• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân

Hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 tập trung gây hại trên các trà lúa mùa. Mật độ phổ biến 0,3- 0,5 con/m2, nơi cao từ 2-3 con/m2, tương đương cùng kỳ năm trước.

Dự báo sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ ra từ ngày 3-20/8, ra tập trung từ ngày 7- 15/8. Sâu non sẽ nở tập trung từ ngày 12-20/8, mật độ phổ biến từ 20-30 con/m2, diện tích lúa xanh tốt, ven đường đi, hàng cây mật độ từ 50-100 con/m2, cục bộ trên 150-200 con/m2. Các diện tích lúa xanh tốt, bón nhiều đạm, sâu non sẽ tập trung gây hại mạnh, mức độ khả năng cao hơn cùng kỳ năm trước.

Sâu đục thân 2 chấm lứa 3 đang gây hại các diện tích lúa mùa sớm và mùa trung, tỷ lệ hại phổ biến dưới 0,1%, cao từ 0,5- 1%. Tỷ lệ hại thấp hơn cùng kỳ năm trước. Dự báo sâu đục thân trưởng thành lứa 4 sẽ ra từ ngày 1-23/8, ra tập trung từ ngày 5- 17/8. Sâu non sẽ nở tập trung từ ngày 15-30/8, gây hại phổ biến trên trà lúa mùa sớm và mùa trung, các trà lúa thâm canh cao, các giống có bản lá to, xanh đậm… mức độ hại thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Trước tình hình sâu gây hại trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ trưởng thành, mật độ ổ trứng, mật độ sâu non trên các trà lúa, xác định cụ thể các diện tích cần phải phòng trừ. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cơ sở và nông dân cách phát hiện và các biện pháp kỹ thuật phòng trừ đạt hiệu quả. Tổ chức, chỉ đạo phun trừ bằng thuốc hoá học kết hợp phòng trừ 2 đối tượng sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân cho toàn bộ diện tích lúa mùa đến ngưỡng cần phải phòng trừ:

Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun khi mật độ sâu non >20 con/m2 (giai đoạn đứng cái làm đòng); khi mật độ sâu non >50 con/m2 (giai đoạn đẻ nhánh). Đối với sâu đục thân bướm 2 chấm phun trừ cho các ruộng lúa có mật độ ổ trứng từ 0,2 ổ/m2 trở nên.

Thời gian phun trừ tập trung từ ngày 15-22/8. Nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Virtako 40 WG, Prevathon 5 SC, Tasodan 600 EC.

Chú ý những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn và bạc lá thì hỗn hợp với các thuốc đặc hiệu để phun trừ.

LT (Theo Chi cục BVTV) - Báo Bắc Ninh, 04/08/2009

 Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng lúa

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang