Mía là cây trồng phổ biến tại Việt Nam để sản xuất đường. Thân cây mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong nước dịch đó chứa khoảng 16-18% đường vào thời kì mía chin già. Thân mía sau ép lấy nước dịch thu được phụ phẩm là bã mía. Mật rỉ đường cũng là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường thu được sau khi kết tinh đường tinh thể.
Theo Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), hiện nay mỗi năm các nhà máy đường ép trên 15 triệu tấn mía, phát sinh ra 4,5 triệu tấn bã mía.
Bã mía:
Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép.
Thành phần trung bình của bã mía:
Nước: khoảng 40-50%
Xơ: khoảng 45- 48% (trong đó 45-55% là cellulose)
Chất hoà tan (đường): 2,5%
Tùy theo loại mía và
đặc điểm nơi trồng mía mà thành phần hoá học các chất có trong bã mía khô (xơ)
có thể biến đổi. Thành phần của bã mía sau khi rửa sạch và sấy khô gồm:
Xenlulo: khoảng 45-55%
Hemicellulose: khoảng 20-25%
Lignin: khoảng 18-24 %
Tro: 1-4%
Sáp :<1%
Ứng dụng của bã mía:
- Là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. Trên thị trường hiện có mặt sản phẩm bã mía nén viên: Bã mía được đưa vào máy xay nhuyễn, sấy, rồi đưa vào máy ép viên tạo thành các viên nén rắn chắc, đường kính 6-8mm, chiều dài 15-30 mm. Các viên nén này có thể sử dụng trong công nghiệp và dân dụng làm nguồn nhiên liệu đốt cho nhiệt lượng từ 4200 - 4700 Kcal/kg.
- Là nguồn nguyên liệu sản xuất bột giấy.
- Là nguồn nguyên liệu làm ván ép, tầm trần.
- Viên nén bã mía có thể dùng để làm đệm lót chuồng trại.
- Làm vật liệu lọc nước tự nhiên, chất hấp thụ kim loại nặng (sau khi đã xử lý bằng phương pháp thích hợp).
- Ủ lên men làm thức ăn gia súc thay thế 1 phần cỏ, rơm (xem tại đây).
- Ủ lên men làm phân bón (xem tại đây).
- Thay thế bột mì: Tại bang Queensland (Australia), bã mía của nhà máy đường (với quy trình hoàn toàn không sử dụng hóa chất) được sấy khô và xay thành sản phẩm. Sản phẩm này được bán tại thị trường Australia, xuất khẩu sang Nhật Bản và New Zealand. Bột bã mía này được sử dụng thay thế bột mì đối với những người không thể tiêu hóa được gluten và cần nhiều chất xơ. Cũng có thể sử dụng bột bã mía thực phẩm này trong xúc xích và thịt xay.
- Ủ lên men làm giá thể trồng nấm, nấm mèo, nấm linh chi (xem tại đây).
Theo kết quả thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp), nuôi nấm trên bã mía cũng có năng suất tương đương với rơm rạ, mùn cưa... Thậm chí, ở nấm sò và mộc nhĩ, phương pháp này còn đem lại năng suất cao hơn.
- Sử dụng trong nuôi tôm (xem tại đây).
Việt Linh © biên soạn
* Bài viết trên có sử dụng số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA)
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.