• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Một số biện pháp chăm sóc mía sau khi thu hoạch

Thời gian gần đây, năng suất mía trên toàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An có sự sụt giảm, trung bình từ 70 - 75 tấn/ha. Nguyên nhân là do mía lưu nhiều vụ gốc (gốc từ 4 - 7 năm), giống cũ bị thoái hóa, sâu bệnh nhiều, đất nhiễm phèn, mặn từ năm trước, người trồng ít đầu tư chăm sóc… Để đạt được hiệu quả trong canh tác mía thì sau khi thu hoạch bà con cần thực hiện một số yêu cầu kỹ thuật sau:

Thứ nhất là, về giống mía bà con nên sử dụng các giống mía như LK92-11, K94-2, K90-77, KU60-1, KK3, VN08-259, … có khả năng tái sinh gốc tốt nhiều năm.

Thứ hai là, bà con cần chuẩn bị một lượng hom giống khoảng 3% diện tích canh tác để phục vụ cho việc trồng dặm ở những chỗ mía gốc bị chết không tái sinh được.

Thứ ba là, tiến hành vệ sinh ruộng mía, loại bỏ cỏ dại. Tùy điều kiện sản xuất mà bà con có thể tiến hành đốt lá mía hay không. Nếu không đốt lá sẽ giúp đất giữ ẩm, tạo lớp mùn bề mặt, giúp vi sinh vật có lợi phát triển; đồng thời lá che bề mặt, giúp hạn chế cỏ dại phát triển. Tuy nhiên, không đốt lá sẽ gặp khó khăn khi chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,…

Thứ tư là, sau khi vệ sinh xong, dùng máy có lưỡi dao sắc để cắt các gốc mía cho bằng với mặt ruộng. Kỹ thuật này làm tăng khả năng nảy mầm, độ đồng đều của mầm sau này, giúp bộ rễ của cây mía con dễ tiếp xúc với đất, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng.

Thứ năm là, cần tiến hành cày, xới gốc theo hàng ở hai bên gốc mía, cách gốc 20 - 30 cm, sâu 15 - 20 cm nhằm loại bỏ một phần các rễ già để tái tạo bộ rễ mới mạnh hơn và cách đứt các đường mao dẫn nước trong đất nhằm hạn chế thất thoát nước trong mùa khô. Đồng thời, cách làm này còn giúp đậy và vùi lấp phân bón tốt hơn mà không cần phải thực hiện đào lỗ để bón phân như bà con thường làm.

Thứ sáu là, sau khi vệ sinh, làm đất bà con tiến hành lấy nước vào, bón phân để giúp mầm mía mọc sớm và phát triển tốt.

Lưu ý, đối với những vùng chủ động được nước, bà con nên bón lót phân hữu cơ và phân lân trước rồi mới tiến hành cày, xới gốc để vùi lấp phân lại. Đối với những vùng không chủ động được nước thì sẽ thực hiện bón phân ngay sau khi có mưa. Bà con cần quan tâm bón nhiều phân hữu cơ để tăng độ mùn cho đất, giúp điều hòa được chế độ nước, độ thông thoáng ở khu vực bộ rễ và gốc mía giúp tăng tỷ lệ nảy mầm.

Kiều Oanh/Trung tâm Khuyến nông - Báo Long An, 26/05/2017

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây mía

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang