• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Những năm gần đây bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long và lây lan rất nhanh. Bệnh xuất hiện khá lâu ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng xuất hiện rải rác vào năm 2008 ở Bình Thuận với diện tích và tỷ lệ nhiễm rất ít.

Đến đầu mùa mưa năm 2012 bệnh lây lan mạnh, với diện tích gần 1.000 ha, tỷ lệ nhiễm nặng từ 10% trở lên chiếm trên 80% và bệnh đã có mặt ở khắp các vùng trồng thanh long tập trung của Việt Nam như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, đến tháng 6/2013 diện tích nhiễm bệnh đốm trắng đã lên đến gần 3.000 ha, tỷ lệ gây hại từ 20-50%.

 Vết bệnh xuất hiện trên trái non và trái chín.

Tại Cà Mau có nhiều nông dân đang quan tâm đến bệnh này. Để giúp nông dân nhận biết đúng bệnh và phòng trị kịp thời, chúng tôi xin nêu triệu chứng và các biện pháp phòng trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long như sau:

1. Triệu chứng gây hại

Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và khi bệnh phát triển nặng đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi gờ lên và gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm của trái.

Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Trong dân gian bà con nông dân còn gọi là bệnh đốm tắc kè, bệnh ma... do đặc điểm hình dạng, màu sắc và giai đoạn phát triển của vết bệnh.

2. Tác nhân gây bệnh

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, năm 2011, bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là từ 20-300C. Ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan mạnh. Bệnh lây theo gió và nguồn nước nhiễm bệnh.

Qua theo dõi thấy bệnh hại nặng ở những vườn có mực thuỷ cấp cao, những vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều, vườn sử dụng nhiều phân đạm hay bón phân chuồng chưa ủ hoai, vườn sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỷ lệ bệnh cao hơn bình thường và khi có bệnh thì khó phòng trị hơn.

3. Biện pháp quản lý

- Vệ sinh sạch cỏ dại, tỉa cành cho vườn và trụ thanh long thông thoáng.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây nếu vườn gần với vườn đã bị bệnh.

- Không tưới nước lên tán cây và không tưới vào chiều tối.

- Cắt bỏ thu gom hết các cành lá, quả bị bệnh mang ra ngoài chôn tiêu huỷ.

- Bón cân đối phân NPK (nên sử dụng NPK+Ca, Mg, S)

- Không tưới nước bị ô nhiễm (nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, tuyệt đối không được bỏ cành, trái bị bệnh xuống nguồn nước tưới).

- Không được lấy giống từ những khu vực bị bệnh hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.

- Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Propiconazole, Trifloxystrobin, Iprodione, Mancozeb 7-10 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện mưa bão).

- Khi phát hiện cành, trái bị bệnh phải tiêu huỷ ngay để tránh lây lan, và phun một trong các loại thuốc trị bệnh phổ rộng như: Benomil, Cario top 600 WDG... Nếu áp lực bệnh cao có thể phun định kỳ 5-7 ngày/lần, khi phun thuốc phải bảo đảm thời gian cách ly.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Cầu - Báo Cà Mau, 31/10/2013

Xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng thanh long

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang