• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Phân vi sinh

Phân vi sinh là loại phân hữu cơ được bổ sung các vi sinh vật có ích để phân giải các chất dinh dưỡng thành các chất dễ hấp thụ, hoặc hút đạm từ không khí để bổ sung nitơ cho đất và cây trồng.

Phân loại:

Phân vi sinh cố định đạm: có 2 loại: loại sống cộng sinh với cây họ đậu và loại cố định đạm tự do.

Phân vi sinh phân giải lân 

Phân vi sinh phân giải chất xơ

Sử dụng: Sử dụng tốt ở các vùng đất mới, đất phèn, thoái hóa do bón phân hóa học và những vùng chưa trồng các loại cây có vi khuẩn cộng sinh. 

Phân sinh học hữu cơ

Là phân hữu cơ dạng bột hoặc lỏng, được sản xuất bằng phương pháp lên men rồi phối trộn một số hoạt chất.

Sử dụng: Phun lá hoặc bón gốc.

Việt Linh © biên soạn

 

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ và phế phẩm nông nghiệp

Nhằm giảm bớt tác hại của việc đốt rơm rạ, đồng thời giúp nông dân tiết kiệm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quy trình sản xuất phân bón vi sinh từ rơm rạ và phụ phế phẩm nông nghiệp.

1. Giai đoạn 1 (giai đoạn tạo mùn hữu cơ): Trộn đều từ 1,5 đến 2 kg chế phẩm ủ compost với 1 tấn phân chuồng hoặc hỗn hợp phân chuồng với các loại phế thải nông nghiệp như: than bùn, rơm rạ, mùn cưa, vỏ cà phê, cỏ …, ủ thành khối cao khoảng 1m. Nếu khối ủ được để ngoài trời không có mái che thì phải dùng nilon che phủ sao cho nước mưa không vào nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng khí để sao cho khối ủ tiếp xúc với càng nhiều oxy càng tốt (đây là quy trình lên men hiếu khí hoàn toàn mới so với các quy trình lên men yếm khí hiện nay). Sau khi trộn chế phẩm ủ compost khoảng vài giờ, mùi hôi của các loại phế thải giảm hẳn. Để tăng cường lượng oxy đi vào khối ủ, chúng ta tiến hành đảo trộn (tốt nhất là 7 ngày đảo trộn 1 lần) hoặc dùng máy bơm không khí vào khối ủ. Sau 2 đến 3 ngày kể từ khi trộn chế phẩm ủ compost, khối ủ bắt đầu nóng lên và xuất hiện mùi hăng do quá trình tổng hợp Urea diễn ra mạnh mẽ. Song song với quá trình tổng hợp Urea là quá trình tiêu diệt các loại nấm bệnh có trong phế thải và quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo mùn hữu cơ giàu dinh dưỡng. Nếu quá trình đảo trộn hoặc quá trình tiếp oxy cho khối ủ diễn ra đều đặn và đúng chu kỳ thì chỉ cần sau từ 25 đến 30 ngày là quá trình lên men hoàn tất (nếu để quá trình lên men lâu hơn thì càng tốt). Sản phẩm sau khi ủ có chỉ số về mặt dinh dưỡng, chỉ số vi sinh vật hữu ích tăng gấp nhiều lần so với ban đầu.

2. Giai đoạn 2 (giai đoạn tạo phân hữu cơ vi sinh): Để thu được sản phẩm là phân hữu cơ vi sinh, chúng ta lấy sản phẩm thu được ở giai đoạn 1 phối trộn tiếp với men vi sinh hữu hiệu cũng với tỉ lệ 1-2kg/1 tấn, NPK với tỉ lệ 1:1:1, tiến hành ủ trong 3 đến 5 ngày là hoàn tất quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

3. Giai đoạn 3 (giai đoạn tạo phân hữu cơ vi sinh cao cấp): Muốn có sản phẩm là phân hữu cơ vi sinh cao cấp, lấy sản phẩm thu được ở giai đoạn 2 phối trộn với khoáng trung lượng và khoáng vi lượng.

Lưu ý: Việc phối trộn các yếu tố đa lượng, vi lượng trong giai đoạn này, để phù hợp với mục đích sử dụng (ví dụ để bón lót hay bón thúc...), phù hợp với từng loại cây trồng, phù hợp với từng loại đất, cần phải có công thức, quy trình phối trộn. Tùy theo mục đích và điều kiện thực tiễn, chúng ta có thể kết thúc quá trình sản xuất sau khi kết thúc giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 vì sau khi trải qua một giai đoạn mới sẽ tạo ra một dòng sản phẩm mới tương ứng với mức chất lượng mới.

Quy trình lên men công nghệ cao nhưng lại rất đơn giản, có thể áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất, các trang trại và hộ gia đình. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh thu được do chưa qua hệ thống xây nghiền nên mẫu mã không đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên, phân lại có các chỉ số dinh dưỡng, chỉ số vi sinh vật hữu ích, hàm lượng các chất hữu cơ cao… vượt xa hầu hết các loại phân hữu cơ trên thị trường, giá thành lại thấp. Đặc biệt trong phân tuyệt đối không chứa các chất độn, chất phụ gia như: đất sét, bùn đáy ao… Người nông dân dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm, tránh nạn phân giả, phân kém chất lượng.

Quy trình

 

Hoàng Anh - Báo Thừa Thiên Huế, 26/05/2014

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang