Năm ngoái, anh Út Lập , ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đốn bỏ hết nhãn, đầu tư chuyên canh cây sầu riêng. Trong mùa thu hoạch năm 2003 vừa qua, anh đã bán gần 3,5 tấn trái, thu gần 70 triệu đồng.
Hiện nay, so với các loại sầu riêng, sầu riêng sữa hạt lép có ưu thế cơm dầy, hạt lép, hương thơm, vị ngọt, béo và về năng suất khá cao. Anh Út Lập cho biết, Mỏ Cày là vùng nước lợ, để cây sầu riêng phát triển tốt cần phải có đê bao ngăn mặn, đồng thời mô trồng phải được đắp cao và dễ thoát nước. Khi trồng mỗi hố đất cần bót lót nửa ký phân chuồng, phân rác hoặc phân HUMIX để tạo đất tơi xốp, kích thích rễ phát triển. Các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng là: Bệnh thán thư, bệnh chảy và rụng lá, đặc biệt là bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất khó trị mà biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là chế độ chăm sóc dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh xanh tốt. Nói về kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho cây sầu riêng anh Út Lập cho biết:
1. Tưới:
Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng . Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn. Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.
Khi ra hoa kết trái, cây sầu riêng cần ẩm, thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tưới, nhưng tưới nhiều sẽ làm rụng hoa quả và cơm sầu riêng có thể nhão.
2. Bón phân:
(Nhấn vào đây để xem chi tiết)
3. Cắt tỉa.
Tạo hình tốt cho cây sầu riêng sẽ thuận lợi cho ra hoa kết trái, làm cho cây có bộ khung cành khỏe, hoa trái đều khắp và đều hàng năm, giảm thiệt hại do sâu bệnh, gió bão.
+ Sầu riêng còn nhỏ :
- Tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất (sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1 m).
- Ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả.
- Bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh.
- Chỉ để 1 ngọn. Thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng vì tự nó có hình kim tự tháp, chỉ riêng giống Chanee có thể cắt ngọn để 4,5 cành.
- Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8-10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm.
+ Sầu riêng đang cho trái:
Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, cắt tỉa làm 3 lần:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.
- Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2.
- Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại.
+ Cắt tỉa hoa trái:
Hoa sầu riêng rất nhiều, cây không có sức nuôi hết, vậy phải tỉa bớt. Hoa ra 2-3 đợt một năm. Nếu ra 3 đợt, có thể tỉa bớt hoa đợt 1 và hoa đợt 3, có thể kết những quả chín sớm và muộn thường bán giá cao hơn.
Khi tỉa hoa, phải tùy theo giống. Bắt đầu tỉa hoa 30-35 ngày sau khi hoa nở. Khi đã đậu quả, lại cắt bỏ một số trái chỉ để lại mỗi cành 3-5 trái. Các loại trái cần tỉa bỏ là trái dày đặc, trái méo mó, trái sâu bệnh.
4. Thụ phấn bổ sung :
Để sầu riêng thụ phấn tự nhiên có nhược điểm là đậu trái ít, ở những vị trí không thuận lợi. Không chủ động thời gian thu hoạch. Thụ phấn nhân tạo bổ sung có ưu điểm.
- Giúp cho thụ phấn đậu trái nhiều hơn, cân đối hơn.
- Trái đậu tập trung ở những vị trí thuận lợi: Thấp, cành lớn, dễ chăm sóc, dễ thu trái.
- Chủ động ngày thu hoạch.
5. Xử lý ra hoa và cho trái sớm.
Muốn sầu riêng ra hoa vào những thời vụ sớm hay muộn theo ý muốn cần có các điều kiện và biện pháp sau:
- Khí hậu phù hợp, mưa vừa phải, nhiệt độ trung bình, đất thoát nước, khô nhanh sau mưa.
- Bón phân đủ, cành khỏe, thoáng do cắt tỉa, bộ lá mướt xanh, dễ ra hoa, khi có môi trường thích hợp...
- Dùng chất điều hòa sinh trưởng: Khi phun xịt Cultar (nồng độ 750-1.500 ppm, tùy theo giống). Lưu ý chỉ có hiệu lực đối với cây từ 7 tuổi trở lên và chỉ dùng cho cây khỏe; cành lá xum xuê không sâu bệnh. Phun đều khắp vào những ngày trời trong. Chỉ dùng sau khi cây sầu riêng ra 1-2 đốt lá trở lên và khi lá non đã mở hết, đủ độ chín của lá. Sau khi phun hóa chất, bón phân tưới nước đầy đủ, phun thuốc trừ sâu bệnh khi cần
Tuổi |
Liều lượng kg/cây/năm |
Số lần bón cây trong năm |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
0,3 0,6 1,0 2,0 2,5 4,0 5,0 5,0 6,0 |
4 4 3 3 3 2 2 2 3 |
NTNN, 4/11/2003
Bí quyết trồng sầu riêng
Tuy so với hàng trăm nông dân kỳ cựu ở Chợ Lách thì anh Hồ Ngọc Sáng ở ấp Tân Phú, Sơn Định chưa bằng nhưng với 1ha đất trồng sầu riêng Moongthong và cơm vàng hạt lép mỗi năm thu lợi trên 250 triệu đồng cũng đáng để mọi người học hỏi.
Theo anh Sáng, bí quyết thành công từ sầu riêng cũng rất bình thường chứ không cao siêu như mọi người thường nghĩ. Khi trồng, phải chọn giống chất lượng cao trồng xen trong một vườn. Mô trồng cao cách mặt nước thủy cấp khoảng 1,2m, rộng 2m. Liếp phải rộng để thoát nước tốt. Thường xuyên cắt đọt sầu riêng khi cây cho trái ổn định, nhằm hạn chế chiều cao, giúp dễ thụ phấn, tỉa trái. Bón phân cân đối, hạn chế dùng phân hóa học. Khi sầu riêng Moongthong mới cho trái thường hay bị sượng, có khi đến 70%. Để khắc phục tình trạng trên, anh đã áp dụng rất nhiều cách nhưng không hiệu quả. Qua thời gian tìm tòi anh quyết định dùng cách cắt trái đủ tuổi để chín treo lại trên cây cho đến khi rụng đài mới đem xuống. Với cách làm nầy, vườn sầu riêng của anh ít bị sượng trái, giá bán cao hơn. Ngoài ra, để sầu riêng đạt năng suất cao, trái đều, anh áp dụng phương pháp thụ phấn nhân tạo bằng cách cứ 7-10 giờ tối dùng chổi quét phấn từ ngọn nầy sang ngọn khác. Phương pháp nầy không mới nhưng hiệu quả cao. Nhờ chủ động cho trái sớm, thu hoạch trước chính vụ khoảng 1 tháng nên rất ít khi đụng hàng. Do vậy, nhiều năm liền, trái sầu riêng vườn anh luôn bán giá rất cao.
Nhờ sự cần cù, luôn học hỏi tìm cái mới trong sản xuất nên mô hình sản xuất của anh Sáng vừa được tuyên dương là một trong những mô hình có thể nhân rộng trong toàn tỉnh.
TL - Đồng Khởi, 9/9/2008
Nhấn vào đây dể xem các thông tin kỹ thuật trồng sầu riêng
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.