• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Ba Liêm "luận" về con ong mật

PHẦN THỨ TƯ: MẤY LỜI NHẮN GỞI  ĐẾN NGƯỜI DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH – QUÊ TÔI

Thưa tất cả bà con tỉnh Bình định (nói riêng) và tất cà các tỉnh miền Trung (nói chung): Miền Trung – quê ta, từ ngàn xưa đã được mang danh là một xứ nghèo nhất nước, vì thế khi có điều kiện thuận lợi ta phải tranh thủ học hỏi để khai thác những tài nguyên thiên nhiên do điều kiện núi rừng đất hoang đầy rẫy mà lâu nay chúng ta chưa biết tận dụng chưa biết khai thác lợi thế này:.

Tất cả các tỉnh từ miền Trung đến miền Đông nam bộ như Bình phước, Đồng nai... đều nằm dưới chân dãy núi Trường sơn hoặc Hoành sơn. Núi rừng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá. Kế tiếp là từ khi hết giặc, người dân trở về làng đốn cây làm nhà rồi đốt than, chặt củi… Lần lượt từ nhũng cây lớn rồi đến cây nhỏ, đều bị đốn sạch, dọn sạch, khiến cho núi, đồi trở thành trơ trụi, không những không còn đem lại lợi ích gì cho người dân địa phương mà còn gây lũ lụt, lở đất, sạt đất gây tai họa cho không biết bao nhiêu người!.

May mắn, ngày nay với phong trào trồng cây gây rừng: nhiều nơi, nhất là ở tỉnh Quảng ngãi và Bình định đã bắt đầu trồng nhiều loại cây. Trong số đó cây keo lai - loại cây cho rất nhiều mật. Một nguồn lợi quý giá, vô cùng to lớn và ngày càng phát triển, không bao giờ cạn kiệt nếu ta duy trì và tiếp tục trồng chúng lan khắp núi rừng trơ trụi hiện nay của chúng ta.

Các bạn thử nghĩ, với dân tộc ít người, ít biết tính toán, thế mà khi phát hiện những vùng có cây  ăn quả, quả bán có tiền như cây  ươi, cây xay… họ còn biết đến đó ở lâu ngày để lượm hái trái. Thế mà chúng ta, đến mùa mè, bắp, keo lai trỗ bông. những người từ phương xa lũ lượt đem ong đến lấy mật mà ta lại không nuôi? Thật uổng phí biết bao!

Không những là cây keo lai, có nhiều loại cây rừng như cây trâm, cây sim, dây chiều. cây cúc dại và biết bao nhiêu loại cây cho phấn mật. kể sao cho xiết. Ngoài ra ở miền Trung còn biết bao nhiêu gò đất hoang vu, chỉ có mồ mả và lùm bụi. Sao ta không tận dụng những gò đất ấy, những lề đường đanh chang chang đổ lửa ấy để trồng những CÂY GÒN.-Một loại cây vừa cho ta bóng mát vừa cung cấp cho ta một nguồn mật dồi dào. Hoa gòn không những có nhiều mật mà còn rất nhiều phấn. Trong hơn 2 tháng của mỗi vụ hoa, đàn ong vừa thu mật vừa  thu phấn, ong tốt vô cùng. Ở nước ta hiện nay chưa có loại cây ăn trái nào có ưu  điểm như thế.

Hơn thế nữa. mật gòn rất ngon. Theo tôi biết. ở miền Nam nước ta có 2 loại mật ong  được xếp vào loại ngon nhất là mật chôm chôm, mật nhãn… nhưng nếu đem so với mật của cây gòn thì kém xa. Mật gòn vừa dẻo (sánh) vừa béo, thơm hơn, ngon hơn rất nhiều. Vào những năm 80- 90 của thế kỷ trước, nhiều vùng còn nhiều cây gòn, tôi từng đưa ong đến đây lấy mật như Bình minh (Vĩnh long), Chợ mới (An giang). Ngày nay không còn nữa - trước đây nó phải nhường chỗ cho cây nhãn, giờ thì bưởi da xanh lại chiếm hết!

Nói đến cây nhãn, tôi mới sực nhớ đến thới kỳ vàng son của nó và cũng là thời kỳ vàng son của nghề nuôi ong ở các tỉnh phía nam. Ngày nay cùng với sự chạy theo thị hiếu, cây giống đổi liên tục, nhiều khi loại cây này trồng chưa kịp thu hoạch, thấy giống khác to hơn đẹp hơn lại đốn bỏ để trồng giống mới, nên những giống cây bản địa xa xưa như cây nhãn da bò, nhãn long không còn nữa, thay vào đó là cây nhãn tiêu, nhiều trái hơn nhưng ít mật và mật lại không thơm như các giống cũ. Thế rồi đến nay, một phần vì chết yểu, một phấn bị nạn chổi rồng người ta đốn bỏ gần như 90%. Những cây còn lại chưa kịp đốn cũng sống vất vưởng, hoa trái chẳng bao nhiêu thì mật đâu đẻ ong lấy?

Vói cây mận cũng thế, ngày xưa ở miền Nam, nơi nào, nhà nào cũng trồng mận. Đến mùa, trái chín đỏ rực như một vườn hoa! Các giống mận xưa như hồng đào đá, hồng đào huyết, mận da người... vừa cho phấn, vừa cho mật rất nhiều. Vì thế vào khoảng tháng 8 Âm lịch, khi mùa gió chướng bắt đầu là có thể quay mật được. Giờ đây cũng như tình trạng cây nhãn. Các giống mận xưa lại được thay bằng các giống mận Ấn độ, rồi An phước, không hiếu vì sao ong mật lại chê không lấy phấn mật của các loại mận này. Và cũng bị tình trạng suy thoái như những cây nhãn với nạn ruồi đục trái phá hại, các giống mận này cũng đang đến thời kỳ tiêu vong!

Ngoài tác hại đổi giống nói trên, nghề nuôi ong mật ở đây còn chịu ảnh hưởng xấu của việc xử lý ra hoa trái vụ! Với sự hiểu biết “lõm bõm”, mạnh ai nấy làm, ngày nay cây trái không còn mùa vụ nhất định như xưa nữa,mà hầu như quanh năm. Vì thế cây ra hoa lai rai, lúc nào cũng có nên vụ mật kéo dài, nuôi ong dễ nhưng không có mật nhiều cùng lúc để lấy! Và đây cũng chính là nguyên do ngày nay các trại ong ngoại phải đưa ong ra tận miền Bắc, miềnTrung hay  Tây nguyên,xa xôi để đánh mật.

Tất cà những gì tôi đã dài dòng kể lể trên đây không ngoài mục đích giải thích cho mọi người thấy ở miền Nam ngày nay không còn là nơi lỳ tưởng trong nghề nuôi ong mật nữa! Bỡi lẽ nhiều nguồn mật bị cạn kiệt.Đất đai đã tận dụng hết không còn chỗ nào để có thể trồng chen bất kỳ cây gì có thể có ngườn mật dồi dào như cuối thế kỷ 20 nữa. Họa chăng chỉ cỏn nguồn mật cao su nhiều ở Long khánh, Đồng nai... Cây tràm ở Đồng tháp, Long an nhưng cây tràm ngày nay cũng có chiều hường suy giảm nhiều, bởi phải nhiều năm mới thu hoạch, lợi nhuận không cao,nên nhiều nơi đã bị người nông dân đốn bỏ để trồng lúa, hoa màu hay cây ăn trái... thu lợi trước mắt hoặc nhanh hơn. Ngoài ra còn có cây cà phê, nhưng cây cà phê chỉ cho nhiều phấn, dưỡng ong tốt chứ không được nhiều mật.

Tôi tin rằng từ nay về sau, nếu biết khai thác, biết tận dụng những vùng đất đai, gò bãi bạt ngàn để trồng những loại cây vừa cho gỗ, vừa cho mật như cây keo lai, cây gòn thì miền Trung mới chính là Thiên đường của loài  ong mật!Trong tương lai không xa, chùng nào những đồi núi bạt ngàn trơ trụi kia, những gò bãi khắp nơi để trâu bò đứng vì không có cỏ gặm kia, được bao trùm bỡi nhũng rừng keo lai, những rừng cây gòn (Bởi chỉ có những loại cây này mới trồng được, mới sống nổi trong điều kiện đất đai cằn cỗi, nắng hạn kéo dài và khắc nghiệt như ở miền Trung.)

Tiếc thay, ngày nay khắp nơi trong nước ta, cây gòn không còn thấy nhiều nữa! Một phần - ở miền Nam, như đã nói trên - đốn gòn để trồng nhãn. trồng bưởi da xanh. Và trong giai  đoạn cấm khai thác cây rừng thì nhiều người đã khai thác triệt để cây gòn để đóng Palet (kệ). Hơn thế nữa, ngày nay nhiều người không biết trồng cây gòn để làm gì? Nhiều năm về trước,  khi đi lấy mật gòn ở Bình minh tôi nghe họ nói ngoài việc cây gòn cho trái để dồi gối nệm rất êm và mát. trái gòn non còn dùng cho cá ăn, lá gòn phơi khô dã nhỏ làm nhang. và thân cây làm guốc… Như thế tất cả đều đươc tận dụng và biết đâu với cách tẩm hóa chất làm cho gỗ cứng hơn, gỗ cây gòn cũng sẽ được dùng vào nhiều việc khác. Nhưng dù cho cây gòn.chỉ cho ta nguồn phấn mật để nuôi ong. lợi tức do nó đem lại đã quá nhiều rồi. Tôi thứ tính cho các bạn xem:Một cây gòn trồng từ 4-5 năm. cò gốc to cỡ bằng gốc dừa, trung bình mỗi cây có thể cung cấp cho 1 đàn ong phát triển và khai thác mật với 5 lần quay, ít nhất là 3 lít mật! Và như thế số lượng mật thu về sẽ tăng theo số cây cùng với số ong có được.và mỗi năm cây càng lớn số lượng mật sẽ nhiều hơn. Một ưu thế đặc biệt hơn của cây gòn với các loại cây trồng khác là nguồn mật hằng năm luôn ổn định,không có năm được năm thất,có mùa vụ rõ rệt. không  có thuốc trừ sâu… như thế thì còn gì hơn nữa?

Vả lại cây gòn rất dễ trồng - Đầu mùa mưa ta chỉ cần chặt nhánh cắm là nó sống, hoặc đến mùa trái gòn khô. lấy hột gieo, tưới, chăm sóc, đến đầu mùa  mưa  nhổ đem trồng là đươc. Rồi theo tháng, năm, chúng lớn dần, càng lớn càng cho nhiều mật chớ nào có tốn công chăm sóc như các loại cây trồng khác?

(Vào năm 1996, khi về lại quê nhà, với ý đồ giúp cho người dân quê ta cải tiến nghề nuôi ong quá lạc hậu, bảo thủ, chỉ biết tuân thủ cách “xưa bày nay làm” nghìn đời không thay đổi. Tôi đã đem về nhiều hột gòn gieo ương cả đám, nhưng rồi vì nạn Eunino đành bỏ cuộc.)

Tôi tin rằng nếu tất cả mọi người dân quê ta, ý thức được vấn đề này hoặc được các vị lãnh đạo các câp trong ngành  nông nghiệp lưu tâm khuyến khích giúp đõ thì chẳng bao lâu - chậm lắm là cuối Thế kỷ này quê nghèo miền Trung khắp các núi trọc, gò khô, sẽ được rợp mát nhờ nhũng cây gòn, hằng năm đem về trăm, ngàn tấn mật giúp cho người dân có nguồn thu nhập lớn và ổn định. đồng thời giúp cho nước ta có một thương hiệu MẬT GÒN VIỆT NAM  thơm ngon, siêu sạch. không một nước nào cạnh tranh được. Viễn cảnh như thế sáng lạn biết chừng nào?

Nhấn vào đây để xem tiếp

Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật

Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang