá mạnh, cây sum sê chống chịu sâu bệnh kém, trái chín chậm, tích nước nhiều, vị nhạt và không giữ được lâu sau thu hoạch.
Giai đoạn sắp thu hoạch trái cây rất cần phân kali để thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong trái khi chín làm trái ngọt, thịt chắc có "cát", vỏ cứng, dễ vận chuyển. Vì vậy, cung cấp kali vào giai đoạn này giúp trái chín nhanh và có mầu sắc đẹp.
Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng thứ cấp và vi lượng cũng cần được chú ý. Lượng phân hóa học trung bình cho. 1.000m2 dưa hấu khoảng 20-23kg đạm + (30 - 35kg) DAP + 17kg KCl. Nếu bón phân hỗn hợp NPK (16-16-8) tương đương với 100kg. Ngoài lượng phân hóa học, cần bón lót phân hữu cơ như phân chuồng, phân tôm, cá hay phân dơi sẽ làm tăng phẩm chất trái.
Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn trái. Mặc dù thuốc có tác dụng làm tích nước, trái mau lớn, nhưng thịt trái thường bị úng nước, thối rữa khi chín và còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, cần theo dõi phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại giai đoạn trái như: bệnh thán thư, sâu ăn tạp, đục trái...
KS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT, Nông thôn ngày nay, 1/2004
Lượng phân bón cho 1 sào: phân chuồng hoai mục (0,8-1 tấn) + supe lân (20-25kg) + đạm (8-10kg) + kali sunfat (12-15kg), bón 20-25kg vôi bột trước khi bừa lần cuối nếu đất hơi chua (pH<6). Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, một nửa lượng đạm, kali, bón cách hốc 10-15cm.
Trước khi phủ gạt cần bón lót tất cả các loại phân (cách hốc 10-15cm), phun thuốc trừ cỏ (Ronstar, Dual), dùng lon sữa cắt răng cưa chụp lỗ theo khoảng cách đã định rồi cấy cây giống hoặc gieo hạt vào đó. Sau trồng khoảng 20-25 ngày bón thúc lần 1 với lượng 1/4 đạm, kali, bón cách gốc 20cm, kết hợp vun xới và nhặt cỏ; bón thúc lần 2 khi quả to bằng nắm tay bón lượng đạm và kali còn lại.
NTNN, 6/9/2004
Lượng bón cho 1000m2
Bón lót: 50 kg super lân + 50kg NPK 20:20:15. Hoặc 5 – 10 m3 phân chuồng, phân hữu cơ + 50 kg NPK loại 20-20-15 (mùa mưa dùng loại 16-16-8), nếu đất chua, phèn bón thêm 50 – 70 kg vôi bột.
Thúc lần 1: Sau khi trồng 15 - 20 ngày. Lượng bón: 25 – 30 kg NPK 20:20:15 + 5kg kali.
Thúc lần 2: Sau trồng 30 - 35 ngày. Lượng bón: 20 - 25g NPK 20:20:15 + 5 – 7kg kali.
Thúc lần 3, 4 và 5: Sau trồng 45 – 50 ngày. Giai đoạn này bà con có thể hòa phân để tưới 3 - 4kg/1000m2 cho một lần tưới, tưới 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Giai đoạn 50 ngày sau trồng có thể phun hoặc tưới KNO3 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày nhằm tăng độ đường hoặc phun thêm các loại phân vi lượng ( Fe, Cu, Zn, Mn, Mg…) để tăng chất lượng quả.
Trong quá trình canh tác, tuỳ điều kiện canh tác và đất đai của mỗi vùng mà ta có thể gia giảm lượng phân cho thích hợp.
Chú ý: Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân đạm ở giai đoạn trái lớn làm nứt quả, giảm chất lượng quả
Hội Nông dân Việt Nam, 9/4/2008
Nhấn vào đây để xem tất cả các tin về kỹ thuật trồng dưa hấu
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.