Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam vừa cảnh báo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần đề phòng sâu bệnh gây hại trên trà lúa đông xuân, đặc biệt là các bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, rầy nâu...
Theo ghi nhận của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có trên 20.000 ha bị bệnh đạo ôn lá, trên 1.000 ha bị đạo ôn cổ bông, trên 1.000 ha bị bệnh bạc lá và trên 42.000 ha nhiễm rầy nâu. Trước mắt, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khuyến cáo nông dân không dùng các loại thuốc tổng hợp để pha trộn, phun xịt mà chỉ dùng thuốc đặc trị đối với từng loại sâu bệnh và phun xịt khi thực sự cần thiết để đạt hiệu quả phòng trị cao. Bên cạnh đó, trong khâu chăm sóc nên áp dụng triệt để IPM, "1 phải 5 giảm", bón phân theo bảng so màu lá lúa... Đặc biệt, cần tăng thêm lượng đạm bón cho lúa từ 5 kg đến 7 kg/ ha đối với lúa đang giai đoạn làm đòng, theo dõi không để lúa bị thiếu đạm dễ dẫn đến bệnh đốm nâu...
Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống được trên 1,6 triệu ha, trong đó có trên 762.000 ha đang trổ. Dự kiến đến đầu tháng 3 tới, toàn vùng sẽ thu hoạch rộ lúa đông xuân. Do là vụ chính, cho phẩm chất gạo tốt trong năm nên nông dân cần chú ý áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh để giành lấy vụ mùa bội thu.
Minh Trí, Tiền Giang - 18/2/2014
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen là những bệnh virút rất nguy hiểm đối với cây lúa. Hiện nay, bệnh xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, với tổng diện tích bị bệnh lên đến hàng chục nghìn ha. Những vùng lúa bị bệnh có nguy cơ mất mùa rất lớn. Để nhận biết và hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm nhận biết và cách xử lý các loại bệnh này.
Đặc điểm chung của các loại bênh trên là không truyền qua hạt giống, đất, nước, gió... mà chỉ lây lan thông qua rầy nâu, rầy lưng trắng. Cây lúa bị bệnh sẽ thấp lùn hơn so với bình thường, phân bố tương đối đều trên cả ruộng, nếu bị sớm cây lúa sẽ chết và không trổ được, nếu bị muộn cây nghẹn đòng trổ không thoát, nếu trổ được thì hạt đen lép và khả năng cho năng suất rất kém.
Bệnh vàng lùn
Lá lúa từ xanh nhạt chuyển sang vàng nhạt đến vàng cam rồi vàng khô; lá dưới vàng trước, lần lượt đến các lá phía trên; vết vàng trên lá từ chóp lá vàng dần vào bẹ; lá có khuynh hướng xòe ngang; bệnh làm giảm chiều cao của chồi lúa và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh; ruộng lúa ngả sang màu vàng, chiều cao cây không đồng đều.
Lùn xoắn lá và lùn sọc đen
Cây lúa thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, lá xoắn, gợn sóng và có những u sưng; cây đẻ nhánh nhiều hơn bình thường, đôi khi mọc chồi trên đốt thân; cây bị bệnh muộn phát triển được nhưng không trổ bông,nghẹn đòng hoặc hạt lép.
Đối với bệnh lùn xoắn lá, ngoài những đặc điểm trên, mép lá của loại bệnh này thường bị rách hình chữ V hay gân lá bị sưng to giống như những u bướu.
Còn đối với bệnh lùn sọc đen, lá vẫn xoăn, nhưng mép lá không rách, khi cây lúa ở giai đoạn vươn lóng, nếu bóc bẹ lúa quan sát kỹ phần thân sẽ thấy những u sáp màu trắng sữa chạy dọc theo thân, khi bị nặng những u sáp này chuyển sang màu đen nên gọi là lùn sọc đen.
Biện pháp phòng trừ
- Khi ruộng bị hại với tỉ lệ cây bị bệnh dưới 20%: Nhổ bỏ cây bị bệnh và vùi sâu xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ để tránh lây lan. Đồng thời tiến hành chăm sóc, bón phân thúc kịp thời để cây khỏe và tăng khả năng chống chịu bệnh. Nếu phát hiện thấy rầy trên ruộng thì phải xử lý ngay bằng các loại thuốc trừ rầy đặc hiệu.
- Khi ruộng bị hại với tỉ lệ cây bị bệnh trên 20%: Tiến hành tiêu hủy ngay bằng các biện pháp: Cắt lúa trên ruộng, gom sạch tàn dư thực vật để tiêu huỷ (chôn, đốt..., có thể tận dụng để làm thức ăn cho gia súc nếu trên ruộng đó không có rầy). Tiến hành cày trục cả ruộng, phun thuốc trừ rầy xung quanh bờ để tránh rầy phát tán truyền bệnh sang ruộng khác. Nếu trên ruộng có rầy cần phải tiến hành phun thuốc trừ rầy trước khi cắt tiêu hủy.
Bá Trung - Kinh tế Đô Thị, 23/03/2010
Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng lúa
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.