• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Để sản xuất rau trong mùa đông đạt hiệu quả cao

Mùa đông ở Quảng Trị có khí hậu tương đối khắc nghiệt, thời tiết thường mưa nhiều, mưa dầm và rét kéo dài (có lúc kéo dài hơn 1 tháng) nên gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn lá.

Các loại rau màu thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ không khí, nên khi mưa nhiều, độ ẩm cao thì năng suất thường không cao. Đáng chú ý hơn là khi độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sản xuất rau trong mùa đông, nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao.

Trong cách chọn và làm đất, cần chọn nơi đất cao, bố trí hệ thống kênh mương đầy đủ và hợp lý để thoát nước tốt, không để rau màu bị ngập úng. Nếu ở những nơi đất thấp thì cần lên liếp cao. Trong mùa mưa, không nên làm đất quá nhuyễn vì nước mưa nhiều dễ làm cho đất bị lèn gây ra thiếu ô xy, cây sẽ bị nghẹt rễ dẫn đến kém sinh trưởng.

Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng các loại rau màu sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết trong giai đoạn mưa dầm và tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Sau khi làm đất, lên liếp, bón phân lót thì trải màng phủ, lấy đất ém chặt mép bạt, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.

Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng. Trong mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém vì thế nông dân bà nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Đất trong mùa mưa cần bón thêm vôi bột với liều lượng 50 kg vôi cho 1 sào nhằm giúp giảm phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như: thối rễ, thối trái, nứt trái…

Sau khi lên liếp thì bón vôi rồi tháo nước vào cho ngập hết liếp trồng từ 1 - 2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất. Bón lót với liều lượng mỗi sào: phân NPK 16-16-8 với lượng 15 kg; phân chuồng hoai từ 500 - 700 kg. Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn.

Đặc biệt chú ý đến việc bón tăng hay giảm lượng phân đạm cần thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát triển của cây theo từng giai đoạn. Không nên bón nhiều đạm rau sẽ bị rợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Rau là cây trồng cạn nên không chịu được ngập úng do đó cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Cần phải làm sạch cỏ để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng, đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu. Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã.

Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh. Đối với một số loại rau màu như cà chua, dưa chuột, dưa leo, mướp đắng, đậu leo cần phải làm giàn chắc chắn hơn để tránh đổ ngã nhằm giúp cho cây phát triển, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn.

Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu nên nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng, trừ tập trung, đúng lúc và phải đặc biệt chú ý thời gian cách ly đúng theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để sản xuất trong mùa mưa đạt năng suất cao sẽ cho hiệu quả cao hơn trong mùa nắng vì rau màu trong mùa mưa thường bán được giá hơn mùa nắng.

TRẦN THẢO HIỀN - Báo Quảng Trị, 13/11/2010

 

 

 

Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông

Để chủ động chăm sóc cây trồng và phòng trừ dịch hại có hiệu quả các hộ nông dân cần chú ý một số biện pháp sau đây:

- Đảm bảo chế độ nước tưới thích hợp với cây trồng: Đối với ngô, hành, tỏi, khoai tây, cà chua, dưa chuột... nên dùng phương pháp tưới rãnh bằng cách bơm nước vào rãnh để tự ngấm vào luống là tốt nhất, còn các loại cây khác như cà, bầu bí, cải bắp, su hào, các loại đậu v.v... có thể tưới bằng các phương pháp khác theo yêu cầu của từng loại cây.

- Việc chăm bón phải hết sức thận trọng, với cây ngô cần kết hợp với bón phân lân và tưới nước để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Tập trung chăm bón mạnh trong giai đoạn đầu khi cây có 9-10 lá, lượng phân cần bón thúc là 3 kg phân đạm + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ. Thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60-70 ngày; phân kali bón sau trồng 80-90 ngày mới tạo cho củ to và chắc. Tổng lượng phân dùng cho cả quá trình là: 6 kg đạm + 25-30 kg phân lân + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ.

- Với cà chua và khoai tây nên tập trung bón thúc làm 2-3 đợt từ sau khi trồng bén rễ, hồi xanh hoặc khi cây đã mọc cao 5-7 cm cho tới khi cây ra các chùm hoa thứ 2, thứ 3 và đã đậu được chùm quả thứ nhất (đối với cà chua), hoặc khi cây bắt đầu xuống củ (đối với khoai tây) với lượng phân: 10-12 kg phân đạm + 25-30 kg phân lân + 10-12 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ được chia đều cho 2-3 lần bón. Hạn chế bón đạm khi cây đã ra hoa, đậu quả, nhất là thời gian có nhiệt độ thấp, sương muối, thiếu ánh sáng nhằm hạn chế tác hại của bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh, héo rũ. Kết hợp đánh nhánh, tỉa cành, làm giàn cho cà chua, vun gốc cho khoai tây và tưới nước đầy đủ. Khi cà chua bắt đầu ra hoa thì tiến hành tỉa bỏ hết các nhánh nhỏ ở dưới chùm hoa thứ nhất, chỉ để lại 1 thân chính và 1 nhánh phụ, nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng để ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Với khoai tây cũng tỉa bỏ bớt những thân yếu, thân nhỏ, chỉ nên giữ lại mỗi khóm 4-5 thân chính sẽ cho nhiều củ và củ to.

