• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

Bảo quản và chế biến nhãn, xoài

Bảo quản

Phần lớn nhãn, xoài tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều đựng trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton để trong điều kiện tự nhiên, vì vậy bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ cao lại vận chuyển đi xa nên chỉ bảo quản được 7 – 10 ngày, tỷ lệ dập nát đến 20 – 25%, có khi tới 30%.

Các viện nghiên cứu, trường đại học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một số phương pháp bảo quản nhãn, xoài tươi như sau:

- Công nghệ bảo quản quả tươi ở nhiệt độ bình thường có sử dụng chất diệt nấm, vi sinh vật và côn trùng bằng xông khí SO2 và các phương pháp thay đổi thành phần môi trường bảo quản. Công nghệ này có thể bảo quản được 15 – 16 ngày, tỷ lệ hao hụt 10 – 12%, có thể vận chuyển đi xa từ các tình Nam Bộ ra miền Bắc.

- Công nghệ bảo quản quả tươi đối với xoài ở nhiệt độ thấp 10 – 12oC, với nhãn 5 – 7oC là phương pháp bảo quản hiệu quả nhất, thời gian bảo quản kéo dài trên 30 ngày, tỷ lệ hao hụt do dập nát 5 – 7%, có thể vận chuyển đi xa và xuất khẩu (trước khi bảo quản ở nhiệt độ thấp phải loại bỏ những quả thối, dập nát và xử lý các biện pháp như đã nêu trên). Với xoài bảo quản ở nhiệt độ tự nhiên (như ở nước ta) thời gian giữ được rất ngắn. Song bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 10oC, quả xoài gặp nhiều hạn chế: dễ bị tổn thương do nhiệt độ lạnh làm trái chuyển màu, thịt mềm, mùi vị không đặc trưng như chín bình thường. Xoài sau khi thu hoạch, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch CaCl2 hoặc Ca(NO3)2, nồng độ sử dụng 4 – 6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên, sau đó đựng trong túi nilông kích thước 15 x 25 cm, có 20 lỗ thoát ẩm trên túi. Bảo quản ở nhiệt độ 11 – 11,5oC là tốt nhất, thời gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt (VNCCAQ MN).

- Về bao bì bảo quản nhãn, xoài:

1. Một loại truyên thống dùng sọt tre, nứa, thùng gỗ (đóng từng thanh) có giá thành thấp nhưng tỷ lệ dập nát, thối nhũn cao.

2. Dùng thùng carton có đục lỗ thoát ẩm, giá thành tuy có cao hơn loại truyền thống song tỷ lệ hao hụt, dập nát, thối ít hơn nhiều nên hiệu quả cuối cùng vẫn cao.

Ngoài bảo quản tươi, đối với nhãn, còn sử dụng biện pháp sấy để sơ chế, bảo quản cho bán quả khô và chế biến long nhãn (cùi khô). Hiện nay, đang áp dụng biện pháp sấy cùi bằng cách xoắn bỏ hạt ngay tù khi quả còn tươi, khi khô vẫn giữ được hìnnh dạng của quả và tiêu hao nhiên liệu thấp. Khôi lượng đưa vào sấy chiếm 30 – 35% tổng sản lượng. Công nghệ sấy chính là thủ công, dùng than củi, than đá. Công suất sấy của các lò trung bình từ 8 – 10 tấn/mẻ, có thể lên đến 20 tấn/mẻ; thời gian sấy 1 mẻ từ 24 – 48 giờ. Những lò sấy thường tập trung quanh vùng nhãn, riêng tỉnh Bến Tre có trên 100 lò sấy.

Do qui trình công nghệ sấy còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều về màu sắc, hình dạng, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường của một số nước khó tính.

Chế biến

Nhãn, xoài chế biến được nhiều loại sản phẩm như nhãn ngâm đường, xi-rô, nước nhãn, xoài giải khát. Hiện nay có 8 nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu là Deltafood, LD Donanewtower, Interfood, Tân Bình, Delta Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang; tổng công suất 65.500 tấn sản phẩm/năm. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này còn rất nhiều hạn chế, giá thành cao (riêng chi hí bao bì đã chiếm tới 20% giá thành sản phẩm), các sản phẩm nước nước giải khát chủ yếu tiêu thụ trong nước nhưng còn chậm nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất.

Trích Báo cáo sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn, xoài các tỉnh Nam Bộ năm 2002

 

 

 

Quy trình công nghệ chế biến xoài

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo quản - chế biến rau quả và khoa Công nghệ thực phẩm (ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) vừa xây dựng thành công quy trình chế biến các sản phẩm từ xoài. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng tại Techmart Vietnam 2003.

Chế biến xoài sấy

Quy mô xưởng sấy từ 150 - 250kg nguyên liệu. Xoài được ủ ở nồng độ CaC2 (khí đá) 1%, thời gian ủ 36 giờ.

Xoài được rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, rồi xử lý ở nhiệt độ 80 - 900C trong 5 - 9 phút. Các miếng xoài được ngâm trong dung dịch nước đường có nồng độ 40 - 50%, thời gian ngâm 18 - 20 giờ. Sau đó xoài được rửa lại bằng nước ấm trước khi đem ra khay sấy. Nhiệt độ sấy 50 - 600C và sấy trong 14 -18 giờ. Sản phẩm phải có độ ẩm 16 -18%.

Chi phí đầu tư cho thiết bị này khoảng 160 triệu đồng.

Chế biến nước xoài

Nước đường (phụ phẩm sau chế biến xoài sấy) được phối chế với 20% bột xoài và nước ngâm dứa, bổ sung thêm 0,3 - ,5% acid citric. Sau khi được phối chế,dung dịch được bổ sung chất ổn định và được đồng hóa (10 phút) để tránh hiện tượng tách lớp. Dung dịch được bài khí bằng cách đun nóng trước khi rót chai ghép nắp và thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong 15 phút. Sản phẩm nước có mầu vàng tươi, mùi thơm tự nhiên...

Chi phí đầu tư cho quy trình này khoảng 60 triệu đồng.

Chế biến giấm xoài

Dung dịch nước đường trong chế biến xoài sấy được xử lý nhiệt trước khi phối chế với nước theo tỷ lệ 1/3, có bổ sung rượu. Hỗn hợp này được bơm vào thiết bị lên men liên tục, có sục khí nhằm cung cấp oxy cho hệ vi sinh vật thuần khiết đã được phân lập và được cấy trên giá thể xốp đặt trong thiết bị. Thời gian lên men là 7 - 10 ngày (ngắn hơn thời gian lên men thông thường 3 lần), độ chua của giấm là 5 - 6%. Giấm có độ trong cao, màu vàng nhạt, thoảng hương thơm trái cây.

HỒNG HÀ (Báo Nông thôn ngày nay, 11/2003)

 

 

 

Chế biến nhãn sau thu hoạch sử dụng phương pháp thủ công

Khi vỏ quả nhãn chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng, từ dày, xù xì chuyển sang mỏng và nhẵn thì tiến hành thu hoạch. Sau đó chọn loại nhãn ngon, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước để làm long nhãn.

Nhúng cả chùm nhãn vào nước sôi 1- 2 phút, lấy ra phơi ngoài nắng từ 15 - 20 phút cho đến khi lắc nghe thấy có tiếng kêu lọc xọc là được. Sau đó bóc lấy cùi, rải một lớp mỏng lên nia, giần, sàng... và phơi tiếp 2-3 ngày cho cùi nhãn khô thêm. Khi thấy cùi nhãn lên màu cánh gián sẫm hay cầm tay không thấy dính là được.

Chú ý, khi phơi nhãn phải đảo, trộn nhiều lần để nhãn khô.

Sử dụng lò sấy

Có thể xây dựng lò sấy nhãn, song khâu điều khiển lửa phải đúng kỹ thuật, sao cho nhiệt độ không quá cao, cũng không quá thấp. Lửa đun với nhiệt độ khoảng 50 - 60oC là vừa, sấy trong khoảng thời gian 10 - 20 giờ.

Bảo quản sau chế biến

Long nhãn sau khi sấy hoặc phơi khô, để nguội hẳn rồi bảo quản trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc cất trong chum, vại, hòm...

NTNN 8/2003

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang