• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Phòng trừ sâu đục thân hại mía

Sâu đục thân là một trong những loại sâu phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho các vùng trồng mía.

Thời gian qua, do mưa nhiều, nhiệt độ cao, các vùng nguyên liệu mía tập trung tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, đã xuất hiện sâu đục thân gây hại, nhiều nơi ở mức độ cao. Chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm của sâu đục thân và cách phòng trừ như sau:

Nước ta hiện nay có 70 loài sâu đục thân hại mía khác nhau, trong đó có 5 loài quan trọng nhất là: sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo), sâu đục thân mình trắng, sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch.

Nhưng phổ biến ở Thới Bình, Cà Mau là sâu đục thân mình hồng. Đây là loại sâu thường xuyên gây hại và làm ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất cũng như năng suất mía của huyện.

1. Đặc điểm sinh học

Sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo).

Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt với vòng đời: trứng 5-6 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng 8-10 ngày, trưởng thành 5-6 ngày. Con trưởng thành là loài bướm có kích thước nhỏ, hình dạng giống con cú mèo. Mỗi con cái đẻ ra khoảng 300 trứng.

Sâu non nở ra phá hại mía ở mầm là chính. Khi mới nở, chúng tập trung và gặm bên trong lá, khi 2-3 tuổi thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm nõn mía bị héo và chết khô.

2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Nên sử dụng những hom giống khoẻ, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh. Diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại như: DLM 24, R 570, My 55-14, K 84-200, ROC 16, VN 84-4137, VN 85-1427, VN 85-1859… Bón phân cân đối N-P-K

Biện pháp thủ công: Khi mía khoảng 2-3 tháng tuổi, lúc này đã có sâu đục thân, cần phải thường xuyên kiểm tra trên các bụi mía để tiêu diệt. Cây mía nào có dấu hiệu sâu chích thì phải đốn cả cây và tiêu diệt hết ổ để không bị lây lan.

Nếu không xử lý kịp thời các ổ sâu, sau khi nở nó sẽ lây lan ra từ 60-100 cây khác lân cận. Nhất là vào thời điểm sau khi đánh lá chân đến khi mía khoảng 5 tháng tuổi do mía rất non nên sâu rất nhạy. Nếu bị ngay thời điểm này mà không tiêu diệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng từ 10-20% năng suất.

Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỷ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên rẫy mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

Biện pháp hoá học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon với tên thương mại như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30 kg/ha.

- Sử dụng thuốc trừ sâu: Dùng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10G, Diazinon 10H, Diaphos 10C, Gà nòi 4C, Vicab 4H, Padan 4H… với lượng 20-30 kg/ha, rải vào rãnh mía, lấp đất mỏng rồi đặt hom giống hoặc rải vào luống sát gốc mía rồi vun.

Khi sâu non phát sinh, dùng một trong các loại thuốc sau pha với nước để phun phòng trừ 2-3 lần từ khi mía bắt đầu mọc mầm tới khi có 4-5 lóng với chu kỳ 15-20 ngày/lần: Padan 95SP, Supracide 40ND với lượng 0,8 kg/(lít)/ha hoặc Sumithion 50EC lượng 1-1,5 lít/ha.

Theo kinh nghiệm của bà con trồng mía ở Trí Lực (Thới Bình), sau khi thu hoạch xong tiến hành dọn vệ sinh đồng ruộng, cày rạch hàng 2 bên gốc mía, kết hợp trộn phân hữu cơ với thuốc trừ sâu dạng hạt bón sát gốc và lấp đất trở lại cho hiệu quả phòng ngừa sâu đục thân trong 4-5 tháng đầu rất tốt.

Các tháng tiếp theo cần theo dõi diễn biến phát sinh, phát triển của sâu để phun thuốc kịp thời ngay từ đầu, đặc biệt là diệt trưởng thành, trứng và sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao.

Chú ý:

- Phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.

- Không trộn các loại thuốc trừ sâu với phân hoá học khi bón thúc sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Kỹ sư Đinh Xuân Hiệp - Báo Cà Mau, 12/09/2013

 

Sâu đục thân hại mía

Có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín. Việc phòng trừ sâu đục thân rất khó khăn do sâu sinh sôi, nảy nở mạnh, lại trú ngụ trong thân cây và xuất hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau, người dân cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao.

Biện pháp canh tác: Nên sử dụng những hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh. Diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại.

Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỷ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên rẫy mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

Biện pháp hóa học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30 kg/ha, có thể giảm tới 78,7% số mầm non bị hại và giảm 32,5% số cây bị sâu sau thời kỳ vươn lóng, khi mía lớn rải vào bẹ. Các loại Basudin 40 EC, 50 EC/ND pha nước 0,2% xử lý ngâm hom 5 phút.

Quy trình phòng trừ theo các giai đoạn:

- Từ khi trồng đến kết thúc nảy mầm: Bón vào rãnh trước khi trồng Padan 4H, Kayazinon, Basudin 10G liều lượng 30 kg/ha, phòng trừ mối, bọ hung và các loại sâu đục thân khác.

- Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: Rải hoặc phun cục bộ những đoạn mía bị hại hoặc có triệu chứng sâu mới xâm nhập (héo lá bên, lốm đốm trắng do sâu đục thân 4 vạch), dùng Padan 4H liều 10 g/m hoặc phun Vibasu nồng độ 0,25%, Padan 95SP 0,8 kg/ha; theo dõi phát hiện sớm các loại rầy chích hút, dùng Sumithion 50 EC 1-1,2 lít/ha hay Supracid 40ND, pha 8 lít/ha phun ướt lên ngọn mía trừ bọ rầy đầu vàng, bọ trĩ và một số đối tượng chích hút khác; cắt cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch.

- Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: Bóc lá khô, lá già, chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng.

- Sau thu hoạch: Phát quang bờ lô tránh sâu hại ẩn náu; luân canh cải tạo đất khi kết thúc một chu kỳ mía.

H.T - Hậu Giang, 9/7/2008

 

Kinh nghiệm diệt sâu đục thân trên mía

Ngoài khâu biết chuyển đổi giống mía mới, những nông dân trồng mía vùng Phụng Hiệp còn biết đúc kết kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa sâu hại, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng mía...

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Trí, ấp Quyết Thắng B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp cũng trồng giống Hòa Lan Tím cho năng suất trung bình. Nhưng từ khi có chính sách khuyến khích thay đổi giống, anh Trí mua giống QĐ 13 về trồng, nhiều năm liền mía của anh luôn cho năng suất cao. Hiện nay, rẫy mía của anh đã trên 5 tháng tuổi đang phát triển rất tốt, theo dự đoán năm nay năng suất sẽ đạt trên 200 tấn/ha. Theo anh Trí, giống mía QĐ 13 có năng suất cao, chữ đường khá nhưng rất nhạy với sâu đục thân gây hại, nếu không chú trọng khâu chăm sóc.

Kinh nghiệm nhiều năm trồng mía của anh Trí là không dùng thuốc hóa học để ngừa sâu đục thân mía. Đợi đến khi mía khoảng 2-3 tháng tuổi, lúc này đã có sâu đục thân, cần phải thường xuyên kiểm tra trên các bụi mía để tiêu diệt. Cây mía nào có dấu hiệu sâu chích thì phải đốn cả cây và tiêu diệt hết ổ để không bị lây lan. Nếu không xử lý kịp thời các ổ sâu, sau khi nở nó sẽ lây lan ra từ 60-100 cây khác lân cận. Nhất là vào thời điểm sau khi đánh lá chân đến khi mía khoảng 5 tháng tuổi do mía rất non nên sâu rất nhạy. Nếu bị ngay thời điểm này mà không tiêu diệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng từ 10-20% năng suất. Nhờ cách làm này mà rẫy mía của anh Trí nhiều năm liền giảm thiểu tối đa sâu đục thân gây hại.

Rẫy mía với diện tích 2,6 ha của anh Nguyễn Văn Bền ở kế bên trồng giống QĐ 13 cũng có năng suất vượt trội, nhờ phòng ngừa tốt sâu đục thân. Vụ mía vừa rồi của anh Bền cho thu hoạch trên 500 tấn mía cây, bán giá 380 đ/kg, thu lãi trên 50 triệu đồng. Kỹ thuật của anh Bền cũng giống như rẫy mía của anh Trí đang áp dụng. Theo anh Bền, ngoài chọn lựa những giống mía tốt thì kỹ thuật chăm sóc cũng rất quan trọng từ khâu phân bón, phòng trừ sâu hại, vô chân, đánh lá,... thì mía mới cho năng suất cao khi thu hoạch. Riêng rẫy mía của gia đình mỗi năm cho vô chân sình 2 lần để tránh sự đổ ngã và cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây mía phát triển.

