• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm, cá

Thức ăn dùng để nuôi thâm canh tôm và nuôi thương phẩm cá hiện nay có 2 loại, chế biến theo phương pháp khác nhau: Thức ăn dạng khô viên và thức ăn tươi.

Nguyên liệu

- Nguyên liệu chế biến thức ăn khô viên- hấu hết ở dạng khô, như: bột cá, bột tôm, bột đầu tôm, bột mực, bột thịt xương, dịch đạm cá cô đặc, các loại khô dầu đã trích ly chất béo, dịch chiết từ đầu tôm, lúa mì, cám lúa mì, ngô, nấm men, dầu gan cá, dầu gan mực, các premix khoáng, premix vitamin, các chất kết dính, các phụ gia (chống oxy hoá, chống mốc...)

- Thức ăn tươi tuỳ theo công thức thức ăn phải phối chế, thành phần các nguyên liệu có khác nhau. Song thường dùng có 2 loại:

Loại nguyên liệu khô: Tấm gạo, cám gạo, ngô, bột mì, bột khoai mì, bột cá, khô đậu nành, khô lạc, khô dầu dừa...

Loại nguyên liệu tươi: Cá tạp và các loại rau tươi như bí đỏ, rau muống, bèo tấm...

Chế biến

Thức ăn khô dạng viên: Ở các nước và khu vực có công nghiệp nuôi tôm, cá phát triển như: Nhật, Mỹ, Thái Lan, có các nhà máy chế biến thực hiện trên các dây chuyền thiết bị hiện đại, công suất cao.

Còn ở Việt Nam, sản suất thức ăn nuôi tôm, cá đang thực hiện dây chuyền thiết bị không lớn, quy mô nhỏ công suất 500-2.000kg/ngày.

- Nguyên liệu thuộc loại dễ kiếm trong nước như: Bột cá, bột ruốc, bột đầu tôm, bột mai mực, khô lạc, khô đậu nành, khô dừa, cám gạo, ngô, bột mì, bột sắn, bột xương, chất kết dính, dầu gan cá, premix khoáng, vitamin.

-Thiết bị để chế biến: cây bàn, máy nghiền nguyên liệu thô (máy nghiền lúa), máy trộn (trục nằm ngang), máy tạo viên, lò sấy, thiết bị sửa viên và máy sàng.

- Các công đoạn chế biến: Từng loại nguyên liệu được nghiền riêng đạt đến độ mịn 0,7-0,8mm, sau đó đưa nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ trong công thức chế biến đưa vào máy trộn theo thứ tự (nguyên liệu có khối lượng lớn trộn trước, nguyên liệu khối lượng nhỏ tiếp sau). Riêng premix khoáng, premix vitamin, các phụ gia được trộn đều ở bên ngoài, sau đó đưa vào máy trộn chung. Các bột làm chất kết dính (bột mì, bột sắn, bột gạo được nấu chín riêng, sau đó trộn với các nguyên liệu khô cùng với các nguyên liệu dạng lỏng như (dầu gan cá). Toàn bộ hỗn hợp thức ăn sau khi đã trộn đều được đưa sang máy tạo viên. Các viên thức ăn được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 50-600C, sấy cho đến khi độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Sau đó các viên thức ăn đưa sang thiết bị sửa viên để phân cỡ viên thức ăn. Khâu cuối cùng là đóng gói bảo quản.

Thức ăn dạng tươi

Công nghệ chế biến dạng này đơn giản hơn. Các nguyên liệu khô được nghiền riêng từng loại.Sau khi xay nguyên liệu tươi (cá tạp tươi hoặc đã nấu chín), các nguyên liệu khô được cân chính xác theo từng hàm lượng của công thức rồi đưa vào máy trộn theo tuần tự (nguyên liệu có khối lượng % lớn trộn trước). Sau đó nguyên liệu trộn xong có độ ẩm thích hợp (35-400C) được đưa vào máy đùn ép tạo thành sợi hoặc dạng viên.

Ứng dụng

Thức ăn dạng khô viên thuận tiện cho sử dụng, bảo quản và lưu thông, sản xuất chủ động không phụ thuộc vào mùa vụ nguyên liệu. Có thể sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu nuôi lớn. Song giá hiện nay cao (18.000-20.000đ/kg thức ăn).

Đối với thức ăn tươi chế biến tại chỗ, tận dụng được những nguồn nguyên liệu tại địa phương, giá thành hạ hơn phù hợp với phát triển nuôi tôm, cá ở qui mô gia đình. Tuy nhiên sử dụng thức ăn tươi, nếu không tuân theo quy trình sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.

Công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá gồm các công đoạn ban đầu như: xay, nghiền, trộn cũng giống như sản xuất thức ăn cho gia súc. Ngày nay trong sản xuất thức ăn cho gia cầm nhiều trường hợp người ta đã tạo dạng viên giống như thức ăn nuôi tôm cá, chỉ khác ở chỗ không cần dùng các chất dính lâu tan trong nước như thức ăn nuôi tôm cá. Vì vậy những dây chuyền thiết bị sản xuất thức  ăn cho gia súc nếu thêm máy tạo viên cùng với chất kết dính cho viên thức ăn lâu tan thích hợp sẽ dùng được cho sản xuất thức ăn nuôi tôm cá.

Những năm gần đây do phát triển sử dụng thức ăn chế biến công nghiệp nuôi tôm cá, đã kéo theo sự hình thành và phát triển các đại lý bán các nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi tôm cá. Muốn tìm hiểu sâu về công nghệ chế biến thức ăn nuôi tôm cá cũng như mua sắm dây chuyền thiết bị chế biến, các bạn có thể liên hệ với Viện nghiên cứu môi trường thuỷ sản I (xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để có thêm những thông tin cần thiết.

Web An Giang, 22/7/2004 - Theo KH&ĐS

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang