Ở Đức Thọ Hà Tĩnh từ năm 1997, trầm gió đã được một số hộ nông dân đưa về trồng trong các trang trại của mình như hộ anh Nguyễn Đình Chính ở xã Đức An trồng 50 cây. Nhưng trở thành phong trào thì mãi cho tới năm 2002, được sự hỗ trợ của Trung tâm KN–KL Hà Tĩnh và Trung tâm chuyển giao KHCN, Hội ND, Phòng NN–PTNT huyện Đức Thọ các địa phương ở vùng núi đã nhận về trồng hơn 10 ngàn cây. Trong đó có xã Trường Sơn trồng hơn 1 ngàn cây, Đức Lạng 1 ngàn cây. Đặc biệt xã Tân Hương trồng gần 4 ngàn cây đạt tỷ lệ sống 98%, ông Nguyễn Văn Tân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hương cho chúng tôi biết: Xã Tân Hương là địa phương nằm lọt giữa 2 dãy núi lớn, đó là dãy núi Phượng Hoàng ở phía Bắc và dãy núi Trà Sơn ở phía Nam và Tây Nam cho nên lượng mưa dồi dào, đất đai phì nhiêu. Hơn nữa Tân Hương còn có truyền thống làm kinh tế VACR vì vậy nhiều năm qua Tân Hương vẫn được trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ huyện và tỉnh chọn làm nơi xây dựng thí điểm các mô hình kinh tế như làm ngô đông, thâm canh chanh trái vụ, trồng nhãn lồng giống Hưng Yên và năm 2002–2003 là cây trầm gió.
Cây trầm gió được đem ra trồng trong thời gian từ 8 – 10 tháng tuổi, với độ cao từ 25 – 30cm. Khi trồng đào hố rộng 30 x 30 x 30cm trồng ở vùng đất trên sườn đồi có độ dốc trên 15 độ, cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,0m, mỗi hố bón từ 3 – 5kg phân chuồng trộn đều với 0,2 – 0,3kg phân NPK rồi lấp đất để 3 – 4 tuần mới trồng cây. Khi đặt cây và rạch túi nilon một cách nhẹ nhàng tránh vỡ bầu, sau khi lấp đất, nén chặt xung quanh tưới đủ nước. Nếu trồng trong vườn gia đình đào hố rộng 40 x 40 x 40cm, hàng cách hàng 2,5 – 8m. Đến nay sau hơn 1 năm đưa trầm hương về trồng có cây độ cao 50cm, bà con nông dân đã tiến hành làm cỏ, vun gốc cho cây chắc khỏe.
Từ kinh nghiệm qua quá trình trồng và chăm sóc cây trầm hương ở các xã như Đức Lạng, Tân Hương, Trường Sơn... các địa phương ở huyện Đức Thọ dự định sẽ mở rộng diện tích trồng cây trầm gió. Đồng thời để chủ động nguồn giống phục vụ đủ nhu cầu trồng cây trầm hương cho nhân dân trong huyện, ngoài chuyển giao kỹ thuật về gieo ươm cây con của Trung tâm KN–KL Hà Tĩnh, một số hộ nông dân còn tìm tới học tập kinh nghiệm nhân giống ở một số mô hình kinh tế thuộc các tỉnh phía nam, bước đầu đã đạt kết quả tốt.
NNVN, 2/12/2003
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.