• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Tưới nước cho cây ngô (bắp)

Nhu cầu nước của cây ngô

1. Các nguồn nước có khả năng cung cấp cho cây ngô

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô nhờ nước trời chiếm khoảng trên 70%, diện tích chủ động tưới chiếm khoảng gần 30%. Nguồn nước chính cung cấp cho cây ngô được chia ra làm 2 nguồn chính:

a. Nước mưa

Đây là nguồn nước cung cấp chính cho ngô, ở nước ta lượng mưa hàng năm phổ biến từ 1700 – 2000 mm đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây ngô, tuy nhiên lượng mưa tập chung theo mùa nên về mùa khô cây ngô không đủ nước để phát triển.

b. Nước ao, hồ, sông, suối:

Đây là nguồn nước cung cấp cho cây ngô một cách chủ động theo sự điều tiết của con người.

2. Nhu cầu nước của cây ngô

Ngô là cây cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém. Bình quân một cây ngô trong vòng đời cần phải có 70 – 100 lít nước để sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng:

- Lúc gieo hạt ngô, hạt đất cần có độ ẩm 70-80%.

- Giai đoạn ngô nảy mầm tới lúc ngô có 7-9 lá cần độ ẩm đất 65-70%. Giai đoạn này cần khoảng 10% tổng lượng nước cả vụ.

- Giai đoạn ngô có 7-9 lá đến lúc ngô trổ cờ, yêu cầu độ ẩm đất thích hợp 75-80%, lượng nước cần khoảng 21% tổng lượng nước của cả vụ.

- Giai đoạn trổ cờ, tung phấn, phun râu cần độ ẩm đất thích hợp từ 75-80%. Lượng nước yêu cầu của cây ngô từ thời kỳ tung phấn phun râu cho đến chín sữa chiếm 44-52% lượng nước cả vụ.

- Giai đoạn từ chín sữa đến thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất 60-70%, chiếm 17-18% tổng lượng nước cả vụ.

Hệ thống tưới

Hệ thống tưới nước cho ngô chủ yếu sử dụng kênh mương dẫn nước vào ruộng đối với những khu ruộng có địa hình thấp và bằng phẳng. đối với những khu ruộng cao không thể đưa nước vào bằng kênh mương thì có thể dùng hệ thống ống dẫn nước và sử dụng máy bơm nước.

Dụng cụ, thiết bị tưới

Đối với phương pháp tưới thủ công thì dung cụ tưới chủ yếu là xô, chậu, cuốc xẻng….
Đối với phương pháp tưới cơ giới thì sử dụng máy bơm và các thiết bị ống tưới.

2.1. Tưới nước cho  ngô trồng trên đất luân canh với lúa

2.2. Tưới nước cho  ngô trồng trên đất luân canh với cây màu hoăc xen canh

Đối với cây ngô trồng trên đất luân canh với cây màu có thể sử dụng 2 phương pháp tưới.

a. Tưới rãnh 

Đây là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Ưu điểm: Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được bà con tưới cho nhiều vườn cây ăn quả trong cả nước.

Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc<50). Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới. Gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh. Phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.

b. Tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5- 1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ương hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ăn quả vào những ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16-18giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Ưu điểm: Tiết kiệm nước. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn. Chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (như các loại đất có độ xốp lớn, đất than bùn).

2.3. Tưới nước cho  ngô trồng trên đất bãi ven sông
Tưới nước cho ngô trên đất bãi ven sông cũng giống như tưới nước cho ngô trồng trên đất luân canh với cây mầu. Tuỳ vào diều kiện sản xuất và địa hình mà ta có thể áp dụng phương pháp tưới phù hợp.

Theo Viện KH Nông nghiệp VN

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang