• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng lan Mokara

Lan Mokara là nhóm lan có giá trị kinh tế cao và được trồng phổ biến hiện nay. Lan Mokara có thể trồng trong chậu hoặc trồng thành luống.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển từ 25 - 30 độ C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây.

2. Ẩm độ

Rễ của Mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi ẩm độ của vườn rất cao. Cây lan Mokara không chịu úng nên phải trồng thật thoáng. Vì đặc điểm của thân cây là lan đơn thân, không có giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó làm cây sinh trưởng kém. Do đó, thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều mát).

3. Ánh sáng

Nhóm lan Mokara thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng 50 - 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

4. Độ thông thoáng và giá thể

Nhóm lan Mokara rất cần độ thông thoáng nhiều, nhất là trường hợp trồng cây trong chậu vì hệ rễ của cây rất phát triển mà chất trồng (giá thể) lại bí. Nên sử dụng chậu đất có nhiều lỗ thoát, bỏ một ít (rất nhỏ) chất trồng vào chậu. Hoặc không cần giá thể cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng phải cung cấp thường xuyên dinh dưỡng cho cây.

Đối với trường hợp lan Mokara trồng thành luống để cắt cành nên chú ý không cho thân cây lan đè nhiều lên giá thể vì như vậy dễ gây thối cây.

5. Nhu cầu dinh dưỡng

Mokara cần dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Nên kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc phân cá và phân hỗn hợp NPK 30 - 10 - 10 hoặc 20 - 20 - 20, tuỳ theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.

Do đặc điểm cấu tạo của Mokara là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ loãng.

Lưu ý vấn đề vàng và tuột lá chân ở Mokara là do thiếu nước và thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm.

6. Phòng trừ bệnh hại

Các bệnh gây hại phổ biến trên nhóm lan Mokara chủ yếu như sau:

- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Zineb 3/2000, Benlat 1/2000.

- Bệnh đốm vòng cánh hoa: Do nấm Alternaria sp. gây ra. Có thể sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Daconil 500 SC.

7. Kỹ thuật trồng

* Trồng trong chậu

Chuẩn bị:

+ Chậu đất (có nhiều lỗ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40cm

+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ có thể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 - 100cm.

+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kích thích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnh trước).

Cách trồng:

+ Buộc cây lan vào trụ, dùng kẽm xiết nhẹ.

+ Rễ của cây vừa tiếp xúc nhẹ với lớp vỏ đậu phộng hoặc có thể không cần giá thể.

* Trồng thành luống

- Luống cao 15 - 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.

- Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy vỏ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.

- Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 - 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 - 50cm. Cách tiến hành như sau:

- Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20cm. Các cành lan dài khoảng 40 - 50cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 - 3 tầng rễ.

- Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20cm).

- Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% - 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt.

- Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân.

- Trồng lại sau 3 - 4 năm.

TTKN TPHCM - Khuyến Nông TPHCM, 30/09/2015 

Nhấn vào đây để xem các tin về hoa lan

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang