• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Ba Liêm "luận" về con ong mật

PHẦN THỨ BA: HƯỚNG DẪN MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ VÀ CỤ THỂ VỀ PHƯƠNG PHÁP “PHONG CHÂM”

Và sau đây là những đoạn trích dẫn từ quyển sách trên:

Trang 9 - Chương 5:TÍNH CHẤT CHỮA BỆNH CỦA NỌC ONG

Tất cả các chất đều là chất độc, không có cái gì là không có độc tính và tất cả cũng đều là thuốc. Chỉ có liều lượng sẽ làm cho một chất thành chất độc hay là vị thuốc. T .Paracelse. (21)

Không ít thuốc men có hiệu lực cao đã được chọn lựa từ trong kho báu mãi  mãi sinh động và tuyệt diệu của Y HỌC DÂN TỘC - (dựa vào kinh nghiệm mà có). Trong các thuốc này, nọc ong- apitoxin (từ chữ La tinh apis là ong và chữ Hy lạp toxikon là chất độc) giữ một vị trí quan trọng. Hiện nay đã có nhiều thầy thuốc gọi nọc ong một cách rất đúng là  một chất độc chữa bệnh, vì nó đã vượt qua được ngọn lửa của thực nghiệm và đã giành được quyền quốc tịch, đã bước qua ngưỡng cửa phòng khám bệnh, bệnh viện và viện đa khoa. Hội đồng khoa học, y học Bộ y tế  Liên xô ngay từ năm 1957 đã thông qua bản hướng dẫn tạm thời về sữ dưng nọc ong bằng cách cho ong đốt đẻ chữa một số bệnh.

Ở Liên xô, trong lịch sử phát triển việc sử dụng nọc ong để chữa bệnh, có thể kể ra nhiều tên tuổi, nhưng có 3 người có nhiệt tâm với phương pháp này xứng đáng được nhắc lại tên một cách đặc biệt. Một trăm năm về trước, vào năm 1864, Giáo sư trường đại học lâm nghiệp Peterbourg M.I. Lukomaki  đã phát biểu trên báo chí  bài báo trong  đó ông đã chứng minh rằng nọc ong là một thứ thuốc chữa bệnh quý và đã kêu gọi các thầy thuốc hãy quan tâm đến nó. Trong suốt 20 năm, bác sĩ quân y người Nga I.V. Liubareki đã sử dụng nọc ong bằng cách cho ong đốt và thu được kết quả điều trị tốt trong những trường hợp mà các phương pháp thông thường tỏ ra không có tác dụng.

Trang 95: Năm 1897 báo điện tin Kazana có đăng một bài báo dài của I.V. Liubarski

Nhan đề ”Nọc ong là thuốc” trong đó ông trình bày về các thí nghiệm  chữa bệnh tê thấp của ông bằng cách cho ong đốt. Và người nhiệt tâm thứ ba đối với công việc nói trên là viện sĩ M.B. Krol. Theo sáng kiến của ông, tại phòng thực nghiệm của bệnh viện Kremlanh, người ta đã làm chế phẩm nọc ong, chế phẩm này đã được sử dụng có kết quả (1936-1937). Để điều trị các bệnh nhân bị bệnh thần kinh.

Nhiều năm theo dõi và kết quả thu được trong việc điều tra của chúng tôi về tình hình sức khỏe của những người nuôi ong, cho thấy, nọc ong không những  là một  vị thuốc tốt trong một vài bệnh mà còn có tác dụng phòng bệnh. Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thừa nhận:

Quả đúng như  thế! Tôi vốn là một đứa trẻ ốm yếu, khi trưởng thành cũng không có sức vóc như nhiều bạn cùng trang lứa. Nhưng nhờ nuôi ong từ khi 40 tuổi và thường đươc ong chích nên tôi rất ít đau vặt. Cho đến nay, ngoài 80 tuổi, tai vẫn thính, mắt vẫn tinh, tóc chưa bạc. Có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy với tốc dộ chậm vừa phải trên quãng đường từ Tiền giang về TP Hồ Chí Minh là 65 km. Tôi nói lên  đây không phải có ý khoe mẽ gì mà chỉ nhằm mục đích khuyến khích những ai có nuôi ong không nên trùm kín từ đầu đến chân như một phi hành gia  vậy! Khi mới vào nghề, chưa có được sự miễn nhiễm nọc ong, còn sưng nhiều thì chỉ cần dùng bao tay và lưới che mặt  là đủ, khi đã  quen, không còn sưng, sốt gì nữa, chi đau thôi nên đành ”chịu đấm ăn xôi“ thì không cần phải bao che gì cả.

Những con ong vô tình chích các bạn có khác nào nó tiêm thuốc khỏe cho các bạn đấy. Người nuôi ong khi đã thành thạo, thao tác thuần thục rất ít bị ong chích - Tôi nói ít thôi chứ trong ngày quay mật giũ vài ba trăm cầu ong làm sao khỏi bị ong chích vài ba chục con.

Bạn có thấy không, trong ngày quay mật, bận túi bụi, lại bị ong chích nhiều nhưng chiều hôm đó, sau khi nghỉ ngơi tắm rửa xong, bạn không thấy mệt mỏi mà trái lại thấy khỏe ra. Tươi tỉnh, hưng phấn hơn những ngày khác. Như thế không phải các con ong chúng đã tiêm thuốc khỏe cho bạn là gì?

Nhấn vào đây để xem tiếp

Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật

Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang