PHẦN THỨ BA: HƯỚNG DẪN MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ VÀ CỤ THỂ VỀ PHƯƠNG PHÁP “PHONG CHÂM”
Ngoài cái tai hại do cách gọi chung chung “Ong chích chết người“ kể trên, không biết vì vô tình hay cố ý, đã làm cho nhũng ai có ý định tìm hiểu về cách chữa bệnh bằng nọc ong mật (gọi tắt là PHONG CHÂM) đã phần nào hoang mang dao động, thêm vào đó có một vài nhà báo còn đưa ra những lời chẻ bai, châm biếm: nào là kỳ dị, nào là độc chiêu, nào là lang băm, v.v… Hoặc có phóng viên, mặc dù đã đưa lên mạng những lời diễu cợt, đe dọa “ong chích, người chết” nhưng có lẽ cho rằng những lời lẽ ấy chưa đủ sức răn đe những ai có ý định tìm đến nhờ các người thầy dùng nọc ong mật để trị bệnh cho mình, hoặc mình tự chữa cho mình, phải hoảng sợ, không dám mon men đến, nên anh ta đã đưa lên mạng hình con ong vò vẽ đang chổng mông chích! Thật đáng sợ! À ra thế! Hóa ra anh nhà báo này chưa phân biệt được con ong vò vẽ với con ong mật! Than ôi! Ở quê tôi, những đứa trẻ lên 5, lên 10 chúng đã phân biệt rành rọt rồi đấy. Nếu phát hiện ong vò vẽ, chúng lập tức chạy xa. Trái lại khi thấy tổ ong mật là chúng đi nhờ người lớn đến để lấy mật ăn, đôi khi chúng tự làm lấy nữa bạn ạ. Đã thế lại còn có nhà báo khẳng định: “Khắp nơi trên thế giới chưa có nơi nào áp dụng phương pháp trị bệnh này. v.v...
Thưa các vị, tôi may mắn đã tìm đọc đươc khá nhiều sách báo trong nước và nước ngoài (đã được dich), đề cập đến phương pháp dùng nọc ong mật để tri bệnh. Hầu hết đều hết lời khen ngợi. Họ còn phong tặng cho con ong mật những danh vị cao quý: nào là Con ong – Dược sĩ có cánh, nào là Con ong - Người thầy thuốc vạn năng…
Để chứng minh, giải thích và bác bỏ những phát biểu có tính cách “võ đoán”, trên tôi xin trich dẫn nhiều đoạn, nhiều trang, nhiều chương… trong cuốn sách CON ONG - DƯỢC SĨ CÓ CÁNH của N.P. Loris do Nhà xuất bản Mir Maxcova phát hành năm 1966 và được Giáo sư Tiến sĩ ĐỖ TẤT LỢI dịch (theo bản tiếng Nga) do nhà xuất bản Y học Hà nội, phát hành năm 1984 để các bạn tham khảo:
Sách dày 188 trang (chưa kể trang phụ lục). Đã được tham khảo và trích dẫn từ 40 tác giả và tác phẩm không chỉ ở Nga mà cả những nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa thời ấy như Balan, Ukrainna, Hung, Đức v.v…
Ở đây tôi chỉ trích dẫn những phần liên quan đến cách dùng nọc ong để trị bệnh mà thôi.
Trước hết là: 1 - BẢN HƯỚNG DẪN TẠM THỜI về sử dụng nọc ong bằng cách cho ong đốt đã được Ban Thường trực đoàn Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Y tế Liên xô chuẩn y, ngày10 tháng 5 nâm 1957 (Biên bản số 17) - Theo tôi đoán chừng, từ năm 1957 - cách nay 58 năm họ đã chuẩn y tạm thời giờ đây chắc họ đã có được chuẩn y vĩnh viễn từ lâu. Thế mà ở nước ta có những kẻ không biết gì, dám vỗ ngực xưng tên bảo là: “Cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào nghiên cứu về cách trị bệnh này!” Thật buồn cười! 6 - Ioiris N.P. Tính chất chữa bệnh của mật ong và nọc ong. Xuất bản lần thứ 3 M. NXBY học 1956 - 17- Ioiris N.P. Sử dụng sản phẩm nuôi ong để chữa bệnh “Nghề nuôi ong” N/ 12. 1954 - 32 - Shershevskaia. O. 1. Chữa viêm mống mắt thấp, bằng nọc ong “Bản tin tức nhãn khoa” N 3. 1949.
Và sau đây là những đoạn trích dẫn từ quyển sách trên:
Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.