PHẦN THỨ HAI: GIẢI THÍCH VÀ CHỈ DẪN
Nuôi ong là một từ nói gọn cho nghề này, chứ thực ra ta có nuôi gì chúng đâu. Đâu có việc phải cho chúng ăn, uống, hàng ngày như chúng ta nuôi trâu, bò, gà vịt, mà trong mỗi năm ta chỉ cho chúng ăn dặm 5, 10 lần trong nhưng lúc thiếu mật trầm trọng, hay những lúc mới bắt về để dụ cho chúng ở mà thôi. Người nuôi ong chỉ cần tạo điều kiện tốt cho chúng ở (đó là cái thùng ong), cho chúng ăn thêm khi thiếu đói, khai thác mật một cách hợp lý để chúng có thể sống còn. giúp chúng loại bỏ những tác động xấu từ bên ngoài như sâu cầu, kiến vàng phủ bắt ăn thịt…
Vì thế, theo đúng nghĩa, nghề này phải được gọi là KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC CÁC SÁN PHẨM của con ong mật - Ta chỉ chăm sóc, tạo điều kiện để nó ở, nó phát triển tốt để ta lấy được nhiều mật chứ chẳng ban ơn gì cho chúng.
Muốn thế ta phải có kỹ thuật, và muốn có kỹ thuật tất nhiên ta phải “động não”, nghĩa là ta phải tìm tòi phải suy nghĩ, phải biết suy xét và chọn lọc.
Các bạn đọc được bài này ắt là bạn đã truy cập được trên mạng Internet. Các bạn thấy đấy : trên mạng có biết bao bài hướng dẫn, bài quảng cáo, bài trình diễn về nghề nuoi ong mật. Giả sử khi ban thấy một vị kỹ sư trong ngành ong biểu diễn đưa ong đi đánh mật: Ông ấy đặt trên ba ga xe honda một thùng ong có đóng dính liền 4 cái trụ để làm chân ! Bạn có nghĩ rằng: Ủa sao ông ấy không dùng một cái chân rời để khi đưa lên xe tải hàng trăm đàn mới sắp xếp được chớ cách này thì làm sao?
Một nhà báo nọ, ca tụng một người nuôi ong giỏi đã có sáng kiến che nắng che mưa cho thùng ong bằng cách ôm hàng mớ rơm, cỏ, bỏ trên nắp thùng rồi lấy gạch đè lên trên để giữ cho khỏi bay! Bạn có sáng kiến nào chỉ cho nhà nuôi ong” lão luyện”
kia giải quyết tốt hơn cho việc che nắng mưa cho thùng ong không? Ấy là bạn đã động não rồi đấy ! Ôi thôi thôi, còn nhiều chuyện vui lắm, bạn hãy chịu khó đọc hết những trang về ngành ong rồi hãy tự mình chọn cách để áp dụng cho thích đáng.
Xem đến đây, chắc có người nói: Như thế thì nuôi ong ít tốn kém thật đấy, nhưng nuôi ong phải có tay nuôi, phải có thời nuôi nó mới ở chứ ta đâu cột nhốt được như trâu, bò, gà, vịt. Vui nó ở, buồn nó đi. Thậm chí có người còn nói có người đàn bà “làm biếng” đến coi thùng ong nên bị ô uế, đàn ong bỏ đi! Và cũng chỉ vì suy nghĩ thiển cận như thế, khi thấy ai bắt được bầy ong, có người đã nhanh nhảu bày lấy sợi tóc cột con ong chúa treo vào thùng là lũ ong thợ sẽ bay vào ở, vào thì có vào đấy, nhưng ở là một chuyện khác. Người khác góp ý có lý luận hơn: Ong chúa bay, ong thợ sẽ bay theo, bây giờ ta chỉ cần cắt đi 1 cánh, nó không bay được thì lũ ong thợ sẽ ở thôi. Lý luận thật vững chắc!
Các bạn hãy dừng lại một phút, suy nghĩ xem hai cách giải quyết như trên có thật sự ổn không? Theo tôi thì không. Vì sao? Ong chúa là con ong cái với phận sự là chuyên đẻ trứng và tiết ra chất dẫn dụ mà các nhà khoa học đặt tên là chất feremon 2. Chất này ức chế lũ ong thợ phát triển buồng trứng (chúng không đẻ trứng được. Chỉ khi nào thùng ong bị mất chúa, đã nhiều lần giới thiệu hoăc nó tạo mũ chúa cấp tạo không thành công, buồng trứng ong thợ mói phát triển và chúng đẻ trứng được). Bây giờ ta gọi chúng là ong thợ nái. Vì loại trứng này không có thụ tinh nên chỉ nở toàn ong đực! Ngoài ra ong chúa còn giúp cho việc ổn định đàn ong và kich thích ong thợ làm việc hăng say. Tóm lại ong chúa chỉ lo việc đẻ con và quán xuyến việc nhà (xin lỗi, ong chúa chẳng khác nào người phụ nữ trong gia đình) nếu cột giữ bà ta lại thi ai lo việc bếp núc chăm sóc con cái. Còn con ong chúa thì làm sao nó đi đẻ trứng . Nói thế chắc có người cãi lại: Ta chỉ cột con chúa ít ngày. Giữ chân cho lũ ong thợ chịu ở rồi thả nó ra chứ đâu có cột hoài mà con chúa không thể đi đẻ? Các bạn có suy nghĩ là ong chúa đi, ong thợ mới đi, Không phải như vậy: Ong thợ đi,ong chúa phải đi theo. Các bạn không thâý nhiều lần bắt được đàn ong về, bạn đã cẩn thận nhốt con chúa vào lồng, treo trong thùng (trường hợp này ở trong thùng không có cầu ong có bánh tổ.)ong thợ bay vào đeo bám thành một khối, nhưng sáng ngày không biết vì nguyên do nào đấy, cứ dợm bay ra, con chúa bi nhốt không bay theo được chúng lại bay vào. Vài lần như thế, ong chúa không ra được chúng vẫn dứt áo ra đi bỏ con chúa ở lại, chêt khô.! Cũng có khi may mắn chúng chịu ở và ta có được thùng ong! Điều đó giải thich cho ta biết chúng đi hay ở lá do lũ ong thợ .
Xã hội loài ong là một xã hội “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” thật hoàn chỉnh. Chúng chấp hành triệt để nguyên tắc “TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH.”
Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.