Chỉ tính riêng phần không sử dụng thuốc hóa học để ngừa sâu đục thân mía thì gia đình anh Bền cũng tiết kiệm được trên 1,5 triệu đồng tiền thuốc. Theo anh Bền, nếu sử dụng thuốc ngừa sâu đục thân thì nông dân mình sẽ chủ quan không theo dõi sâu hại đến khi phát hiện có sâu thì rẫy mía đã tràn lan, thiệt hại rất lớn đến năng suất. Kinh nghiệm này được đúc kết từ lúc gia đình anh còn trồng giống mía Hòa Lan Tím và duy trì cho đến hôm nay vẫn thành công. Kinh nghiệm để phát hiện sâu là chú ý những cây mía nhỏ, thấp hơn các cây mía khác nên bướm thường đẻ trứng vào bẹ lá rồi gây hại. Đến khi số trứng này thành nhộng sẽ cắn phá vào những đọt non làm mía bị héo, nếu lâu ngày không phát hiện kịp thời đến khi hết chất dinh dưỡng ổ sâu này sẽ trưởng thành và lây lan ra những bụi mía lân cận khác.

Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), Võ Văn Sơn cho rằng, đây là mô hình phòng ngừa sâu bệnh rất hiệu quả, cần được nhân rộng. Theo ông Sơn, đối với giống mía QĐ 13 cũng thuộc giống mía triển vọng đã được công ty tổ chức nhiều điểm trình diễn để người dân từng bước nhân rộng trên vùng đất Phụng Hiệp. Bởi vì, giống mía QĐ 13 ngoài ưu điểm về năng suất, thì chữ đường vẫn khá so với một số giống mía khác mà nông dân trong tỉnh đang trồng. Đặc biệt khâu xử lý về sâu đục thân, 2 rẫy mía của anh Trí và anh Bền khó có rẫy mía nào bì kịp. Cách làm này vừa giảm được chi phí sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cho người trồng mía. Nếu nông dân trồng mía, sử dụng quy trình này sẽ giảm được một chi phí rất lớn cho phòng ngừa sâu đục thân, đảm bảo không ảnh hưởng đến năng suất mía...

HOÀI THU - Hậu Giang, 11/6/2008

 

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại mía

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa, tại vùng mía huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh hiện có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín. Nguy hiểm nhất là sâu 4 vạch, 5 vạch, sâu mình trắng và mình hồng. Việc phòng trừ sâu đục thân rất khó khăn do sâu sinh sôi, nảy nở mạnh, lại trú ngụ trong thân cây và xuất hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau trên mía, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới hiệu quả.

- Biện pháp canh tác: Thời vụ trồng thích hợp từ ngày 20-4 đến 15-6; không nên trồng sau 20-6; chỉ sử dụng những hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh; diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại như: DLM 24, R 570, My 55-14, K 84-200, ROC 16, VN 84-4137, VN 85-1427, VN 85-1859…

- Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỉ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên ruộng mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

- Biện pháp hóa học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon với tên thương mại như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30kg/ha, có thể giảm tới 78,7% số mầm non bị hại và giảm 32,5% số cây bị sâu sau thời kỳ vươn lóng, khi mía lớn rải vào bẹ. Các loại Basudin 40 EC, 50 EC/ND… pha nước 0,2% xử lý ngâm hom 5 phút.

- Quy trình phòng trừ theo các giai đoạn:

+ Từ khi trồng đến kết thúc nảy mầm: Bón vào rãnh trước khi trồng Padan 4H, Kayazinon, Basudin 10G liều lượng 30kg/ha phòng trừ mối, bọ hung và các loại sâu đục thân…

+ Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: Rải hoặc phun cục bộ những đoạn mía bị hại hoặc có triệu chứng sâu mới xâm nhập (héo lá bên, lốm đốm trắng do sâu đục thân 4 vạch), dùng Padan 4H liều 10g/m hoặc phun Vibasu nồng độ 0,25%, Padan 95SP 0,8kg/ha; theo dõi phát hiện sớm các loại rầy chích hút, dùng Sumithion 50 EC 1 - 1,2 lít/ha hay Supracid 40ND 0,8 lít/ha phun đẫm lên ngọn mía trừ bọ rầy đầu vàng, bọ trĩ và một số đối tượng chích hút khác; cắt những cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch 2 lần/tháng.

+ Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: Bóc lá khô, lá già, chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng; cắt mầm vô hiệu lúc mía trên 7 tháng 1 lần/tháng, nhặt sạch cỏ dại trên ruộng.

+ Sau thu hoạch: Phạt gốc thấp, phát quang bờ lô tránh sâu hại ẩn náu; luân canh cải tạo đất (trồng cây họ đậu 6 tháng đến 1 năm) khi kết thúc một chu kỳ mía.

Q.V (Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm) - KH, 09/01/2008

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây mía

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang