• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Chăm sóc rau màu khi gặp thời tiết bất lợi

Vụ hè thu năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách đã hướng dẫn kỹ thuật và cùng nông dân thử nghiệm nhiều loại cây rau màu tại các lớp VietGAP của Dự án Q-seap.

Kết quả cho thấy, nhiều diện tích rau như xà lách, dưa hấu, mủa, các loại rau ăn lá... vẫn tồn tại và phát triển khá thuận lợi khi gặp liên tiếp 2 cơn bão số 5 và 6, trong khi nhiều diện tích rau đối chứng (chăm sóc theo cách thông thường của nông dân) bị xóa sổ. Khi cơn bão số 6 kết thúc, rau xà lách trong mô hình tại xã Tam Kỳ (Kim Thành) đã bán với giá thành rất cao (25 nghìn đồng/kg) đem lại lợi nhuận cho nông dân lên đến hơn chục triệu đồng/sào. Tại xã Hiến Thành (Kinh Môn) cây mủa ăn lá đã có giá bán lên đến 15 nghìn đồng/kg, thu lãi từ 12- 15 triệu đồng/sào.

Từ kết quả đạt được như trên, xin trao đổi và tư vấn cho nông dân những kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, cần chọn chân đất phù hợp với cây trồng, nhất là độ PH trong đất. Vì độ PH liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sự tồn tại và phát sinh của các loài vi sinh vật trong đất. PH thích hợp nhất cho các cây rau màu là khoảng từ 6,5- 7 (gọi là PH trung tính). Để đất trồng đạt được độ PH thích hợp này, nông dân cần dùng giấy quỳ tím đã vạch độ sẵn (có bán tại các hiệu sách) để đo PH đất trồng. Cách làm như sau: Lấy đất trong ruộng cho vào một nửa chiếc cốc rồi đổ nước khuấy đều đến sền sệt, để qua đêm, sáng hôm sau dùng giấy quỳ tím đo độ PH (theo hướng dẫn chuyên môn của người bán giấy quỳ). Nếu đất trồng bị chua (PH < 6) thì cần bổ sung vôi bột để nâng cao PH đất. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa lượng vi khuẩn và nấm hại trong đất trồng bằng cách bổ sung vào luống đất trước khi gieo trồng một lượng nấm đối kháng Trichoderma (theo hướng dẫn ghi trên bao bì của các công ty sản xuất). 

Thứ hai, cần bổ sung cân đối và đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng. Đó là, bón lót 100% phân chuồng hoai mục (nếu có) hoặc thay thế bằng phân hữu cơ sinh học (bằng 1/10 lượng phân chuồng). Ngoài đạm, lân, ka-li cũng cần bổ sung thêm một lượng phân bón gốc siêu vi lượng để lót trước trồng cho rau màu sẽ giúp cây con khỏe mạnh và phát triển thuận lợi.

Chú ý:


- Các loại phân dùng để bón lót tuyệt đối không được bón sát hạt hay gốc cây hoặc rải trên bề mặt luống.

- Nếu đất trồng có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất cát nhiều hay bị dí rễ, nên bổ sung thêm vào đất trồng một lượng trấu mục nhất định hoặc lượng phân xanh đã ủ để tăng thêm độ tơi xốp cho đất trồng.  

  Khi tiến hành bón phân thúc cho rau màu nên luôn phối hợp đạm và ka-li đi kèm (tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây mà cho nhiều đạm hay ka-li nhiều hơn). Hai loại phân bón này khi bón cùng nhau sẽ thúc đẩy cho cây trồng hấp thu mỗi loại dinh dưỡng được nhiều hơn là bón đơn. Đồng thời, khi rau màu được bón ka-li cùng đạm, cây sẽ cứng cáp hơn, chống chịu được thiên tai và sâu bệnh tốt hơn... Ngược lại, nếu bón đạm đơn cho cây trồng, cây sẽ rất mềm yếu, thân lá mỏng dễ bị sâu bệnh hại và thối hỏng khi gặp thiên tai.

Ngoài ra, để tăng thêm sức chống chịu và phẩm chất cho rau màu, cần phun định kỳ (1 - 2 tuần/lần) các loại phân bón lá siêu vi lượng (nồng độ theo nhãn mác) hòa cùng với ka-li trắng - K2SO4 (1/2 lạng/bình 16 lít) kết hợp với bổ sung chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma tưới hoặc phun vào gốc cây rau màu. Có được các chế phẩm dinh dưỡng và nấm có ích này, rau màu sẽ phát triển thuận lợi, kháng bệnh và có sức chống đỡ rất tốt nhất là khi gặp thời tiết bất lợi. Đồng thời, được bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, rau màu sẽ không bị bệnh sinh lý (bệnh thiếu chất), cho năng suất, phẩm chất cao hơn.

KS. TRẦN THỊ LIÊN (Trạm Khuyến nông Nam Sách) - Báo Hải Dương, 04/10/2013

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang