PHẦN THỨ HAI:GIẢI THÍCH VÀ CHỈ DẪN
3- Ong chia đàn: Cũng cùng một lúc, nhiều ong thợ cùng ong chúa bay ra khỏi tổ. Tuy nhiên trong tổ vẫn còn độ nửa số quân trước đây và lối 5, 7 cái mũ chúa. Ta gọi hiện tượng nay là ong chia đàn. Ong chia đàn là bản năng của loài ong mật để phát triển giống nòi. Đây là một đặc tính tốt, nhưng người nuôi ong chưa biết khai thác lợi điểm này hoăc là chúng chia đàn trong lúc người nuôi muốn có thế đàn mạnh để khai thác được nhiều mật nên gây bối rối không ít.
Khi nào thì ong chia đàn? Con ong chúa sau khi nở từ 7 đến 15 ngày, nếu giao phối thành công, nghĩa là ong chúa bay đi giao phối có về trở lại tổ và vài ngày sau bắt đầu đẻ trứng. Ta gọi nó con ong chúa tơ. Trong thời gian đầu ong chúa tơ đẻ toàn trứng đã được thụ tinh nên nở ra toàn ong thợ. Người nuôi ong khỏi lo ong chia đàn mà chỉ tập trung vào việc giúp ong xây nhiều cầu để đẻ, bằng cách cho xây tầng chân, hoặc lần lượt gắn lưỡi mèo vào cầu và đặt vào giữa thùng để chúng xây lớn, hoản chỉnh Tùy theo nguồn hoa đại trà sắp có sớm hay muộn mà thời gian này kéo dài 1, 2, hay 3 tháng. Cũng có khi ong chúa tạo muộn, khi chúng bắt đầu đẻ thì nguồn hoa đã hết, chúng phải đợi đến đầu vụ hoa năm sau mới chia đàn.
Có những dấu hiệu gì báo cho ta biết đàn ong sắp chia đàn ? Có chứ! Đàn ong mới được chia đàn thường chỉ có 1 hoặc 2 cầu quân. Sau một vài tháng, bầy ong đả đông quân, phủ kín cả 3, 4 hay 5 cầu. Thêm vào đó, nguồn hoa sắp nở rộ,ong thợ quyết định chia đàn, chúng xây những lỗ tổ ong đực ở mép dưới các cầu (nếu ta đã dùng ván ngăn ép sát vào cầu) hoặc xây các bánh tổ bên ngoài với cac lỗ tổ lớn cho ong đực. (Vì vậy trong thời gian này nếu ta đưa cầu có gắn tầng chân vào, chúng sẽ xây toàn lỗ ong đực!). Sau khi ong chúa đẻ các trứng không thụ tinh vào các lỗ tổ này và đến lúc trứng đã thành nhộng, trám nắp, bấy giờ chúng lại xây rải rác ở bên dưới hoặc ở bìa các cầu những nền mũ chúa (mỗi đán chừng 5 đến 7, 8 mũ chúa. (Ở đây tôi tưởng cũng cần giải thích rõ là vì sao chúng lại sắp xếp có lớp lang sau, trước như vậy)
Khi truy cập trên mạng internet các ban đều thấy các chuyên gia về ngành ong mật ở nước ta phần đông đều đề cập đền phần này: nào là ong thơ 21 ngày thì nở, ong đực 24 ngày mới nở còn con ong chúa chỉ có 16 ngày đã nở và sống được nhiều năm…
Các nhà sinh học đã dày công tìm hiểu để cung cấp cho ta các số liệu trên không phải để cho chúng ta trong những lúc trà dư tửu hậu khoác lác khoe biết nhiều về con ong mà chính là giúp chúng ta biết để ứng dụng vào việc nuôi ong đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Người dân quê chúng ta thường thấy (ở quê trước đây, người dân sống luôn luôn gần nhau) trong xóm có 2 nhà. mỗi nhà có 5 đứa con trai (cũng là chuyện hồi xưa nữa vì ngày nay có nhà nào có 5 con?) gia cảnh như nhau, mấy năm gần đây nhà ông A có 5 đứa con trai (ngũ hổ) mà làm ăn mỗi ngày một giàu lên. Trái lại nhà ông B cũng có 5 thằng con trai như vậy mà lúc nào cũng túng quẫn, thiếu thốn. Nhiều người bàn qua, tính lại rồi cũng rút ra được kết luận: À thi ra nhà ông A những đứa con đều mười tám đôi mươi, chúng đã trưởng thành nên làm ra của cải ngày một nhiều, còn lũ con trai nhà ông B chỉ là một bầy con nít ăn hại, quấy phá chứ chúng đâu biết làm gì như thế thì tránh sao khỏi cảnh nghèo khó. Con ong mật cung thế: Có 2 người nuôi ong, nhà ở gần nhau, rủ nhau cùng đem ong đi đánh mật, với số lượng tương đương, mỗi người đều đem đi lối 50 đàn trung bình mỗi đàn có 4 cầu, đông quân. Cả hai cùng đặt ong ở 2 vườn kế cận, để có điều kiện gần gũi, chuyện trò và giúp nhau quay mật. Nhưng lạ thay, ông A lần nào cũng quây được nhiều hơn ông B, 5-3 lít mật! Anh B. tức lắm. Có lần hỏi anh A: Anh có bí quyết gi mà lần nào quay mật ong của anh cũng nhiều mật hơn của tôi, mặc dù số lương đàn và ong cũng tương đương nhau? Anh A ngẩn người cười khì trà lời cho qua chuyện, chắc tại hên xui. Một hôm, nhân buổi chuyện trò rôm rả sau vụ mật thắng lợi. Trước đám đông, ông B đưa vấn đề này ra hỏi. Một người có vẻ thành thạo trong nghề lên tiếng. Năm nay chú thay thế toàn bộ chúa tơ vào tháng nào? Ông B bực tức đáp; Tôi hỏi là sao số ong của tui và thằng chà tương đương nhau mà lần nào thằng chả cũng quây được nhiều mật chứ can gì đến viêc thay chúa? Người kia đáp: Ấy vậy mà có liên quan đấy, năm nay mùa mật nhãn khởi đầu từ rằm tháng 3 Âm lịch (Đây là nói những năm ở thế kỷ trước (thế kỷ 20), người ta để hoa trỗ tự nhiên nên nhãn da bò ở vùng Thuộc nhiêu, Nhị quý thường có hoa rộ vào tháng này. Giờ thì họ xử lý tùm lum không còn mùa vụ rõ rệt như trước nữa!), chú phải tạo và thay chúa tơ chậm nhất là rằm tháng chạp, đến rằm tháng 3 đã có được lứa ong thợ đã được 1 tháng tuổi trở lên, có số đông ong thợ đến lứa tuổi đi lấy mật, nếu thay chúa trễ quá thì bầy ong thợ tuy đã đông nhưng còn non chưa đến tuổi đi làm,mật ít hơn là lẽ đương nhiên cũng như nhà anh B cũng có 5 thằng con trai nhưng còn nhỏ nên chỉ biết ăn hai thôi. Đây tôi thử tính cho chú nghe: Con ong chúa 16 ngày nở. Khi ta di trùng tạo chúa, ấu trùng 2 ngày tuổi. như thế đã qua 5 ngày rồi (3 ngày trứng, 2 ngaỳ trùng). Chỉ con 11 ngày hoặc 12 ngày (nếu ta di được trùng 1 ngay tuổi). Con chúa nở ra trung binh 10 ngày đẻ trứng. Trứng ong thợ 21 ngày nở. Ong thợ nở ra phải từ 13 đến 15 ngày mới đi lấy mật. Ta cộng các con số trên lai là: 11+10+21+15 = 57 ngày, coi như 2 tháng. Như vậy đến khi đưa ong đi đánh mật, đàn 0ng của chú đả có một lực lượng ong trưởng thành trên 30 ngày tuổi và tiếp tục. Còn nếu chú thay chúa trễ quá, đến cuối tháng giêng hay đầu tháng 2 mới xong thì việc gì xảy ra chú biết rồi đấy. Bấy giờ anh B mới vỡ lẽ, gật đầu tán thưởng và thổ lộ quả là năm nay thay chúa trễ!
Tuy nhiên lý thuyết thì hay như vậy chứ trong thục tế khó có thể lảm được! Tại sao thế? Vì ở nước ta chưa có vùng trồng cây ăn trái chuyên canh và đại trà, lại nữa, với trình độ khoa học “lõm bõm “, mạnh ai nấy xử lý tùy thích thì đâu còn cò mùa vụ nũa! Hoa cứ lai rai trỗ. Nuôi ong thì dễ vì thời gian có mật kéo dài, nhưng không nhiều thì mật đâu mà lấy. Hơn nữa nghề nuôi ong ở nước ta với trinh độ còn thấp kém. Có gieo tinh nhân tạo cho ong chúa được đâu mà nắm chắc số lượng! Ở các nước tiên tiến có nhà sản xuất và cung cấp ong chúa đã thuần thục, người nuôi ong chỉ cần mua về giới thiệu vào đàn mồ côi là ta có 1 đàn ong mới, chẳng khác nào người trồng cây chỉ cần đến vựa cây giống mua là có ngay số lượng mình cần.
Đến đây chắc các bạn thấy thấm mệt rồi. Làm sao khỏi phiền trách cha già này lắm chuyện - Đọc một thôi, một hồi rồi chẳng đến đâu cả!
Xin thôi, đừng có nóng vội. Bạn không nhớ tôi đã nói trong phần đầu là muốn nuôi ong mật thì phải động não đó sao? Đây là cách tôi luyện cho bạn gặp một vấn đề gì mắc mứu là phải suy nghĩ tìm ra cách khắc phục. Chẳng hạn 2 đàn ong đánh nhau. Ta tự hỏi: Vì sao chúng phân biệt được kẻ lạ, người quen mà không giết lầm nhau?
Vì mỗi đàn có mùi hương khác nhau. Vậy nuốn chúng có cùng mùi thì phải làm thế nào? Bạn hay suy nghĩ và tìm cách giải quyết nhé!
Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.