- Phun phòng kịp thời với định kỳ 10 ngày/lần với các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu như Ricide, Ridomil, Aliette, Antracol... để trừ các bệnh sương mai, mốc sương, thán thư, đốm lá là tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ nấm nội hấp 2 chiều khác hiện đang có bán tại các đại lý thuốc BVTV và sử dụng đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật. Đối với các loại rau ăn lá như bắp cải, đậu đỗ, cà chua v.v... nên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hoặc sinh học như Tập Kỳ 1,8 DD, BT... để diệt sâu tơ và các loại sâu khác nhằm hạn chế dư lượng thuốc trên sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

NNVN, 16/12/2003

 

 

 

Phòng, chống rét đậm cho rau màu vụ đông

Mùa đông hằng năm ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng có nhiều đợt không khí lạnh tràn về kèm theo mưa to, đặc biệt sẽ có một số đợt rét đậm và rét hại. Để chủ động chăm sóc cây trồng và phòng trừ dịch hại có hiệu quả, các hộ nông dân cần chú ý một số biện pháp sau đây:

- Bảo đảm chế độ nước tưới thích hợp với cây trồng: Đối với ngô, hành, tỏi, khoai tây, cà chua, dưa chuột... nên dùng phương pháp tưới rãnh bằng cách bơm nước vào rãnh để tự ngấm vào luống là tốt nhất, còn các loại cây khác như cà, bầu bí, cải bắp, su hào, các loại đậu v.v... có thể tưới bằng các phương pháp khác theo yêu cầu của từng loại cây.

- Việc chăm bón phải hết sức thận trọng. Với cây ngô cần kết hợp với bón phân lân và tưới nước để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh; tập trung chăm bón mạnh trong giai đoạn đầu khi cây có 9-10 lá, lượng phân cần bón thúc là 3 kg phân đạm + 4 kg phân kali cho 1 sào; thường xuyên bảo đảm đủ độ ẩm cho ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60-70 ngày; phân kali bón sau trồng 80-90 ngày mới tạo cho củ to và chắc; tổng lượng phân dùng cho cả quá trình là: 6 kg đạm + 25-30 kg phân lân + 4 kg phân kali cho 1 sào.

- Với cà chua và khoai tây nên tập trung bón thúc làm 2-3 đợt từ sau khi trồng bén rễ, hồi xanh hoặc khi cây đã mọc cao 5-7 cm cho tới khi cây ra các chùm hoa thứ 2, thứ 3 và đã đậu được chùm quả thứ nhất (đối với cà chua), hoặc khi cây bắt đầu xuống củ (đối với khoai tây) với lượng phân: 10-12 kg phân đạm + 25-30 kg phân lân + 10-12 kg phân kali cho 1 sào được chia đều cho 2-3 lần bón. Hạn chế bón đạm khi cây đã ra hoa, đậu quả, nhất là thời gian có nhiệt độ thấp, sương muối, thiếu ánh sáng nhằm hạn chế tác hại của bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh, héo rũ. Kết hợp đánh nhánh, tỉa cành, làm giàn cho cà chua, vun gốc cho khoai tây và tưới nước đầy đủ. Khi cà chua bắt đầu ra hoa thì tiến hành tỉa bỏ hết các nhánh nhỏ ở dưới chùm hoa thứ nhất, chỉ để lại 1 thân chính và 1 nhánh phụ, nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng để ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Với khoai tây cũng tỉa bỏ bớt những thân yếu, thân nhỏ, chỉ nên giữ lại mỗi khóm 4-5 thân chính sẽ cho nhiều củ và củ to.

- Phun phòng kịp thời với định kỳ 10 ngày/lần với các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu như Ricide, Ridomil, Aliette, Antracol... để trừ các bệnh sương mai, mốc sương, thán thư, đốm lá là tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ nấm nội hấp 2 chiều khác hiện đang có bán tại các đại lý thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật. Đối với các loại rau ăn lá như cải bắp, đậu đỗ, cà chua v.v... nên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hoặc sinh học như Tập Kỳ 1,8 DD, BT... để diệt sâu tơ và các loại sâu khác nhằm hạn chế dư lượng thuốc trên sản phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Báo Hải Dương, 04/11/2010

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang