• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Bón phân hợp lý cho cây lúa

Đối với lúa nói chung, muốn sử dụng phân bón hợp lý cần lưu ý theo từng giai đoạn sinh trưởng sau:

1. Giai đoạn tăng trưởng (từ khi lúa mới sạ đến khi chuẩn bị tượng đòng). Đây là giai đoạn quan trọng cần đảm bảo mật độ, liều lượng, tỷ lệ và chất lượng các loại phân bón.

Lúc này cây lúa cần được bón phân với tỷ lệ phân chứa N cao hơn, nhằm giúp cây tăng sinh trưởng và đẻ nhánh tập trung (giai đoạn này quyết định số bông trên 1 đơn vị diện tích). Ưu tiên bón phân urê hoặc SA. Nếu là phân NPK thì chú ý tỷ lệ 3:2:1 hoặc 3:1:1 (tính chung cho cả phân bón lá và phân bón gốc). Các đợt bón như sau:

- Bón lót (khi bừa đất lần cuối hoặc trước sạ 1 ngày): Nhằm phục hồi sức khỏe đất và cân bằng lại các chất dinh dưỡng bị mất đi từ vụ canh tác trước đó. Ngoài ra, bón lót còn nhằm kích thích bộ rễ phát triển sớm giúp cây lúa cứng cáp và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tích lũy đủ dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo.

- Bón thúc 1 (sau sạ 7 - 10 ngày): Bón thúc lần này giúp cây lúa tăng trưởng nhanh hơn (tăng chiều cao và sinh khối của bộ rễ).

- Bón thúc 2 (sau sạ 18 - 22 ngày): Bón thúc lần 2 để giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và hạn chế nhánh vô hiệu, tăng số nhánh hữu hiệu (đạt tiêu chuẩn số bông tối thích trên một đơn vị diện tích đất).

2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Từ lúa tượng đòng đến khi thu hoạch, bón phân theo 2 thời kỳ sau:

- Đợt 1 (bón thúc đòng và nuôi đòng): Khi lúa được 40 - 45 ngày tuổi.

Lúc này cây lúa có nhu cầu về phân lân (P) cao để hình thành đòng và quyết định số hạt trên bông lúa (số hạt tối ưu trên một bông lúa là một trong các yếu tố cấu thành năng suất). Do đó, bón NPK thì tỷ lệ N:P:K = 1:2:1 hoặc 1:2:1,5 (tính chung cho cả phân bón lá và gốc).

- Đợt 2 (bón nuôi hạt): Tính từ sau thụ phấn đến khi hạt lúa chín sáp.

Đây là lúc cây lúa cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và trung vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ hạt lép lửng, tăng nhanh việc phát triển trọng lượng hạt, tạo điều kiện cho việc tăng số hạt chắc (chỉ tiêu này cũng là một trong 3 yếu tố cấu thành năng suất lúa).

Giai đoạn này rất cần chất dinh dưỡng kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt; chất đạm (N), calci (ca) và vi lượng (TE) để giúp cho lá đòng và 2 lá kế lá đòng xanh lâu hơn (tăng hiệu suất quang hợp), tăng độ bóng, độ mẩy chắc của hạt, làm tăng giá trị thương phẩm, hạn chế sự tấn công của mầm bệnh (như bệnh lép hạt...) và thúc đẩy nhanh quá trình chín đồng loạt, tăng chất lượng và số lượng hạt chắc. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân NPK với tỷ lệ N:P:K = 3:1:3 hoặc 2:0:2 (N - 0 - K).

TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Dân Việt, 22/02/2011

 Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng lúa

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang